Lãnh đạo Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) đăng ký bán ra cổ phiếu
Lãnh đạo cấp cao tại Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã chứng khoán: DCM – sàn HOSE) đăng ký bán ra cổ phiếu.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Hạnh, Ủy viên Hội đồng Quản trị DCM đăng ký bán ra 45.000 cổ phiếu trong tổng 51.500 cổ phiếu đang sở hữu, nếu giao dịch thành công ông chỉ còn sở hữu 6.500 cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 23/11 đến 22/12.
Được biết, trong quý III/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.019 tỷ đồng và lãi ròng đạt gần 101 tỷ đồng, lần lượt tăng 36% và gấp 15 lần cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Công ty đạt mức 5.458 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ; trong đó, doanh thu từ Urê chiếm gần 4,442 tỷ đồng, tăng 18%. Lãi ròng đạt gần 460 tỷ đồng, tăng 49% so cùng kỳ.
Với các chỉ tiêu đề ra cho năm nay, DCM đã thực hiện 69% về doanh thu và vượt gần 8 lần về lợi nhuận sau thuế. Vượt xa kế hoạch lợi nhuận một phần là do kế hoạch năm 2020 quá thận trọng (chỉ tiêu lãi sau thuế chưa tới 52 tỷ đồng, giảm 88% so với thực hiện năm trước).
Video đang HOT
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/11, cổ phiếu DCM giảm 100 đồng về 12.400 đồng/cổ phiếu.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch ngày 18/5: Thị trường có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh
Chỉ báo MACD trên khung thời gian ngày tiếp tục duy trì xu hướng tăng, đồng thời nằm trên mức 0 và đường tín hiệu cho thấy thị trường vẫn còn dư địa tăng điểm. Tuy vậy, chỉ báo Stochastic Oscillator và RSI trên khung thời gian ngày đều cho thấy sự sụt giảm từ vùng quá mua.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 18/5.
CTCK MB - MBS
Áp lực chốt lời đã không làm thị trường giảm điểm trong khi độ rộng thị trường vẫn tích cực cho thấy dòng tiền mới vẫn kỳ vọng thị trường sẽ mở rộng đà tăng.
Trong kịch bản tích cực, nhịp tăng mới sẽ tiếp tục nếu thị trường vượt thành công ngưỡng 840 điểm, trong kịch bản cơ sở thị trường có khả năng duy trì trạng thái dao động trong vùng từ 820 điểm đến 840 điểm và dòng tiền có sự xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.
CTCK Bảo Việt - BVSC
Trên khung đồ thị tuần, kết thúc tuần giao dịch này VN-Index đã tăng vượt lên trên đường kháng cự nối 2 đáy vào 07/06/2018 và đáy vào ngày 01/04/2019.
Chỉ báo MACD cũng đã tiếp tục duy trì xu hướng tăng và cắt lên trên đường tín hiệu - cho thấy khả năng xu hướng hồi phục về trung hạn có thể sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.
Tuy vậy, chỉ báo Stochastic Oscillator trên khung thời gian này lại đã cắt xuống dưới đường tín hiệu tại vùng quá mua. Do vậy, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn, đặc biệt là tại các phiên trong tuần sau.
Trên khung đồ thị ngày, mặc dù thị trường giảm điểm trong phiên 15/5, nhưng xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn về cơ bản vẫn được duy trì với sự hiện diện của đường xu hướng dốc lên bắt đầu từ ngày 01/04/2020.
Chỉ báo MACD trên khung thời gian này tiếp tục duy trì xu hướng tăng, đồng thời nằm trên mức 0 và đường tín hiệu cho thấy thị trường vẫn còn dư địa tăng điểm.
Tuy vậy, chỉ báo Stochastic Oscillator và RSI trên khung thời gian ngày đều cho thấy sự sụt giảm từ vùng quá mua.
Điều này cùng cố thêm về kết luận thị trường có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong các phiên tuần sau.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/5 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 18/5 của các công ty chứng khoán. Khuyến nghị mua cổ phiếu NT2 CTCK KB Việt Nam (KBSV) Tổng công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2: HSX) là nhà máy điện khí lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam với...