Lãnh đạo Nga, Pháp bàn về tình hình an ninh tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Điện Kremlin ngày 11/9 thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận tình hình an ninh tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) ở Ukraine.
(Hình ảnh vệ tinh công bố bởi Maxar Technologies ngày 29/8/2022): Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Enerhodar, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn thông báo được đăng tải trên trang web của Điện Kremlin cho biết trong cuộc điện đàm, lãnh đạo hai nước đã bày tỏ sẵn sàng cho “hoạt động tương tác phi chính trị hóa” về vấn đề trên với sự tham gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Trước đó cùng ngày, Energoatom – công ty vận hành ZNPP và giới chức tỉnh Zaporizhzhia – tuyên bố lò phản ứng cuối cùng còn hoạt động tại cơ sở này đã đóng cửa, đánh dấu việc nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ngừng hoạt động hoàn toàn.
Video đang HOT
ZNPP nằm dưới sự kiểm soát của Nga từ tháng 3 vừa qua. Trong những ngày gần đây, tại khu vực này đã xảy ra nhiều vụ tấn công quân sự. Các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy cũng dần lần lượt ngắt kết nối với mạng lưới điện quốc gia. Hiện Nga và Ukraine đang cáo buộc lẫn nhau pháo kích ZNPP.
Trong diễn biến liên quan, cũng trong ngày 11/9, IAEA xác nhận một đường dây điện dự phòng cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã được khôi phục, cung cấp nguồn điện bên ngoài cần thiết để làm mát các lò phản ứng của cơ sở này.
Trên mạng xã hội Twitter, IAEA nêu rõ đường dây điện dự phòng được khôi phục từ hôm 10/9 để đảm bảo nguồn cung cấp điện cần thiết cho nhà máy sau khi công ty vận hành quyết định đóng cửa lò phản ứng còn hoạt động cuối cùng của ZNPP. Trước đó, khi ZNPP bị ngắt kết nối với lưới điện thì lò phản ứng cuối cùng đảm nhiệm vai trò cung cấp cho nhà máy nguồn điện cần thiết.
Hội nghị Thượng đỉnh G7: Ngày đầu tiên thảo luận về kinh tế toàn cầu, bảo vệ khí hậu, đối ngoại và an ninh
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
Tại hội nghị năm nay, ngoài lãnh đạo các nước G7 (gồm Đức, Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Canada và Mỹ), Đức - với vai trò Chủ tịch G7, còn mời thêm lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), Liên hợp quốc (LHQ) và một số đối tác tham dự.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại lâu đài Elmau bên chân núi Wetterstein xinh đẹp được dãy Alps bao quanh, Thủ tướng Đức Olaf Scholz chào đón tổng cộng 11 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ các nước. Dự kiến, cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ là một trong những chủ đề nổi bật tại hội nghị. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng năng lượng, nguy cơ xảy ra nạn đói ở các khu vực, đặc biệt tại Đông Phi, cũng như vấn đề bảo vệ khí hậu sẽ là những nội dung chi phối hội nghị.
Chiều tối 25/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Bayern, trong khi các nhà lãnh đạo EU và những nước G7 còn lại tới Đức trong ngày 26/6. Các khách mời đến từ châu Á và châu Phi sẽ tới Đức trong ngày 27/6.
Theo kế hoạch, trước giờ khai mạc hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ có cuộc thảo luận riêng với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ngoài quan hệ song phương, các chủ đề tại Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra sau đó ở Tây Ban Nha cũng sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc gặp.
Chủ đề chính trong ngày đầu tiên của Hội nghị G7 là tình hình kinh tế thế giới, bảo vệ khí hậu cũng như chính sách đối ngoại và an ninh, trong đó có các biện pháp trừng phạt Nga liên quan cuộc chiến ở Ukraine. Trong ngày thứ hai, chủ đề nổi bật sẽ là cuộc chiến ở Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng sẽ tham dự Hội nghị bằng hình thức trực tuyến. Sau đó, Thủ tướng Scholz sẽ tiếp đón lãnh đạo khách mời đến từ 5 quốc gia là Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi, Senegal và Argentina.
Theo Thủ tướng Scholz, G7 là sự liên kết các nền dân chủ mạnh nhất về kinh tế trên thế giới và lý do cho việc mời lãnh đạo 5 nước ngoài G7 tham dự là do "các nền dân chủ tương lai là ở châu Á và châu Phi". Một chủ đề khác trong ngày làm việc thứ hai được cho là cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine cũng như vấn đề bảo vệ khí hậu. Thủ tướng Scholz đang kỳ vọng đạt được tiến bộ liên quan tới đề xuất hình thành một câu lạc bộ khí hậu cho tất cả những quốc gia đặt mục tiêu trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.
Trong ngày thứ ba và là ngày cuối cùng của Hội nghị, G7 sẽ ra một tuyên bố chung kết thúc hội nghị sau khi thảo luận về trật tự thế giới sau cuộc xung đột ở Ukraine và vấn đề số hoá.
Trước và trong quá trình diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến sẽ có hàng chục cuộc biểu tình chống G7 cũng như nêu các yêu sách đối với Hội nghị này như loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, bảo tồn sự đa dạng động thực vật, công bằng xã hội và chống lại nạn đói. Trong một diễn biến mới nhất, chiều 25/6 tại thành phố Mnchen, hàng nghìn người cũng đã tham gia tuần hành ở khu trung tâm thành phố. Đụng độ nhẹ giữa cảnh sát và người biểu tình cũng đã xảy ra khi người biểu tình quá khích tấn công cảnh sát khiến một số người bị bắt giữ.
Đây là lần thứ hai, lâu đài Elmau được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 (trước đó là vào năm 2015) và là lần thứ bảy, Đức đóng vai trò chủ nhà của Hội nghị quan trọng này. G7 có lịch sử từ năm 1975, ban đầu chưa có Canada tham gia. Hội nghị thượng đỉnh của G7 diễn ra thường niên và do nước giữ chức Chủ tịch luân phiên G7 năm đó tổ chức, do vậy vai trò của quốc gia Chủ tịch rất được coi trọng, đặc biệt trong việc lập chương trình nghị sự của Hội nghị. Khi giữ vai trò Chủ tịch G7 đầu năm nay, Đức đã đặt mục tiêu đạt "Tiến bộ vì một thế giới công bằng". Đức cũng muốn "củng cố vai trò của G7 với tư cách là cầu nối và trung gian hòa giải cho hòa bình và an ninh".
Nga không tham gia Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân Ngày 24/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Moskva sẽ không tham gia Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin TASS của Nga, khẳng định trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đưa ra sau khi kết thúc hội nghị đầu...