Lãnh đạo Lào thăm công trình Tòa nhà Quốc hội do Việt Nam tặng
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều 10/3, Tổng Bí thư, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cùng các quan chức cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào đã đến thăm và kiểm tra tiến độ công trình tòa nhà Quốc hội mới của Lào nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 9 của Lào sẽ diễn ra từ ngày 22 – 26/3 tới.
Tòa nhà Quốc hội mới của Lào. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Đây là công trình quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào.
Tham dự buổi làm việc còn có Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng; đại diện hai Ban quản lý dự án của hai nước và các cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 11, đơn vị thi công dự án.
Tổng Bí thư, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith thăm cán bộ chiến sĩ Binh đoàn 11 của Việt Nam. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Video đang HOT
Báo cáo với Tổng Bí thư, Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo Lào về tiến trình thi công dự án, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 11 cho biết sau 32 tháng thi công, bất chấp những khó khăn do thời tiết mưa nhiều và nắng nóng của Lào, cũng như ảnh hưởng to lớn của đại dịch COVID-19, với tinh thần chủ động, sáng tạo và nỗ lực hết mình, cán bộ chiến sĩ Binh đoàn 11 đến nay đã hoàn thành phần lớn các hạng mục, đang hoàn thiện và lắp đặt những chi tiết cuối cùng để đưa dự án vào sử dụng.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng cho biết hiện Binh đoàn 11 và các lực lượng tham gia dự án đang nỗ lực hết mình, quyết tâm bàn giao các khu vực được sử dụng phục vụ cho kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 9 của Lào và tập huấn vận hành cho các cán bộ Lào trước thời gian kỳ họp diễn ra vào ngày 22/3 tới.
Tổng Bí thư, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith nghe báo cáo về tiến độ xây dựng Tòa nhà Quốc hội mới của Lào. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Phát biểu sau khi thăm, kiểm tra và nghe các bên liên quan báo cáo về tiến độ công trình, Tổng Bí thư, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho biết công trình tòa nhà Quốc hội mới của Lào là tòa nhà hiện đang nắm nhiều kỷ lục nhất tại Lào, không chỉ là công trình lớn nhất, phức tạp nhất, hiện đại nhất, mà còn có nhiều hạng mục nhất và có kiến trúc đặc trưng của Lào nhất cho tới nay. Chính vì vậy, ông hết sức ấn tượng và đánh giá cao nỗ lực vượt khó, tinh thần trách nhiệm và tay nghề của các cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 11, dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng vẫn hoàn thành được một khối lượng công việc khổng lồ với chất lượng rất tốt, xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”.
Tổng Bí thư, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith kiểm tra tiến độ xây dựng tại Hội trường chính của Tòa nhà Quốc hội mới. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Tổng Bí thư, Thủ tướng Lào khẳng định sau khi thăm công trình, ông tin tưởng 100% các hạng mục được dùng cho việc tổ chức kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 9 của Lào sẽ được bàn giao trước ngày họp, trong khi các hạng mục còn lại cũng sẽ được hoàn thiện để dự án có thể khánh thành và chính thức bàn giao đúng với thời hạn cam kết.
Tổng Bí thư Lào nhấn mạnh, với chất lượng như ông được chứng kiến, công trình tòa nhà Quốc hội mới của Lào, quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ tồn tại ít nhất 5 thế kỷ, xứng đáng là biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào.
Nằm trên diện tích 23.400 m2, Dự án tòa nhà Quốc hội mới của Lào được xây dựng trên nền tòa nhà Quốc hội cũ với số vốn đầu tư trên 100 triệu USD. Công trình nằm giữa Quảng trường Thatluang, trung tâm thủ đô Viêng Chăn.
Lào: Hợp tác tại Khu vực Tam giác phát triển CLV ngày càng được tăng cường
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 9/12, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 11 qua hình thức trực tuyến.
Tham dự Hội nghị CLV 11 còn có lãnh đạo và các đoàn đại biểu của các nước thành viên. Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn đã tham dự hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 11 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Hội nghị đã đánh giá tiến độ, kết quả hợp tác trong thời gian qua, đặc biệt là Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao CLV lần thứ 10, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội Khu vực Tam giác Phát triển CLV, Kế hoạch Hành động Kết nối kinh tế CLV đến năm 2030 và Hiệp định Khuyến khích và Tạo thuận lợi thương mại trong Tam giác Phát triển CLV.
Hội nghị nhất trí rằng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, láng giềng tốt, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và hợp tác toàn diện lâu dài giữa 3 nước, tình hình hợp tác trong Khu vực Tam giác Phát triển CLV đang từng bước được tăng cường, góp phần quan trọng không chỉ trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và tăng cường sự kết nối với khu vực mà còn thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi giữa 3 quốc hội, 3 chính phủ, các tổ chức và người dân của 3 nước thông qua sự hợp tác toàn diện ở các lĩnh vực gồm giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, thương mại, đầu tư, công nghiệp, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, du lịch, y tế, văn hóa, lao động, giáo dục, môi trường, khoa học và công nghệ.
Cuộc họp cũng thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 11 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Khu vực Tam giác Phát triển CLV đến năm 2030, Kế hoạch phát triển du lịch tại Khu vực Tam giác Phát triển CLV và Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp cao su một cách bền vững tại Khu vực Tam giác Phát triển CLV, nhằm tiếp tục khuyến khích phát triển ngành du lịch và công nghiệp cao su trong Tam giác Phát triển một cách bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và đem lại lợi ích thực sự cho Khu vực này.
Hội nghị cấp cao Tam giác phát triển CLV tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm 2022 dưới sự chủ trì của Vương quốc Campuchia.
Trung Quốc ngăn đập trên sông Mekong, gây khó các nước hạ nguồn Việc Trung Quốc quyết định đóng cửa đập, ngăn dòng chảy trên sông Mekong khiến mực nước giảm đột ngột, dân hạ nguồn đối mặt với muôn vàn khó khăn. Nikkei Asia cho rằng, mối quan hệ về nước của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á đang trở nên căng thẳng sau khi Bắc Kinh ngăn dòng chảy của...