Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình cầu truyền hình ‘Bài ca kết đoàn’
Tối 1/9, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Bài ca kết đoàn” về hành trình 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Bài ca kết đoàn” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức thực hiện tại 4 điểm cầu: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội), Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), trường Quốc học Huế (Thừa Thiên – Huế) và Khu di tích Kim Liên (Nghệ An), những địa danh gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham dự chương trình tại điểm cầu Thừa Thiên – Huế có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình tại điểm cầu Thừa Thiên – Huế, đã thành kính dâng hoa ở Tượng đài Nguyễn Tất Thành trong khuôn viên trường Quốc học Huế. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam
Tham dự chương trình tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Tham dự chương trình tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đại tướng Lương Cường.
Tham dự chương trình tại điểm cầu Nghệ An có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc.
Điểm cầu truyền hình đặc biệt tại Huế diễn ra ở trước cổng Trường THPT Chuyên Quốc học Huế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình tại điểm cầu Thừa Thiên – Huế, đã thành kính dâng hoa ở Tượng đài Nguyễn Tất Thành trong khuôn viên trường Quốc học Huế.
Video đang HOT
Điểm cầu truyền hình đặc biệt tại Huế diễn ra ở trước cổng Trường THPT Chuyên Quốc học Huế thu hút khoảng 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, chiến sĩ, học sinh trên địa bàn tỉnh tham gia biểu diễn chương trình nghệ thuật.
Trường Quốc học Huế là nơi Nguyễn Tất Thành học tập trong những năm 1907-1908. Nơi đây đã góp phần hình thành và tiếp tục phát triển tư tưởng đoàn kết dân tộc trong quãng thời gian Người sống ở Huế. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên biết đến khẩu hiệu: “Liberté – Egalité – Fraternité” (Tự do – Bình đẳng – Bác ái) treo trên lớp học. Từ đó, Người đã lựa chọn một con đường đi của riêng mình hướng sang phương Tây “tìm xem những gì ẩn náu” đằng sau các chữ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
Khoảng 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, chiến sĩ, học sinh tham gia biểu diễn chương trình nghệ thuật tại điểm cầu truyền hình trực tiếp “Bài ca kết đoàn” ở Huế
Cầu truyền hình “Bài ca kết đoàn” gồm 4 chương: “Đoàn kết để thống nhất đất nước”, “Đoàn kết để phát triển đất nước”, “Trong sạch để giữ khối đại đoàn kết” và “Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc”. Tại chương trình, 13 phóng sự phát sóng là những câu chuyện ý nghĩa về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc về hành trình 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ.
Tại Điểm cầu truyền hình đặc biệt tại Huế còn có các hoạt động giới thiệu phóng sự “Cội nguồn của đoàn kết – phát triển tư tưởng đoàn kết dân tộc trong quãng thời gian Người ở Huế”, giới thiệu về Trường Quốc học Huế nơi Nguyễn Tất Thành tham gia học tập những năm 1907-1908, các công trình về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế…
NGỌC VĂN-CP
Theo TPO
Trưởng ban Tổ chức Trung ương thăm hỏi, chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ
Ngày 8/8, ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cùng đoàn công tác đã về thăm, động viên nhân dân và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại bản Sa Ná, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho biết, Nhà nước sẽ hỗ trợ người dân bị mất nhà cửa xây dựng lại nhà mới, cùng lương thực, thực phẩm, nước sạch và thuốc men để đảm bảo cuộc sống cho người dân sau lũ. Điều quan trọng lúc này là mong nhân dân ổn định tinh thần, giữ gìn sức khoẻ, tiếp tục tương trợ, đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn để tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, tính phương án sản xuất trở lại để ổn định cuộc sống.
Đến thời điểm này, vẫn còn 8 người trong bản mất tích, vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hoá là phải tập trung tìm kiếm cho bằng đủ các nạn nhân mất tích, cứu chữa kịp thời cho những người bị thương và đảm bảo cuộc sống trước mắt cho người dân bị thiệt hại, tuyệt đối không được để người dân nào thiếu đói cả về vật chất lẫn tinh thần.
Ông Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác động viên, tặng quà cho nhân dân vùng lũ Sa Ná
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cũng gặp gỡ, động viên và biểu dương các lực lượng đang làm nhiệm vụ giải tỏa giao thông, hỗ trợ nhân dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường.
Trong những ngày qua, với quyết tâm cao độ cùng tinh thần tất cả vì đồng bào vùng lũ, quân, dân và các lực lượng chức năng đã hiệp đồng giải tỏa các điểm giao thông bị ách tắc, bắc cầu phao qua sông Luồng, dọn dẹp đất đá, cây cối... do đó, đường vào bản Sa Ná đã bớt khó khăn; các tuyến đường vào bản cơ bản đã được lưu thông.
Ông Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa động viên, chia sẻ khó khăn với nhân dân vùng lũ Sa Ná
Ông Phạm Minh Chính cũng cảm ơn các đoàn từ thiện đang vận chuyển hàng hóa cứu trợ vào Sa Ná, đánh giá cao tinh thần tương thân, tương ái của người dân khắp nơi trong và ngoài tỉnh đối với nhân vùng lũ trong cơn hoạn nạn và mong các đoàn thiện nguyện tiếp tục đồng hành hỗ trợ đồng bào vùng lũ bằng những hành động, nghĩa cử thiết thực, phù hợp với nhu cầu của đồng bào tại từng thời điểm để bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tại Sa Ná còn 8 người mất tích do nước lũ cuốn trôi vẫn chưa được tìm thấy
Làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tại bản Sa Ná, ông Phạm Minh Chính chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa khẩn trương tìm vị trí ổn định để xây dựng nhà ở cho người dân bị mất nhà với tinh thần nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả, chậm nhất đến 30/11/2019 phải có nhà mới cho dân ở với đầy đủ điện, nước, vệ sinh môi trường, cây xanh đảm bảo sạch đẹp, văn minh.
Trong tháng 8, chậm nhất là tháng 9 phải xây dựng xong điểm trường của 2 bản Sa Ná và bản Son, xã Na Mèo cho các cháu học tập. Đồng thời, xây dựng nhà văn hoá mới khang trang cho dân sinh hoạt. Khắc phục nhanh chóng hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo cuộc sống cho người dân và đảm bảo an ninh khu vực biên giới.
Cấp ủy, chính quyền, các lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa, huyện Quan Sơn và người dân địa phương cần tập trung mọi nguồn lực, điều kiện, phương tiện để khắc phục nhanh hậu quả của mưa lũ tại huyện Quan Sơn và Mường Lát, giúp người dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.
Ông Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, ngành chức năng về công tác khắc phục sau mưa lũ trên địa bàn tỉnh ngay tại bản Sa Ná
Theo thống kê của ngành chức năng, trận mưa lũ sau bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề tại hai huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát. Mưa lũ đã làm 8 người chết ở hai huyện trên, 8 người mất tích đều ở bản Xa Ná, 80 nhà ở của dân tại hai huyện này bị sập hoàn toàn (tổng thiệt hại nhà dân là hơn 113 tỉ đồng); nhiều tuyến đường giao thông, hơn 30 điểm trường học, cầu cống, đập thủy lợi... bị phá hủy, hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra ước tính hơn 679 tỉ đồng .
Ông Phạm Minh Chính biểu dương lực lượng đoàn viên thanh niên và lực lượng vũ trang đã giúp đỡ nhân dân vùng lũ với các phần việc cụ thể như dọn dẹp, đưa hàng cứu trợ, đảm bảo an toàn giao thông...
Nhân dịp này, ngoài tặng quà trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ dân có người chết, mất tích, sập nhà hoàn toàn, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã hỗ trợ tổng số tiền hơn 31 tỉ đồng để xây nhà mới cho 80 hộ dân bị sập nhà hoàn toàn ở Quan Sơn, Mường Lát (mức 300 triệu đồng/hộ) xây dựng nhà mới ở khu tái định cư và xây dựng nhà văn hóa bản, trường học tại bản Xa Ná (Na Mèo), xã Nhi Sơn (Mường Lát).
HOÀNG LAM
Theo TPO
Những điều ý nghĩa Binh đoàn 15 giúp người dân vùng biên thoát nghèo Tặng gạo, xây nhà, bò sinh sản, hướng dân người dân cạo mủ cao su,...là những việc mà Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đang làm cho đồng bào vùng biên. Cán bộ Binh đoàn 15 hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số cạo mủ cao su Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch làm việc tại Binh đoàn 18 Lễ...