Lãnh đạo Iran đánh giá căng thẳng Ukraine xuất phát từ chính sách của Mỹ
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei nhận định rằng căng thẳng Ukraine hiện nay bắt nguồn từ chính sách của Mỹ.
Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP ( Pháp) dẫn lời ông Ali Khamenei phát biểu ngày 1/3: “Nguồn gốc của khủng hoảng Ukraine là chính sách của phương Tây và Mỹ”.
Ông bổ sung: “Trong quan điểm của tôi, Ukraine ngày nay là nạn nhân của chính sách Mỹ. Tình hình tại Ukraine liên quan đến chính sách Mỹ. Chính Washington đã kéo Kiev xuống tình thế này”.
Lãnh đạo tối cao của Iran đồng thời cho biết Tehran kêu gọi bảo vệ mạng sống người dân và các cơ sở hạ tầng trong căng thẳng Ukraine.
Trong một diễn biến khác, vào ngày 28/2, Iran tuyên bố nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 có thể thành công nếu Mỹ đưa ra quyết định chính trị đáp ứng được các yêu cầu của Iran. Các nhà ngoại giao Iran đánh giá sau nhiều tháng đối thoại, thời điểm hiện tại mang tính quyết định.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Reuters (Anh) nhận định rằng trong trường hợp đàm phán thất bại và phương Tây tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt vào Iran, giá dầu thế giới có nguy cơ tiếp tục leo thang, trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine đã khiến giá “vàng đen” vượt ngưỡng 100 USD/thùng, cao nhất 7 năm qua.
Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015. Điểm chính của JCPOA là Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để được nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran.
Trục tam giác chiến lược Nga-Trung Quốc-Iran và phản ứng của Mỹ
Trung Quốc, Nga và Iran đang tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và thương mại chung và dành ưu tiên cao nhất cho khía cạnh này.
Tiến sĩ Salem Alketbi, nhà phân tích chính trị người Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), bình luận trên tờ Jerusalem Post mới đây rằng tình hình quốc tế đang diễn biến phức tạp, tất cả đều dựa trên bối cảnh của quá trình định hình lại trật tự thế giới sau COVID-19.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine ngày càng leo thang và những cảnh báo của phương Tây về một cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp tục.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters
Khi Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy chiến lược, họ kết hợp xen kẽ giữa quyền lực mềm (đầu tư và thương mại) và quyền lực cứng ngày càng tăng, phản ứng mạnh mẽ hơn trước bất kỳ chỉ trích nào của phương Tây đối với các chính sách của nước này.
Ngoài ra, chuyến thăm Nga của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, được ông gọi là bước ngoặt trong quan hệ Tehran-Moskva, nằm trong số những động thái quan trọng này. Thời điểm của chuyến thăm nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của cuộc hội đàm quan trọng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, trùng với vòng đàm phán thứ 7 nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà các cường quốc quốc tế (P5 1) đạt được với Iran. Nhiều nhà quan sát kỳ vọng phần đàm phán tại Vienna sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Nga-Iran.
Một nhà phân tích Nga nhận định rằng Tổng thống Iran có thể nói sự thật với Điện Kremlin về khả năng hạt nhân của Tehran để tìm ra giải pháp cho ranh giới đàm phán giữa Iran với sự phối hợp của Nga, vốn có nhiều lợi ích chung với Tehran ở giai đoạn này.
Trên thực tế, Trung Quốc, Nga và Iran đang tìm cách hợp tác kinh tế và thương mại chung, đồng thời dành ưu tiên cao nhất cho khía cạnh này, vì cả ba đều tin rằng Mỹ không sẵn sàng tham gia vào các cuộc chiến mới. Do đó, các vấn đề hợp tác quân sự và mua bán vũ khí trở nên ít quan trọng hơn. Các hành lang giao thông và dự án địa chính trị, vốn là những nút quan trọng cho Con đường Tơ lụa mới, được ưu tiên cao hơn so với việc mua bán vũ khí, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Mới đây, hiệp định Hợp tác Chiến lược và Thương mại Trung Quốc - Iran đã có hiệu lực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết thỏa thuận kéo dài 25 năm là một văn kiện toàn diện về hợp tác và bao gồm một lộ trình tổng hợp cho các khía cạnh kinh tế và chính trị. Theo tờ Petroleum Economist (Anh), Trung Quốc sẽ đầu tư 280 tỷ USD trong ngành dầu khí và 120 tỷ USD trong ngành giao thông vận tải của Iran.
Những khoản đầu tư khổng lồ này sẽ đi kèm với việc Iran giảm giá dầu cho Trung Quốc (được giảm giá 32% khi mua dầu, khí đốt và các sản phẩm hóa dầu với thời hạn thanh toán là hai năm) và Bắc Kinh sẽ được ưu tiên thực hiện các dự án phát triển của Iran.
Theo Tiến sĩ Salem Alketbi, bất chấp mọi phân tích về liên minh Trung Quốc-Iran, thực tế là Bắc Kinh không theo đuổi chiến lược dựa trên các liên minh chặt chẽ hoặc ý thức hệ. Ngược lại, nước này dựa trên lợi ích chung trong các mối quan hệ cân bằng và song song với tất cả các quốc gia và các bên.
Bắc Kinh tìm cách không dựa vào các tác nhân cụ thể trong một khu vực và không đứng vào bên nào trong một cuộc xung đột. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những lợi ích chiến lược đáng kể phát sinh từ quan hệ đối tác Iran-Trung Quốc. Khả năng thách thức hoặc ít nhất là làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ của Tehran sẽ được nâng cao.
Điều này gián tiếp mang lại cho Bắc Kinh những lợi thế chiến lược. Tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng vẫn là, liệu Trung Quốc có thể đạt được sự cân bằng thực sự trong quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các bên cạnh tranh và xung đột ở Trung Đông hay không.
Trong khi đó, Mỹ lại không muốn vướng vào những cuộc đối đầu mới, chỉ tập trung vào phản ứng hàng ngày trước thách thức chiến lược từ Trung Quốc và Tổng thống Joe Biden muốn chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thăm dò gần đây không có lợi cho ông Biden và uy tín ngày càng giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả của Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử tháng 11 tới. Hiện ông Biden đang tập trung vào việc thông qua luật và cải cách để chống lại tác động của dịch COVID-19 đối với cử tri Mỹ để cải thiện tình hình.
Tiến sĩ Salem Alketbi kết luận, thực tế là khu vực Trung Đông đang trải qua một quá trình chuyển đổi chiến lược nhanh chóng, phản ánh những thay đổi rộng lớn hơn trên trường quốc tế. Do đó, có vẻ như cần phải xem xét cẩn thận những thay đổi này để nhận ra tác động của những gì đang xảy ra xung quanh và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác, nhằm bảo vệ lợi ích của các quốc gia và tránh những bất ngờ do những thay đổi lớn và nhanh chóng trong trật tự thế giới.
Iran sẵn sàng bồi thường vụ bắn rơi máy bay Ukraine Đại sứ quán Iran tại Ukraine ngày 5/6 cho biết nước này sẵn sàng bồi thường 150.000 USD cho mỗi nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay chở khách của Ukraine bị bắn rơi gần Tehran. Hiện trường vụ rơi máy bay của hãng hàng không quốc tế Ukraine gần sân bay Imam Khomeini ở Tehran, Iran, ngày 8/1/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN...