Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có thể gặp nhau vào tháng tới
Ngày 6/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập khả năng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 tới ở San Francisco dù hiện chưa ghi nhận tiến triển trong thu hẹp bất đồng giữa hai nước liên quan nhiều vấn đề ngoại giao và kinh tế quan trọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc gặp ở Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết dù hai bên chưa lên kế hoạch cụ thể nhưng có khả năng ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), dự kiến diễn ra tại San Francisco vào giữa tháng 11 mà ông chủ trì.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng từng nhiều lần thể hiện mong muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm nay cũng như bày tỏ ý định tìm cách “quản lý một cách phù hợp” những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giới quan sát nhận định Hội nghị Cấp cao APEC sắp tới là dịp phù hợp nhất để hai nhà lãnh đạo gặp nhau trước khi Tổng thống Biden bận rộn với chiến dịch tái tranh cử trong năm 2024. Tháng trước, phát biểu tại kỳ họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York, Tổng thống Biden cho biết Washington mong muốn “quản lý một cách có trách nhiệm” sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc để không biến thành xung đột, tái khẳng định chính quyền của ông mong muốn theo đuổi các mối quan hệ “giảm nguy cơ” chứ không phải là “tách rời” với Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông đã tới Washington vào cuối tháng 9. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Tôn Vệ Đông đã có cuộc trao đổi “thẳng thắn, chuyên sâu và mang tính xây dựng” với ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Tháng trước, khi làm việc tại New York trong khuôn khổ ĐHĐ LHQ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã nhất trí với Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính về việc duy trì các kênh liên lạc mở và tổ chức các hoạt động tiếp xúc cấp cao song phương trong những tuần sau đó. Trước đó, Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) cũng đã có cuộc họp kéo dài 12 tiếng tại Malta, thảo luận về những vấn đề mà hai bên còn mâu thuẫn. Các quan chức chính phủ hai nước cũng được cho là sẽ tăng cường tiếp xúc trong những tuần tới.
Các trợ lý hàng đầu của ông Biden bị thẩm vấn trong vụ tài liệu mật
Công tố viên đặc biệt điều tra việc Tổng thống Mỹ Joe Biden xử lý tài liệu mật đã tìm hiểu các thuộc cấp và bản thân ông Biden có tuân thủ các quy trình bảo mật hay không.
Robert K. Hur, công tố viên đặc biệt phụ trách cuộc điều tra, đã thẩm vấn nhiều quan chức thuộc hàng cấp cao nhất của Nhà Trắng và nội các Mỹ trong 9 tháng qua, sau vụ phát hiện tài liệu mật tại văn phòng từng dành cho ông Biden ở một tổ chức nghiên cứu cũng như tại nhà riêng của ông, theo tường thuật của báo The New York Times ngày 28.9.
Tờ báo dẫn các nguồn tin nắm rõ vấn đề cho biết những người được ông Hur thẩm vấn bao gồm các quan chức đã làm việc với ông Biden cả ở giai đoạn cuối của chính quyền Tổng thống Barack Obama lẫn hiện tại. Hai cái tên nổi bật trong số đó là Steve Ricchetti, một quan chức hàng đầu tại Nhà Trắng, và Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh REUTERS
Các công tố viên cũng đã thẩm vấn Ngoại trưởng Antony Blinken, người từng là cố vấn chính sách đối ngoại quan trọng của ông Biden trong nhiều thập niên; Ron Klain, người từng giữ chức chánh văn phòng Nhà Trắng cho đến đầu năm nay, và Michael R. Carpenter, cựu giám đốc điều hành của Trung tâm Penn Biden, hiện là đại sứ của Mỹ bên cạnh Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Cuộc điều tra chủ yếu tập trung vào việc xác định trình tự thời gian của việc lưu trữ các tài liệu nhạy cảm tại văn phòng tổ chức nghiên cứu ở Washington DC (được thiết lập cho ông Biden sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ phó tổng thống thời Obama) và tại nhà riêng của vợ chồng ông ở bang Delaware, theo các nguồn tin.
Các nguồn tin cho hay đội ngũ của ông Hur cũng đã xem xét kỹ lưỡng liệu các trợ lý lâu năm của ông Biden và bản thân tổng thống có tuân thủ quy trình bảo mật trong việc xử lý và lưu trữ các tài liệu chính phủ cũng như ghi chép riêng của ông Biden trong thời gian ông làm phó tổng thống hay không.
Một trong những vấn đề gai góc nhất chưa được giải quyết là liệu ông Biden có chấp nhận để ông Hur thẩm vấn hay không, việc thường diễn ra trong giai đoạn cuối của một cuộc điều tra như vậy. Ông Biden cũng có thể trả lời các câu hỏi bằng văn bản hoặc tương tác với nhóm của ông Hur thông qua đội ngũ luật sư Nhà Trắng và luật sư riêng của ông.
Ông Biden dự đoán sẽ "tái đấu" ông Trump trong cuộc đua tổng thống năm 2024
Cuộc điều tra của ông Hur có lẽ không thể so sánh về phạm vi hoặc mức độ nghiêm trọng với cuộc điều tra cựu Tổng thống Donald Trump giữ tài liệu mật tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở bang Florida. Ông Trump đã bị truy tố hình sự với các cáo buộc bao gồm xử lý tài liệu an ninh quốc gia sai cách và thông đồng với hai nhân viên nhằm cản trở nỗ lực của chính phủ trong việc thu hồi tài liệu.
Các luật sư của ông Biden đã ngay lập tức thông báo cho Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ khi phát hiện các tài liệu mật vào cuối năm 2022 và từ đó đã hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ. Ngược lại, ông Trump từ chối yêu cầu của cơ quan lưu trữ, ban đầu chỉ giao nộp một phần những gì ông đã lấy đi, không đáp ứng trát tòa yêu cầu hoàn trả số tài liệu còn lại và cuối cùng bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khám xét nhà và văn phòng của ông.
ĐHĐ LHQ khóa 78: Lãnh đạo thế giới cam kết nỗ lực hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân Ngày 21/9, các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua tuyên bố chính trị mới, trong đó nêu bật cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân từ nay đến năm 2030. Quang cảnh Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bên lề Tuần lễ Cấp...