Lãnh đạo Lào đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào bày tỏ vui mừng trước những kết quả Việt Nam hỗ trợ Lào trong công tác xây dựng pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ Tư pháp cũng như các chức danh tư pháp của Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith tiếp thân mật Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Ngày 6/12 tại thủ đô Vientiane, Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Việt Nam do Bộ trưởng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã được Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou tiếp thân mật.
Buổi tiếp này nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 5-7/12.
Báo cáo với Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou về quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết 5 năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của hai nước đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú tại vùng biên giới hai nước.
Tính đến ngày 14/11 vừa qua (ngày hết hạn hiệu lực của thỏa thuận), Chủ tịch nước Việt Nam đã quyết định nhập quốc tịch Việt Nam đối với 1.452/1.711 trường hợp (chiếm 84,8%). Các trường hợp còn lại đang được trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, Bộ Tư pháp Việt Nam luôn tích cực hỗ trợ Lào trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam, trong đó có trường Đại học Luật Hà Nội đã tích cực triển khai việc đào tạo lưu học sinh Lào ở tất cả các trình độ như cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ Luật theo diện học bổng của Chính phủ, học bổng của địa phương và diện tự túc.
Hiện nay đang có 86 lưu học sinh Lào học tại Đại học Luật Hà Nội, trong đó có 79 sinh viên được hưởng học bổng của Chính phủ Việt Nam.
Bên cạnh việc tiếp tục khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở đào tạo luật trực thuộc Bộ đẩy mạnh hợp tác đào tạo, bồi dưỡng về luật cho Lào, Bộ Tư pháp Việt Nam đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp Lào thực hiện Dự án hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Lào được Chính phủ hai nước phê duyệt từ cuối năm 2017.
Phát biểu tại buổi tiếp Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith bày tỏ vui mừng trước những kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai Bộ Tư pháp hai nước trong 37 năm qua, đặc biệt là việc Việt Nam hỗ trợ Lào trong công tác xây dựng pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ Tư pháp cũng như các chức danh tư pháp của Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào đề nghị hai Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại đối với tình trạng người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước để sớm hoàn thành các công việc đã đề ra theo kế hoạch…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Xaysi Santyvong. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đánh giá cao việc hai bộ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch các công việc mà hai bên đã đề ra trong thời gian qua; khẳng định chuyến thăm không chỉ góp phần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai bộ mà còn thắt chặt hơn quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Tư pháp Lào trong công tác xây dựng luật, đào tạo nhân lực và kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án…
Trước đó vào chiều cùng ngày, Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Việt Nam do Bộ trưởng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã có cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Lào do Bộ trưởng Xaysi Santyvong làm trưởng đoàn.
Hai bên vui mừng nhận thấy Chương trình hợp tác năm 2019 giữa hai bộ và những nội dung hợp tác mà lãnh đạo hai bộ đã thống nhất nhân chuyến thăm luân phiên của Bộ trưởng Xaysi vào tháng 12/2018 đang được hai bên triển khai khá hiệu quả, đúng tiến độ, kế hoạch; trao đổi các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2015-2020 giữa hai Bộ Tư pháp hai nước và ký Chương trình hợp tác năm 2020 giữa hai bộ.
Hai bên cũng thảo luận định hướng các hoạt động dự kiến trong thời gian sắp tới trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Lào được Chính phủ hai nước phê duyệt từ cuối năm 2017…./.
Theo Phạm Kiên-Thu Phương (TTXVN/Vietnam )
Thận trọng khi phân tuyến trong giám định tư pháp
Chiều 19-9, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP).
Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, dự thảo luật đã được bổ sung 3 điều; sửa đổi, bổ sung 5 điều; sửa đổi, bổ sung 17 khoản và 14 điểm. Trong số những nội dung cơ bản được sửa đổi, bổ sung, các ý kiến tại phiên họp bày tỏ quan tâm đến quy định về phân tuyến giám định tư pháp. Để khắc phục tình trạng cơ quan tố tụng các cấp hiện nay chỉ tập trung trưng cầu một số bộ, cơ quan ngang bộ ở trung ương mà ít trưng cầu cơ quan, tổ chức ở địa phương, gây quá tải cho các cơ quan trung ương, trong khi hệ thống tổ chức giám định ở địa phương đã được thành lập và đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất, đủ điều kiện để thực hiện giám định, dự thảo luật sửa đổi đã bổ sung khoản 4 Điều 25 có tính chất "phân tuyến" việc trưng cầu và thực hiện giám định.
Cụ thể, dự thảo quy định: "Đối với giám định lần đầu, người trưng cầu giám định ở cấp huyện, cấp tỉnh trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định trên địa bàn cấp tỉnh thực hiện giám định. Trường hợp nội dung cần giám định lần đầu vượt quá năng lực, điều kiện giám định của cá nhân, tổ chức giám định ở địa phương thì người trưng cầu giám định trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định ở địa phương khác có đủ điều kiện hoặc trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định ở cấp trung ương thực hiện giám định". Trong khi đó, người trưng cầu giám định ở cấp trung ương có thể trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định tư pháp ở cấp trung ương hoặc ở địa phương thực hiện giám định. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn, đồng thời vẫn bảo đảm nguyên tắc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có quyền tự lựa chọn trưng cầu cơ quan, tổ chức thực hiện giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Qua thẩm tra vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhận định: "Việc bổ sung quy định này là không cần thiết, vì theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp cho thấy, hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự hiện nay đang đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng và không có vướng mắc lớn. Đối với việc giám định tư pháp theo vụ việc, số lượng trưng cầu giám định vụ việc trong các vụ án kinh tế, tham nhũng tại các bộ, cơ quan ngang bộ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đủ cơ sở để xác định quá tải công việc". Người đứng đầu Ủy ban Tư pháp lý giải thêm, việc trưng cầu giám định là hoạt động mang tính chuyên môn, khoa học; các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc do các bộ, cơ quan ngang bộ công nhận và công bố, không phân cấp Trung ương và địa phương. Việc trưng cầu tổ chức giám định, người giám định theo vụ việc nào là quyền lựa chọn của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc tán thành quan điểm của cơ quan thẩm tra và nhấn mạnh, việc giám định tư pháp phải đảm bảo tính chất độc lập và đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng. Thực tiễn giải quyết nhiều vụ án, nhiều trường hợp phải trưng cầu giám định của cơ quan Bộ Quốc phòng, nếu phân tuyến như thế này thì không đảm bảo độc lập và khách quan. Nhiều vụ án giao thông nếu thực hiện theo các quy định như dự thảo này là không đáp ứng được yêu cầu về thời gian.
ANH PHƯƠNG
Theo SGGP
Có nên "đổi vai" cơ quan chủ trì chỉnh lý dự thảo luật? Tiếp tục chương trình phiên họp, chiều 13-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đáng chú ý, theo Tờ trình của Chính phủ, Chính phủ đề nghị sửa Luật theo hướng việc chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự...