Lãnh đạo Kim Jong-un làm Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên
Triều Tiên hôm nay 9.5 công bố ông Kim Jong-un là chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, đánh dấu việc củng cố chắc chắn vị trí của vị lãnh đạo nước này, theo AP.
Ông Kim Jong-un được bầu làm Chủ tịch đảng Lao động Triều TiênAFP
Chỉ khoảng một phần ba trong số hơn 100 phóng viên quốc tế được mời tới dự đại hội đảng lần này được phép tham dự buổi công bố ngắn gọn kéo dài khoảng 10 phút này. Trước đó cũng trong ngày 9.5, một phóng viên của đài BBC (Anh) đã bị trục xuất vì đưa tin “xúc phạm Triều Tiên”.
Theo mô tả của AP, ông Kim Jong-un sải bước lên sân khấu chính của Cung văn hóa 25.4 ở Bình Nhưỡng, xung quanh là những tràng vỗ tay kéo dài của hàng ngàn đại biểu tham dự. Họ đồng loạt hô lên “Mansae! Mansae” (vạn tuế, trong tiếng Triều Tiên).
Ông Kim Yong-nam, người đứng đầu Quốc hội Triều Tiên, đã đứng lên đọc danh sách các vị trí lãnh đạo trong nước, và lần đầu tiên gọi lãnh đạo Kim Jong-un là Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, theo AP.
Video đang HOT
Trước đó ông Kim Jong-un vẫn là người đứng đầu đảng cầm quyền, nhưng với chức danh Bí thư thứ nhất. Hai vị cố lãnh đạo Kim Il-sung và Kim Jong-il vẫn giữ những chức danh của họ sau khi qua đời. Ông Kim Il-sung là “Tổng Bí thư vĩnh cữu”, còn ông Kim Jong-il là “Chủ tịch vĩnh cửu”.
Ông Kim Jong-un đã có một chức danh xứng tầm trong lịch sử Triều Tiên, tương tự những gì đảng Lao động dành cho cố chủ tịch Kim Il-sung (ảnh)Reuters
Việc ông Kim Jong-un được gọi là “Chủ tịch đảng” mang ý nghĩa lớn trong việc xây chắc vị trí của ông trên tư thế người đứng đầu đất nước. Sự kiện này đặc biệt được chú ý cũng một phần từ cách thức triển khai cho báo chí nước ngoài tham dự.
Trước đó hơn 100 nhà báo quốc tế được mời tới Triều Tiên đưa tin về đại hội đảng, nhưng họ chỉ tác nghiệp qua phòng báo chí của một khách sạn, và theo dõi các bài phát biểu của lãnh đạo Kim Jong-un qua màn hình tivi.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc lại chỉ trích chương trình hạt nhân của Triều Tiên
Tờ Hoàn Cầu Thời báo ngày 9.5 cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền đất nước bị đe dọa, nhưng việc ông theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân là nguy hiểm.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng các tướng lĩnh quân đội đứng trước một hệ thống phóng rocketReuters
Bắc Kinh là đồng minh lâu năm của Bình Nhưỡng, nhưng quan hệ hai bên trở nên căng thẳng do tham vọng hạt nhân của Triều Tiên; ông Kim Jong-un đến nay vẫn chưa đi thăm Trung Quốc, theo AFP.
Trong bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 7 đảng Lao động Triều Tiên ngày 7.5, ông Kim Jong-un cam kết Triều Tiên chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền đất nước bị "các thế lực thù địch đe dọa bằng vũ khí hạt nhân". Ông Kim Jong-un cho hay Triều Tiên cũng sẽ đảm bảo cam kết giải trừ hạt nhân của nước này.
Tuy nhiên, trong diễn văn khai mạc đại hội vào ngày 6.5, ông Kim Jong-un ca ngợi những bước tiến mới trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân nước này. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế cùng Liên Hiệp Quốc lâu nay yêu cầu Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Tuyên bố của ông Kim Jong-un "được đưa ra theo quan điểm Triều Tiên hiện là một quốc gia sử dụng vũ khí hạt nhân", tờ Hoàn Cầu Thời báo, một phụ bản củaNhân Dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhận định trong bài xã luận đăng ngày 9.5.
Như vậy, "quan điểm của Triều Tiên vẫn không thay đổi và những mâu thuẫn lớn nhất giữa nước này với thế giới bên ngoài cũng sẽ không thể giải quyết được", theo Hoàn Cầu Thời báo.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 7 Đảng Lao động Triều Tiên Reuters
"Các nước lớn sẽ không thay đổi quan điểm của họ về việc không công nhận Triều Tiên là quốc gia sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu Bình Nhưỡng quyết từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì việc bình thường hóa quan hệ với thế giới bên ngoài với có thể thực hiện được", theo Hoàn Cầu Thời báo.
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên luôn là một yếu tố khiến Mỹ và Hàn Quốc "liên tục tăng cường khả năng sẵn sàng tấn công đối phó Triều Tiên", Hoàn Cầu Thời báo cho hay.
Không có đại biểu Trung Quốc nào đến dự Đại hội toàn quốc lần thứ 7 đảng Lao động Triều Tiên, mặc dù Bắc Kinh từng cử một đoàn đại biểu tham dự đại hội hồi năm 1980. Tuy vậy, theo AFP, Trung Quốc cũng không muốn có bất kỳ hành động nào chống lại Triều Tiên do Bắc Kinh lo ngại làn sóng tị nạn từ Triều Tiên sẽ tràn vào lãnh thổ nước này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Chuyện lạ bên trong Triều Tiên qua góc nhìn báo chí phương Tây Đến Triều Tiên, bạn phải biết cách gọi tên những nhà lãnh đạo, cũng như phải gọi tên nước này là gì, và nên tránh mời người dân ở đây dùng hàng Trung Quốc. Ở Triều Tiên, ông Kim Jong-un phải được gọi là "Lãnh đạo tối cao" hoặc "Lãnh đạo kính mến"Reuters Ít nhất 130 phóng viên nước ngoài đã có dịp...