Lãnh đạo IAEA tiết lộ vị trí cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) Rafael Grossi vào ngày 20/11 đã đưa ra đán.h giá về vị trí của cơ sở làm giàu uranium được Triều Tiên tiết lộ lần đầu vào tháng 9.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát Viện Vũ khí Hạt nhân và cơ sở sản xuất vật liệu hạt nhân. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngày 13/9, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đăng tải hình ảnh về nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến thăm một số cơ sở quân sự và hạt nhân. Trong đó, đáng chú ý là hình ảnh ông Kim Jong-un thăm một cơ sở làm giàu uranium. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai tiết lộ thông tin chi tiết về cơ sở làm giàu uranium của mình. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn giữ kín vị trí của cơ sở này.
Đến ngày 20/11, ông Grossi nhận định, cơ sở làm giàu uranium này có thể là một phần mở rộng chưa được công bố bên trong khu phức hợp hạt nhân Kangson gần Bình Nhưỡng.
Theo hãng thông tấn Yonhap ( Hàn Quốc), Kangson là một trong hai cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, cùng với tổ hợp hạt nhân Yongbyon ở phía Bắc Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Ông Grossi chia sẻ chi tiết: “Các cụm máy ly tâm và cơ sở hạ tầng xuất hiện trong hình tương đồng với cách bố trí của một cơ sở làm giàu bằng máy ly tâm và cấu trúc của tòa nhà chính tại khu phức hợp hạt nhân Kangson cũng như phần mở rộng mới xây dựng”.
Ông Grossi kết luận: “Việc công khai một cơ sở làm giàu chưa được khai báo tại Kangson cùng với lời kêu gọi tăng cường hơn nữa nền tảng sản xuất vật liệu hạt nhân đạt tiêu chuẩn chế tạo vũ khí, là mối quan ngại nghiêm trọng”. Trước đó, vào ngày 13/9, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhấn mạnh nhu cầu tăng số lượng máy ly tâm để phát triển gấp bội vũ khí hạt nhân cho mục đích tự vệ.
Ngoài ra, ông Grossi nhận định không có dấu hiệu thay đổi đáng kể nào tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên và có vẻ như nơi này vẫn đang chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân.
Iran xác nhận đàm phán gián tiếp với Mỹ
Ngày 3/6, quyền Ngoại trưởng Iran Ali Bagheri xác nhận nước này đã tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ tại Oman.
Quang cảnh bên trong cơ sở làm giàu urani Fordow của Iran ở Qom. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, một số nước phương Tây cùng ngày đã trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dự thảo nghị quyết bày tỏ quan ngại về chương trình hạt nhân của quốc gia Trung Đông này.
Ông Bagheri đưa ra thông tin trên tại một cuộc họp báo nhân chuyến thăm Beirut. Ông Bagheri - từng là nhà đàm phán hàng đầu của Iran về vấn đề hạt nhân - nói thêm rằng các cuộc thảo luận với các nước phương Tây về chương trình hạt nhân của Tehran vẫn diễn ra. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thời gian cụ thể của các cuộc đàm phán như vậy.
Hồi tháng 3, tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đưa tin ông Bagheri đã tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ tại Oman hồi đầu năm 2024, trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Trung Đông gia tăng sau khi nổ ra xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas hồi tháng 10 năm ngoái.
Cũng trong ngày 3/6, tại cuộc họp Hội đồng thống đốc IAEA, ba nước gồm Anh, Pháp và Đức đã đưa ra một dự thảo nghị quyết, trong đó tiếp tục kêu gọi Iran hợp tác với IAEA về hoạt động giám sát chương trình phát triển hạt nhân của Tehran.
Theo các nguồn tin ngoại giao, dự thảo nghị quyết của 3 nước nói trên kêu gọi Tehran cung cấp những giải thích đáng tin cậy về "dấu vết của urani" được tìm thấy tại 2 địa điểm chưa được khai báo tại Iran và đảo ngược quyết định của nước này về việc hạn chế các cuộc thanh sát. Ngoài ra, tài liệu cũng bày tỏ quan ngại về những thông tin gần đây được đưa ra ở Iran về năng lực hạt nhân của nước này. Dự kiến, IEAE sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết trên vào cuối tuần.
Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc IAEA, ông Rafael Grossi bày tỏ quan ngại về mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan này và Iran về việc giám sát hạt nhân đã suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây. Ông Grossi khẳng định sẵn sàng thảo luận với chính quyền mới của Iran sau cuộc bầu cử Tổng thống ở nước này vào ngày 28/6 tới.
IAEA cho rằng Iran đang làm giàu uranium đến độ tinh khiết 60%. Con số này thấp hơn mức 90% cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân, song lại cao hơn nhiều so với mức giới hạn 3,67% mà Iran cam kết trong thỏa thuận mà Tehran và Nhóm P5 1 (gồm 5 nước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng với Đức) ký kết năm 2015.
Hồi tháng 11/2022, IAEA đã thông qua nghị quyết, yêu cầu Iran khẩn trương hợp tác với cơ quan này trong cuộc điều tra về sự tồn tại của urani tại hai địa điểm ở Iran mà cơ quan này cho rằng vẫn "chưa được khai báo". Về phần mình, Tehran lên án nghị quyết năm 2022, coi đây là hành động mang tính chính trị và không mang tính xây dựng. Iran luôn khẳng định nước này hoàn toàn minh bạch trong vấn đề hạt nhân, đồng thời cho biết các hoạt động hạt nhân của mình đều phục vụ mục đích hòa bình và phù hợp với các quy tắc, quy định quốc tế về an toàn hạt nhân theo thỏa thuận với IAEA.
Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) với nhóm P5 1. Theo thỏa thuận, Iran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc các nước phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết hạt nhân theo thỏa thuận. Các cuộc đàm phán về việc khôi phục JCPOA được bắt đầu vào tháng 4/2021 tại thủ đô Vienna của Áo. Đàm phán đã diễn ra nhiều vòng nhưng không đạt được đột phá đáng kể nào kể từ khi vòng đàm phán gần đây nhất kết thúc vào tháng 8/2022.
Iran phản ứng trước báo cáo của IAEA về làm giàu uranium Ngày 27/12, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran Mohammad Eslami khẳng định "không có gì mới" trong báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) khi cơ quan này cho rằng Tehran đã đảo ngược quá trình "giảm tốc" trong chương trình làm giàu uranium. Bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở miền...