Lãnh đạo G7 quyết định vẫn “mạnh tay” với Nga
Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa khai mạc tại Đức và các lãnh đạo thế giới sẽ thảo luận về những vấn đề nóng hổi hiện nay như khủng hoảng Ukraine, với một vài ý kiến ủng hộ việc tăng cường trừng phạt lên Nga, bất chấp những khó khăn kinh tế nó đem lại cho EU.
“Tất cả chúng tôi cho rằng vấn đề nước Nga nên được đặt trên bàn thảo luận. Nhóm G7 không phải chỉ hoạt động vì mục đích kinh tế và chính trị, mà trước hết đây là một cộng đồng của những giá trị. Đó cũng chính là lí do vì sao Nga không còn ở đây nữa vào thời điểm hiện tại”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết.
Các lãnh đạo G7 sẽ tiếp tục chính sách trừng phạt Nga
Ông Tusk và Thủ tướng Anh David Cameron, đã cùng nhau kêu gọi các lãnh đạo EU đoàn kết và giữ nguyên trừng phạt với Nga. “Nếu có ai đó muốn thay đổi chính sách trừng phạt, thì điều đó chỉ có thể là theo cách tăng cường nó”, ông Tusk cho hay.
Video đang HOT
Sau cuộc họp, Nhà Trắng đã đưa ra tuyên bố cho biết các lãnh đạo “đã đồng ý rằng thời gian của việc trừng phạt phải gắn chặt với việc thực hiện thoả thuận Minsk của Nga cũng như tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Ukraine”.
Phóng viên Tony Gosling có mặt tại phiên họp cho biết dường như các lãnh đạo phương Tây đều đang có xu hướng nghe theo lời thuyết phục của Mỹ về việc đoàn kết chống lại Nga.
Vấn đề bao trùm phiên họp của G7 còn có khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết việc Hi Lạp rút ra khỏi khối Eurozone không phải là một lựa chọn, tuy nhiên, cũng cảnh báo việc Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras có thể bóp méo đi các quy định đề ra với những nhà tín dụng quốc tế cho việc hoàn trả nợ và tiến hành cải tổ nền kinh tế. Hội nghị 2 ngày này sẽ tiếp tục được thảo luận về tình hình chống khủng bố và việc nóng lên của trái đất.
Hội nghị này đang bị phản đối bởi một đám đông những người biểu tình chống tư bản và toàn cầu hoá ở các khu vực lân cận. Các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn người, đã dẫn đến một vài xung đột với lực lượng cảnh sát, gây ra hỗn loạn, khiến cả 2 bên đều có người bị thương.
Theo_An ninh thủ đô
Philippines hoan nghênh G7 bàn về tranh chấp trên Biển Đông
Philippines hoan nghênh Hội nghị Thượng đỉnh G7- đang diễn tại Đức, bàn về các vấn đề biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc đơn phương tiến hành cải tạo trái phép, thay đổi nguyên trạng một số bãi đá, đảo (thuộc chủ quyền Trường Sa, Việt Nam).
Căng thẳng khu vực gia tăng khi Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi lý trên gần hết Biển Đông, trong đó có hành vi xây dựng trái phép đảo nhân tạo quy mô lớn.
Trung Quốc cải tạo trái phép ở Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Bộ trưởng Truyền thông Philippines ông Herminio Coloma cho biết, Manila đã tìm kiếm sự quan tâm của dư luận thế giới về vấn đề này trong mỗi chuyến Tổng thống Philippines Benigno Aquino công du nước ngoài.
Ông John Kirton, Giám đốc trung tâm tham vấn G7 Research Group, đã xác nhận rằng tranh chấp triển biển giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay.
Tờ Yomiuri của Nhật Bản cũng cho hay hội nghị G7 đề cập đến vấn đề này. Trích dẫn nhiều nguồn tin, tờ báo này cho biết tuyên bố kết thúc hội nghị tại Đức sẽ bày tỏ quan ngại về hành vi thay đổi nguyên trạng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Việc Trung Quốc tiến hành cải tạo bất hợp pháp các đảo, bãi đá thuộc Trường Sa, Việt Nam đã gây quan ngại toàn thế giới. Hội nghị Thượng đỉnh G7 đã đưa nội dung này vào phiên thảo luận chính.
Khi được hỏi về các thông tin báo chí, ông Coloma cho biết "đàm phán để tiến tới giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông" tương ứng với quan điểm của Phiilippines. Theo ông, Tổng thống Aquino đã nêu mối lo ngại này trong chuyến thăm Nhật Bản gần đây và cũng đưa nó tới Hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á hồi tháng 4, cũng như trong chuyến công du Liên minh châu Âu năm ngoái. "Lập trường của nhiều nước mà ông Aquino ghé thăm là tôn trọng giá trị tự do hàng không và hàng hải, cũng như tiến trình trật tự của thương mại toàn cầu ".
Trong một bài phát biểu tại Nhật Bản vào tuần trước, Tổng thống Aquino đã ngụ ý nói Trung Quốc hiện nay giống Đức Quốc xã và thế giới không thể tiếp tục nhân nhượng với những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
G7 ra tuyên bố chung về Biển Đông, tiếp tục trừng phạt Nga Buổi họp của Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc ngày 8.6 với tuyên bố chung về tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông, lệnh trừng phạt Nga, Triều Tiên và biến đổi khí hậu, báo Nhật The Japan Times cho biết. Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại Hội nghị G7 - Ảnh: Reuters Vấn đề về tình hình Biển Đông...