Lãnh đạo Mỹ, Nhật, Ấn ủng hộ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở cửa
Các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ ngày 30/11 đã gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 và kêu gọi tự do hàng hải mở tại châu Á, trong một động thái thể hiện sự đoàn kết nhằm đối phó với Trung Quốc trong khu vực.
Lãnh đạo Mỹ, Nhật, Ấn gặp nhau bên lề G20 ngày 30/11 (Ảnh: Reuters)
Theo AFP, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm qua đã có cuộc gặp tại thủ đô Buenos Aires, Argentina bên lề thượng đỉnh G20.
Mặc dù cuộc gặp ba bên chỉ kéo dài khoảng 15 phút và nhiều khả năng mang ý nghĩa tượng trưng hơn là lên kế hoạch một chiến lược, nhưng nó diễn ra vào thời điểm cả ba nước đều bày tỏ những lo ngại về một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.
Ấn Độ và Nhật Bản đều có các mâu thuẫn lãnh thổ kéo dài với Trung Quốc, trong khi ông Trump từ lâu đã có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh về thương mại và nhiều lần bày tỏ các quan ngại về lập trường ngày càng cực đoan của Trung Quốc tại Biển Đông.
“Nhật, Mỹ và Ấn Độ chia sẻ các giá trị cốt lõi và các lợi ích chiến lược”, Thủ tướng Abe nói. “Bằng việc ba chúng ta hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ mang tới sự thịnh vượng và ổn định hơn trong khu vực và cũng như trên thế giới”.
Còn Thủ tướng Modi nhấn mạnh rằng từ JAI (viết tắt của Nhật Bản (J), Mỹ (A) và Ấn Độ (I) trong tiếng Hindi là “trường thọ”.
Ấn Độ, dù có nhiều thập niên tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, trước đây thường tránh tham gia liên minh với các cường quốc thế giới.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc gặp 3 bên “đã tái khẳng định tầm quan trọng của tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do vì sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu, và cam kết làm sâu sắc hơn sự hợp tác 3 bên”.
Chính quyền của Tổng thống Trump đã thúc đẩy chiến lược “Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do”, một chính sách mà Thủ tướng Abe ủng hộ từ lâu vì ông cho rằng toàn bộ châu Á cần phải được mở cửa đối với tự do hàng hải và thương mại.
Nhưng Thủ tướng Modi và người đồng cấp Nhật Bản dự kiến cũng có các cuộc gặp riêng rẽ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề G20. Tổng thống Trump dự kiến gặp ông Tập vào hôm nay trong cuộc thảo luận được cho là sẽ tập trung vào các tranh chấp thương mại.
An Bình
Video đang HOT
Theo Dantri/ AFP, JIJI
Chi tiết cuộc gặp Trump - Tập ở Buenos Aires dần lộ diện
Mỹ và Trung Quốc tăng tốc các trao đổi trước thềm thượng đỉnh cho thấy cả hai muốn giành thêm lợi thế khi bước đến bàn đàm phán tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại.
Bắc Kinh đã chấp nhận đề xuất của Washington để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tối 1/12 sau khi kết thúc Thượng đỉnh G20 tại Argentina. Các bên cũng thống nhất chọn một khách sạn nổi tiếng ở thủ đô Buenos Aires làm nơi tổ chức buổi ăn tối, tuy nhiên chưa tiết lộ cụ thể địa điểm vì lý do an ninh.
Đội ngũ ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua với thời gian tìm cách thống nhất nội dung cho thượng đỉnh. Cuộc gặp có khả năng tác động đến cục diện quan hệ Mỹ - Trung và chiều hướng kinh tế toàn cầu được các bên thảo luận kỹ lưỡng đến từng chi tiết.
Ai ngồi ăn cùng ông Trump và Tập?
"Khó khăn hiện nay là quyết định ai sẽ ngồi tại bàn đàm phán", một nguồn tin giấu tên tiết lộ với South China Morning Post về công tác chuẩn bị cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo.
Nguồn tin này cho biết các bên đang cân nhắc giữa các phương án cho "1 2" (mỗi lãnh đạo có hai quan chức đi kèm), "1 4" hay "1 6" cho cuộc đàm phán mang tính quyết định tại Buenos Aires. Ông nói phương án "1 6" có khả năng cao sẽ được lựa chọn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cùng dùng bữa tối tại Buenos Aires ngày 1/12. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, các bên còn phải lên danh sách "thực khách" cho bữa ăn tối thượng đỉnh, cân nhắc tác động của họ đến không khí cuộc gặp và kết quả đàm phán. Tính đến ngày 20/11, cả Bắc Kinh lẫn Washington đều chưa xác nhận những nhân vật nào sẽ ngồi cùng ông Tập và ông Trump.
Đối với Tổng thống Trump, việc chọn những trợ lý nào cùng dự cuộc gặp sẽ cần sự cân nhắc kỹ lưỡng. Nội bộ đội ngũ cố vấn của ông đang chia rẽ nghiêm trọng giữa một bên là các quan chức có lập trường "diều hâu", đứng sau những chính sách cứng rắn của Washington nhắm vào Bắc Kinh, và bên con lại là những cố vấn ủng hộ cách tiếp cận ít mang tính đối đầu hơn.
Những người ngồi cùng tổng thống Mỹ trong bữa tối thượng đỉnh có thể bao gồm: Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad, và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng Peter Navarro.
Về phía Trung Quốc, tháp tùng ông Tập đến cuộc họp nhiều khả năng sẽ có Phó thủ tướng Lưu Hạc, Chánh văn phòng Trung ương Đinh Tiết Tường và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh.
Khả năng Mỹ - Trung đình chiến thương mại?
South China Morning Post ngày 19/11 cũng tiết lộ đội đàm phán thương mại của hai nước thống nhất hủy cuộc gặp ở Washington trước thềm G20. Các thảo luận thay vào đó sẽ diễn ra tại Buenos Aires cùng đợt thượng đỉnh.
Theo thông báo ngày 21/11 của bộ Ngoại giao Trung Quốc, Phó thủ tướng Lưu Hạc, người chịu trách nhiệm đàm phán thương mại với Mỹ, sẽ có chuyến công du tại Đức từ ngày 25-29/11. Cùng ngày, người đứng đầu nhóm cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc "sẽ bước đến thời khắc quyết định tại G20".
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Kudlow cũng tiết lộ Tổng thống Trump "tin tưởng Trung Quốc muốn thỏa thuận". Ông đồng thời xác nhận "những liên lạc với mức chi tiết rất cao" đang được chính phủ hai nước tiến hành trên nhiều cấp độ.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross (trái) gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong chuyến đàm phán tại Bắc Kinh tháng 6/2018. Ảnh: Reuters.
Việc chuyển lịch đàm phán từ Washington sang Buenos Aires có thể tăng cơ hội đàm phán đạt được kết quả tích cực. Cả ông Trump và ông Tập sẽ nhận được sự tham vấn kịp thời và quan trọng từ cấp dưới trước khi dùng bữa tối cùng nhau.
Mỹ là phía chủ động đề xuất ngày và nơi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ. Các chuyên gia xem đây là tín hiệu ông Trump cũng muốn ký kết thỏa thuận, tìm cách tạo động lực cho đảng Cộng hòa sau cuộc bầu cử giữa kỳ nhiều sóng gió.
Theo kế hoạch ban đầu, hai nhà lãnh đạo chỉ dự kiến gặp mặt bên lề thượng đỉnh G20. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã đề xuất nâng cấp cuộc gặp trực tiếp thành sự kiện bàn luận và ăn tối sau khi G20 kết thúc. Tổng thống Mỹ cũng muốn các bên ra tuyên bố chung về tất cả những kết quả đạt được tại buổi gặp.
Với quyết định dời cuộc họp sang tối 1/12, hai nhà lãnh đạo sẽ có thêm cơ hội cải thiện mối quan hệ khi dành nhiều giờ cùng tham dự và thảo luận tại diễn đàn G20, cùng dự tiệc chiêu đãi của nước chủ nhà Argentina và các buổi chụp ảnh chung.
"Các bên có thể đi đến một dạng thỏa thuận đình chiến tại Argentina, chủ yếu vì ông Trump và ông Tập đều có những động cơ khác nhau để tạm gác lại xung đột", Matthew Goodman, chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), dự đoán tỉ lệ các bên đạt được thỏa thuận là 51/49.
Tránh tái diễn "sự cố" ở APEC
Bắc Kinh và Washington đang cẩn thận không làm trầm trọng hóa bầu không khí trước thềm cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo.
Họ không muốn tái diễn sự cố như tại diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), tổ chức tại Papua New Guinea tuần qua. Hội nghị cấp cao thường niên đã lần đầu tiên trong 25 năm không đạt được tuyên bố chung vì những bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó chỉ công kích bài diễn văn của Phó tổng thống Mike Pence ở APEC. Cơ quan này hạn chế chỉ trích nhắm đến chính phủ của Tổng thống Trump hoặc bản thân nhà lãnh đạo Mỹ.
Về phần mình, ông Trump cũng tiết chế đáng kể những phát ngôn về Trung Quốc trên tài khoản Twitter cá nhân. Ông đã không lần nào đề cập về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kể từ cuộc điện đàm với ông Tập hồi đầu tháng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại hội nghị cấp cao APEC tuần qua. Ảnh: AFP.
Cuộc gặp sẽ diễn ra đúng vào giai đoạn đối đầu Mỹ - Trung đang leo thang nhanh chóng, mở rộng từ căng thẳng kinh tế lan sang hàng loạt vấn đề an ninh như Đài Loan và Biển Đông. Quan hệ Washington - Bắc Kinh xấu đi đã tác động tiêu cực đến thị trường thế giới, phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm dấy lên những lo ngại về chiến tranh lạnh mới.
Giới quan sát cho rằng Washington và Bắc Kinh đều nhận thấy rõ rủi ro trước mắt và hy vọng đạt được những kết quả đáng kể trong kỳ thượng đỉnh lần này.
"Khó đoán được kết quả thực tế của thượng đỉnh giữa hai ông Trump và Tập. Kịch bản lạc quan nhất là Mỹ và Trung Quốc chấp nhận đình chiến thương mại", Shi Yinhong, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nhận định.
Trong khi đó, ông Liu Weidong hoài nghi khả năng thượng đỉnh thành công. Ông cho rằng kết quả cuộc gặp sẽ khó dự đoán đến tận phút cuối vì không ai nắm rõ phạm vi sẵn sàng thỏa thuận của ông Tập và ông Trump.
"Những biến động trong quan hệ Bắc Kinh - Washington sẽ tiếp diễn. Một bên đang muốn tối đa hóa lợi nhuận, bên còn lại đang tìm cách giảm thiểu thiệt hại", ông nhận định.
Thanh Danh
Theo Zing
Trước khi dự G20, Thái tử Ả Rập bày binh chống đảo chính Ả Rập Saudi được cho là đã triển khai quân đội trước nguy cơ về một cuộc đảo chính sẽ diễn ra khi Thái tử Mohammad bin Salman (MBS) sang Argentina để dự hội nghị G20. Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman. Ảnh: Getty. Theo Daily Star, trước khi rời Ả Rập Saudi để tới Argentina dự hội nghị thượng đỉnh...