Lãnh đạo quân đội Thái từ chối gặp thủ lĩnh biểu tình
Tổng tư lệnh Lục quân Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha tối qua từ chối gặp thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban, nhằm tránh gây hiểu nhầm rằng quân đội ủng hộ phe chống chính phủ.
Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Ảnh: AP
“Thời điểm này quân đội đang đứng giữa hai phe đối lập. Nếu như chúng tôi không làm rõ lập trường trung lập của mình, thì sẽ rất nguy hiểm”, Bangkok Post dẫn lời phát biểu của Tướng Prayuth. “Chúng ta phải kiên nhẫn, giữ bình tĩnh và làm mọi việc một cách cẩn trọng. Quyết định là do tất cả các chỉ huy quân đội cùng đưa ra”.
Tổng Tư lệnh lực lượng lục quân Prayuth từng đề xuất dàn xếp cuộc đàm phán giữa chính phủ và người biểu tình, nhưng nhấn mạnh hai bên trước hết cần kết thúc đối đầu.
Video đang HOT
Ông Suthep hôm qua yêu cầu được gặp các lãnh đạo quân đội và cảnh sát quốc gia, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ với chủ trương phế bỏ cơ chế bầu cử dân chủ và thành lập “Hội đồng Nhân dân”.
“Nhiều quan chức có lẽ chưa hiểu mục đích là cải cách đất nước, bởi họ chưa có cơ hội gặp chúng tôi. Vì vậy, cuộc hội đàm với lãnh đạo giới an ninh và quân sự là cần thiết để họ hiểu phương pháp tiếp cận vấn đề của chúng ta và đưa ra quyết định”, ông Suthep hôm qua phát biểu trước hơn 1.000 người biểu tình tại Bangkok.
Suthep cũng cho biết, ông sẽ gặp mặt lãnh đạo các tập đoàn lớn, cũng như các nhân sĩ nổi tiếng trong nước như cựu thủ tướng Anand Panyarachun và học giả Prawase Wasi, để trưng cầu ý kiến về đường hướng cải cách chính trị.
Trong cuộc họp báo hôm qua với các phóng viên nước ngoài, Thủ tướng Yingluck Shinawatra cho rằng quân đội sẽ không tiến hành một cuộc đảo chính như 7 năm về trước. Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck, bị phế truất trong cuộc đảo chính của quân đội năm 2006, khi Thái Lan cũng ở trong tình trạng bất ổn chính trị và bạo lực đường phố.
Bà Yingluck hôm 9/12 tuyên bố giải tán Quốc hội và tiến hành tổng tuyển cử sớm, như một nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia này. Thời gian bầu cử được ấn định vào ngày 2/2/2014 và bà Yingluck vẫn đảm nhiệm vai trò thủ tướng cho đến thời điểm trên.
Tuy nhiên, quyết định trên của bà Yingluck cũng không thể xoa dịu lãnh đạo biểu tình Suthep, bởi theo ông này, cơ chế bầu cử dân chủ hiện nay không thể tránh khỏi khả năng một chính phủ thân Thaksin được bầu lên cầm quyền.
Theo VNE
Phe biểu tình Thái Lan ra điều kiện bầu cử
Ngày 11.12, phe biểu tình ở Thái Lan đòi phải thực hiện cải cách trong quy chế bầu cử ở nước này trước khi tiến hành tổng tuyển cử mới như quyết định của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Người biểu tình dựng trại gần tòa nhà chính phủ Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
Thủ lĩnh Suthep Thaugsuban tuyên bố đó là "điều cần thiết để đất nước không lọt vào vòng xoáy nham hiểm", ý muốn nói đến khả năng đảng Puea Thai sẽ lại chiến thắng và người thuộc dòng họ Shinawatra tiếp tục lãnh đạo đất nước.
Suốt nhiều năm qua, các đảng chính trị của người nhà Shinawatra và đồng minh luôn chiến thắng trong hầu hết các cuộc bầu cử nên những người chống đối thường tuyên bố Thái Lan rơi vào tình trạng "gia đình trị". Theo một số chuyên gia, phe biểu tình lo lắng rằng với quy chế bầu cử như hiện nay thì họ chắc chắn sẽ thất bại.
Trong một diễn biến liên quan, hôm nay 12.12 là ngày ông Suthep và cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva phải đến trình diện tòa hình sự về cáo buộc liên quan tới cái chết của hơn 90 người trong đợt bạo động năm 2010. Tuy nhiên, người phát ngôn của phe biểu tình tuyên bố ông Suthep sẽ không đến tòa. Ngoài ra, cảnh sát quốc gia Thái Lan đã đề nghị cơ quan điều tra đặc biệt bắt ông này với cáo buộc phản loạn.
Theo TNO
Nữ Thủ tướng Thái đứng trước thách thức lớn Thủ lĩnh phong trào biểu tình của phe đối lập Thái Lan - ông Suthep Thaugsuban tối qua (6/12) đã lên tiếng kêu gọi người dân trên khắp cả nước tham gia vào một cuộc biểu tình lớn vào ngày 9/12 tới trong một nỗ lực mà ông này gọi là "trận quyết chiến cuối cùng với chính phủ" của nữ Thủ tướng...