Lãnh đạo Hồng Kông cáo buộc “các lực lượng nước ngoài” tham gia biểu tình
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh cho hay “các lực lượng bên ngoài” từ các quốc gia khác đã khuyến khích các cuộc biểu tình tại Hồng Kông – trong các cáo buộc bị phe biểu tình kịch liệt bác bỏ.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 19/10, ông Lương Chấn Anh đã nói rằng các cuộc biểu tình, vốn làm tê liệt nhiều khu vực của Hồng Kông trong 3 tuần qua, đã “vượt ra ngoài tầm kiểm soát” ngay cả với những người tổ chức.
Ông Lương khẳng định các lực lượng bên ngoài đã tham gia vào các cuộc biểu tình, nhưng từ chối cho biết chi tiết.
“Các cuộc biểu tình không hoàn toàn là một trong phào nội địa mà các lực lượng bên ngoài cũng tham gia”, ông Lương nói, mặc dù từ chối nói rõ thêm hoặc cung cấp tên các quốc gia mà ông cho là có dính líu.
Ngay lập tức, phe biểu tình đã lên tiếng bác bỏ các bình luận của lãnh đạo Hồng Kông.
Alex Chow, từ Liên hoàn các sinh viên Hồng Kông, một trong những nhóm dẫn đầu cuộc biểu tình, nói: “Khi đưa ra tuyên bố rằng các thế lực bên ngoài đang thâm nhập phong trào biểu tình ngay trước các cuộc đối thoại, ông Lương đang hi vọng sẽ đàn áp thẳng tay toàn bộ phong trào”.
Video đang HOT
“Với tư cách là lãnh đạo Hồng Kông, ông ấy nên có bằng chứng cụ thể trước khi đưa ra một tuyên bố như vậy. Ông ấy không thể chỉ nói có sự xâm nhập từ bên ngoài và điều này thực sự là thiếu tinh thần trách nhiệm”.
Một người biểu tình, Jeffrey Hui, nói: “Đây hoàn toàn việc do người dân, những người sống tại Hồng Kông, những người quan tâm tới Hồng Kông thực hiện. Họ đứng lên và chống lại chính quyền”.
Cảnh sát và người biểu tình đã xô xát trong các cuộc đối đầu căng thẳng trong những ngày gần đây.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc trước đó đã nhiều lần cáo buộc “các lực lượng chống Trung Quốc”, như Mỹ, đang thao túng các cuộc biểu tình. Trung Quốc đã cảnh báo sự can thiệp của nước ngoài trong điều mà nước này nói là một vấn đề nội bộ.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể đưa ra các cáo buộc trên để ngăn chặn các chính phủ nước ngoài hỗ trợ các cuộc biểu tình.
Hàng chục nghìn người biểu tình tại Hồng Kông đã đổ xuống đường kể từ hôm 28/9 nhằm kêu gọi các cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ tại đặc khu hành chính. Họ giận dữ với quyết định của chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát các ứng viên cho cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017.
Cảnh sát và người biểu tình đã xô xát trong các cuộc đối đầu căng thẳng trong những ngày gần đây.
Các lãnh đạo sinh viên và giới chức Hồng Kông đã nhất trí tiến hành đối thoại vào ngày mai 21/10. Các cuộc đối thoại dự kiến sẽ được phát trực tiếp trên truyền hình.
An Bình
Theo BBC, AFP
Nhật Bản nới lỏng quy định hạn chế quân đội tham chiến
Chính phủ Nhật Bản hôm nay đã nởi lỏng quy định cho phép quân đội tham chiến để bảo vệ đồng minh, trong động thái thay đổi chính sách quân sự lớn nhất kể từ khi hiến pháp hòa bình của nước này được soạn thảo.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Thủ tướng Shinzo Abe đã khép lại nhiều tháng tranh cãi về chính sách bằng việc chính thức phê chuẩn việc diễn giải lại các điều luật cấm sử dụng lực lượng vũ trang, trừ những trường hợp được định nghĩa một cách rất bó hẹp.
"Bất kể trong tình huống nào, tôi sẽ bảo vệ sinh mạng và đời sống hòa bình của người Nhật. Với tư cách thủ tướng, tôi có trách nhiệm lớn lao này. Với sự quyết tâm đó, nội các đã phê chuẩn chính sách cơ bản đối với an ninh quốc gia", Thủ tướng Abe khẳng định trong một cuộc họp báo.
Dù vậy, ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ không có chuyện Nhật bị lôi vào các cuộc xung đột quân sự ở nước ngoài, như tại Afghanistan hay Iraq.
"Có một sự hiểu lầm rằng Nhật sẽ tham gia chiến tranh trong nỗ lực nhằm bảo vệ một nước khác, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm", ông Abe nói. "Đó sẽ luôn chỉ là biện pháp phòng vệ để bảo vệ người dân của chúng ta. Chúng ta sẽ không chọn sử dụng vũ lực để bảo vệ các lực lượng nước ngoài. Sẽ không có thay đổi nào trong nguyên tắc của chúng ta trong việc không cho phép điều các lực lượng ra nước ngoài".
Ông Abe trước đây từng có ý định thay đổi Điều 9, hiến pháp hòa bình do Mỹ áp đặt sau Thế chiến II, vốn cấm việc "đe dọa hoặc sử dụng vũ lực như biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế".
Tuy nhiên, trước khả năng gặp khó khăn trong việc giành đa số tuyệt đối tại quốc hội, cũng như khả năng vấp phải sự phản đối từ công chúng khi tiến hành trưng cầu dân ý, ông Abe đã thay đổi chiến thuật, bằng cách không thay đổi mà chỉ diễn giải lại điều khoản này.
Theo cách hiểu mới, các binh sỹ Nhật Bản có thể tới hỗ trợ cho các đồng minh - chủ yếu là Mỹ - nếu họ bị tấn công bởi một kẻ thù chung, cho dù Nhật Bản không phải đối tượng bị tấn công.
Những người ủng hộ cho rằng thay đổi này là cần thiết, bởi tình hình an ninh ngày càng xấu đi tại Đông Á, nơi Trung Quốc đang ngày càng tự tin với những hành động khẳng định chủ quyền trong các tranh chấp lãnh thổ, còn Triều Tiên vẫn khó lường.
Động thái này được Washington ủng hộ, bởi từ lâu Mỹ vẫn khuyến khích Nhật tham gia sâu rộng hơn vào một hiệp ước phòng thủ. Dù vậy, điều này lại vấp phải sự phản ứng từ dư luận Nhật.
Ngoài ra, rất có thể quyết định mới của Tokyo sẽ khiến căng thẳng với các nước láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc gia tăng, khi những nước này thường cáo buộc Nhật không tỏ ra hối lỗi về những hành động hung hăng thời chiến khi xưa.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP