Lãnh đạo Israel bất đồng về thỏa thuận hạt nhân Iran
Các quan chức an ninh và tình báo hàng đầu của Israel vẫn bất đồng về việc liệu nước này có tốt hơn khi có hay không có thỏa thuận hạt nhân Iran.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett (thứ 3 từ phải sang) tham dự cuộc họp Nội các ở Jerusalem ngày 10/4/2022. Ảnh: AFP
Theo trang tin Al-monitor.com mới đây, các cơ quan an ninh và quốc phòng hàng đầu của Israel đang rơi vào một cuộc tranh luận về việc xử lý chương trình hạt nhân của Iran như thế nào.
Cách đây 10 năm, giới lãnh đạo Israel cũng đã bất đồng sâu sắc, khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak không thành công trong việc thuyết phục Nội các chấp thuận một cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng hạt nhân quân sự của Iran. Một thập kỷ trôi qua, lịch sử đang lặp lại.
Video đang HOT
Điểm mấu chốt của cuộc tranh cãi hiện nay là về những nỗ lực của Mỹ nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới. Một bộ phận trong giới lãnh đạo Israel cho rằng việc khôi phục thỏa thuận là lựa chọn tốt nhất của nước này, ít nhất là trong số những lựa chọn tồi, trong khi phe phản đối khẳng định các đề xuất được đàm phán tại Vienna về thỏa thuận hạt nhân Iran là một thảm họa.
Dror Shalom, người đứng đầu văn phòng chính trị-quân sự của Bộ Quốc phòng Israel, một vị trí chính sách nhạy cảm và có ảnh hưởng lớn, đã nói với những quan chức Mỹ trong tuần này tại Washington rằng quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận với Iran vào năm 2018 là một sai lầm chiến lược.
Quan điểm trên của ông Shalom cũng nhận được sự ủng hộ của cựu Giám đốc tình báo quân sự, Thiếu tướng Tamir Heyman, người đã nói trong một cuộc phỏng vấn tuần này rằng quay trở lại thỏa thuận với Iran là lựa chọn ít tồi tệ nhất của Israel. Người kế nhiệm ông, Thiếu tướng Aharon Haliva cũng có lập trường tương tự.
Tuy nhiên, David Barnea, Giám đốc của Mossad, Cơ quan tình báo quốc gia của Israel cho rằng thỏa thuận với Iran là thảm họa và nước này cần phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để ngăn cản việc quay trở lại thỏa thuận, vì hiện trạng cho phép Israel tiếp tục chống lại những tiến bộ của Iran trong khi các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn còn hiệu lực.
Quan điểm của Thủ tướng Naftali Bennett dường như có sự thống nhất với lập trường của ông Barnea. Lập luận này sẽ có tác động nghiêm trọng đến chính sách của Israel. Mossad được cho là đã tăng cường các hoạt động của mình ở Iran, thuyết phục được Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chối yêu cầu của Iran về việc loại bỏ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) khỏi danh sách các nhóm khủng bố nước ngoài của Mỹ để đổi lại việc đồng ý kiềm chế tham vọng hạt nhân của Tehran.
Các quan chức cấp cao của Israel cho đến nay đã tìm cách che giấu sự bất đồng này và thể hiện một mặt trận thống nhất với bên ngoài. Nhưng bên trong, bất đồng cũng xuất hiện liên quan đến việc tăng cường tiềm lực quân sự của Israel để sẵn sàng hành động với Iran.
Nhiều người cho rằng Israel đã quá muộn để ngăn chặn dự án hạt nhân của Iran, nhưng không phải ai cũng đồng ý với viễn cảnh bi quan này. Ví dụ, Tham mưu trưởng quân đội Israel Aviv Kochavi cho rằng cần phải sẵn sàng gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng hạt nhân của Tehran và điều đó chỉ có thể được thực hiện khi sức mạnh được tăng cường.
Mỹ nêu điều kiện để nới lỏng trừng phạt đối với Iran
Mỹ ngày 21/4 đã nêu điều kiện để nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Iran liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Kỹ thuật viên làm việc tại cơ sở hạt nhân Isfahan, cách thủ đô Tehran của Iran 420 km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ nếu Iran muốn các lệnh trừng phạt không liên quan đến JCPOA được dỡ bỏ, nước này cần giải quyết những quan ngại của Washington ngoài khuôn khổ thỏa thuận này.
Người phát ngôn trên cũng nhấn mạnh: "Nếu Iran không tận dụng các cuộc đàm phán để giải quyết những vấn đề song phương khác ngoài JCPOA, thì chúng tôi tin rằng có thể nhanh chóng đạt được một sự hiểu biết về JCPOA và bắt đầu tái thực hiện thỏa thuận".
Trước đó cùng ngày, Tư lệnh Hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Alireza Tangsiri cho biết nước này sẽ không bỏ qua vụ ám sát cố Tư lệnh lực lượng Quds Qassem Soleimani do Mỹ gây ra hồi năm 2020 để đổi lấy việc các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ như đề xuất của Washington.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Alireza Tangsiri đã gọi đề xuất trên là "ảo tưởng", đồng thời khẳng định Tehran sẽ cân nhắc thời gian, địa điểm để có hành động đáp trả vụ ám sát nói trên.
Iran và các nước gồm Pháp, Đức, Anh, Nga và Trung Quốc đã tham gia đàm phán trực tiếp tại Vienna trong gần 1 năm qua nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015. Mỹ tham gia gián tiếp thông qua trung gian của các nước Liên minh châu Âu (EU). JCPOA đối mặt nguy cơ sụp đổ sau khi Mỹ rút khỏi vào năm 2018, dẫn tới việc Iran thu hẹp dần việc tuân thủ các điều khoản thỏa thuận.
Mục đích chính của các vòng đàm phán tại Vienna là để đưa Mỹ trở lại thỏa thuận, trong đó có việc thuyết phục Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Tehran và ngược lại, đưa Iran trở lại tuân thủ các cam kết. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn chưa mang đạt được thỏa thuận cuối cùng khi Mỹ và Iran tiếp tục đổ lỗi cho nhau gây đình trệ.
Mỹ và Israel hợp tác ngăn chặn Iran trang bị vũ khí hạt nhân Tại cuộc họp báo chung sáng 27/3 tại Jerusalem, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Israel Yair Lapid cam kết sẽ hợp tác ngăn chặn Iran phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Israel, cuộc họp báo diễn ra sau cuộc hội đàm giữa hai ngoại trưởng nhân...