Lãnh đạo tập đoàn nhà nước phải công khai thu nhập hằng năm
Đây là một trong những quy định mới đáng chú ý của dự luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi được Tổng thanh tra Chính phủ thừa ủy quyền Thủ tướng trình tại phiên họp sáng nay 26.10, của Quốc hội.
Phiên họp Quốc hội sáng 26.10 – Ảnh: Ngọc Thắng
Dự luật PCTN sửa đổi quy định: Từ ngày 1 – 30.4 hằng năm, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm công khai vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào các công ty con, c ông ty liên kết các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính vốn vay ưu đãi báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán việc lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý danh tính, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước… cũng phải công khai trong thời gian từ 1 – 30.4 hằng năm.
Cũng liên quan đến các quy định về công khai, minh bạch, điều 16 dự luật PCTN sửa đổi quy định: Việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương phải lấy ý kiến nhân dân và được HĐND cùng cấp xem xét, quyết định.
Đồng thời, việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân quy định nói trên phải được công khai để nhân dân giám sát và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Nội dung phải công khai bao gồm mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
Việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân vì mục đích từ thiện, nhân đạo cũng được thực hiện tương tự quy định trên.
Video đang HOT
Theo xahoi
Tín nhiệm thấp được xin từ chức
Sáng 23/10, trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nương đã trình QH dự thảo nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo đó, qua lấy phiếu tín nhiệm, người bị tín nhiệm thấp có thể xin từ chức người bị hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp sẽ bị đưa ra bỏ phiếu để bãi nhiệm.
Lấy phiếu trên diện rộng
Theo tờ trình, việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm là để đánh giá mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ đánh giá tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn gồm: việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Về đối tượng, Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn sau đây: chủ tịch nước, phó chủ tịch nước chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tổng Kiểm toán Nhà nước.
Hội đồng Dân tộc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các phó chủ tịch, các ủy viên của Hội đồng Dân tộc. Các ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các phó chủ nhiệm, các ủy viên của ủy ban mình.
Hội đồng nhân dân thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của ủy ban nhân dân. Các ban của hội đồng nhân dân thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với phó trưởng ban và các ủy viên của ban mình.
Bà Nguyễn Thị Nương
Bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể
Dự thảo nghị quyết quy định: Quốc hội, hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm tại kỳ họp đầu năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các ban của hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm tại phiên họp toàn thể của cơ quan mình, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ.
Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể. Trên phiếu thể hiện tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm trung bình", "tín nhiệm thấp" và "chưa có ý kiến".
Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá mức "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức, hoặc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm trong trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" người được lấy phiếu tín nhiệm 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp".
Nếu dự thảo nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này thì sẽ có hiệu lực thi hành từ năm 2013.
Theo 24h
Ba điểm cộng cho Quốc hội Diễn ra vào thời điểm "hậu" Hội nghị Trung ương 6, kỳ họp Quốc hội khai mạc sáng nay hứa hẹn sẽ cực nóng, với 3 đổi mới... Kỳ họp thứ tư của Quốc hội diễn ra giữa bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội được nhìn nhận là rất khó khăn. Khi mà tại hầu hết các cuộc tiếp xúc...