Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ ủng hộ ‘lật kèo’ bầu cử
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ McCarthy ủng hộ việc thách thức kết quả kiểm phiếu của đại cử tri trong phiên họp quốc hội ngày 6/1.
“Tôi nghĩ sẽ đúng đắn khi chúng ta có một cuộc tranh luận. Ý tôi là mọi người đang chứng kiến các thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ xác nhận sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu. Chúng ta đâu còn cách nào khác để thay đổi các vấn đề bầu cử?”, lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ, thành viên đảng Cộng hòa Kevin McCarthy, cho biết hôm 3/1.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks hồi tháng trước đã công bố kết hoạch thách thức kết quả kiểm phiếu của đại cử tri trong phiên họp quốc hội ngày 6/1. Hơn 100 hạ nghị sĩ và hàng chục thượng nghị sĩ được cho là sẽ tham gia vào kế hoạch này. Phó tổng thống Mike Pence, người chủ trì phiên họp ngày 6/1, cũng ra tín hiệu ủng hộ nỗ lực “lật kèo” bầu cử.
Những đồng minh của Tổng thống Mỹ khẳng định dù các tòa án đã bác mọi thách thức pháp lý từ chiến dịch Trump, quốc hội nên giữ quyền tài phán đối với vấn đề này. Họ cho rằng ngày 6/1 sẽ là thời điểm thích hợp để đưa ra các cáo buộc của Trump.
Video đang HOT
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại thủ đô Washington hồi tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, kế hoạch “lật kèo” bầu cử cũng vấp phải sự phản đối của nhiều đảng viên Cộng hòa. Hạ nghị sĩ Liz Cheney đã phản đối động thái này, cho rằng nó có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm và gieo rắc nghi ngờ vào nền dân chủ.
“Sự phản đối như vậy sẽ đặt ra tiền lệ vô cùng nguy hiểm, có thể đánh cắp trách nhiệm của các bang trong việc lựa chọn tổng thống và thay vào đó lại trao quyền này cho quốc hội. Điều này hoàn toàn trái ngược với hiến pháp và niềm tin cốt lõi của chúng ta”, Cheney khẳng định.
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cũng từng kêu gọi các đảng viên Cộng hòa không ủng hộ nỗ lực thách thức kết quả bầu cử và khẳng định điều đó “không phải lợi ích tốt nhất của mọi người”. McConnell đã công nhận Joe Biden là Tổng thống đắc cử.
Trước thềm cuộc họp quốc hội ngày 6/1, Trump cùng đồng minh vẫn tiếp tục các kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử, bất chấp các tòa án, thống đốc, quan chức bầu cử, Bộ Tư pháp và nhiều cơ quan trong chính quyền Mỹ đều khẳng định không tìm ra bằng chứng gian lận bầu cử hồi tháng 11.
Pelosi tái đắc cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Nancy Pelosi, nữ Chủ tịch Hạ viện Mỹ duy nhất, tiếp tục được bầu vào vị trí này với chiến thắng sít sao hôm 3/1.
Pelosi, 80 tuổi, giành chiến thắng với 216 phiếu bầu, trong khi đối thủ của bà, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy, nhận được 209 phiếu. Pelosi đã đảm bảo nhiệm kỳ thứ tư không liên tiếp trong vị trí Chủ tịch Hạ viện và có lẽ cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của bà ở vị trí này.
"Chúng ta bắt đầu bầu quốc hội mới trong khoảng thời gian khó khăn bất thường. Ưu tiên cấp thiết nhất của chúng ta là tiếp tục đánh bại Covid-19 và chúng ta sẽ làm được", Pelosi nói, thêm rằng hơn 20 triệu người Mỹ đã nhiễm nCoV, trong đó hơn 350.000 người tử vong.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi trong cuộc họp tại thủ đô Washington hôm 3/1. Ảnh: AFP.
Chủ tịch Pelosi cũng lưu ý tới sự đa dạng trong Hạ viện Mỹ hiện nay, với kỷ lục 122 thành viên là nữ giới sau 100 năm phụ nữ giành được quyền bầu cử. "Điều đó đem lại cho tôi niềm tự hào lớn lao", bà nhấn mạnh.
Cuộc bỏ phiếu ngày 3/1 kéo dài nhiều giờ do các nghị sĩ được yêu cầu chỉ bỏ phiếu theo nhóm vài chục người trong bối cảnh phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội vì Covid-19. Tổng cộng 5 nghị sĩ Dân chủ đã không bỏ phiếu cho bà Pelosi.
Dù để mất 13 ghế hạ nghị sĩ vào tay đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ vẫn tiếp tục nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ với 222 ghế, tỷ lệ đa số nhỏ nhất trong nhiều thập kỷ. Phe Cộng hòa trong khi đó đã giành được 211 ghế tại Hạ viện.
Hạ viện Mỹ gồm 435 ghế, song tổng số phiếu bầu hôm 3/1 là 427 phiếu, do một số hạ nghị sĩ bị cách ly do Covid-19 và cuộc đua vào Hạ viện ở New York vẫn chưa ngã ngũ. Hạ nghị sĩ đắc cử của bang Louisiana Luke Letlow cũng qua đời vì biến chứng Covid-19 tuần trước, chỉ vài ngày trước khi ông tuyên thệ nhậm chức.
'Cú bắt tay' muộn màng của lưỡng đảng Mỹ Gói cứu trợ Covid-19 mới trị giá 900 tỷ USD của quốc hội Mỹ dường như đến quá muộn màng, không kịp cứu giúp nhiều gia đình và doanh nghiệp. Dù 4 lãnh đạo thượng viện và hạ viện Mỹ của lưỡng đảng đã hoàn thành thỏa thuận cứu trợ Covid-19 hôm 20/12, nội dung của nó vẫn trong quá trình hoàn thiện...