Lãnh đạo Đài Loan lên kế hoạch thị sát trái phép đảo Ba Bình
Lãnh đạo Mã Anh Cửu có kế hoạch thị sát trái phép đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào đầu tháng 12 tới.
Đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất Trường Sa. Ảnh: Worlddefence
Tờ Minh Báo của Đài Loan hôm nay dẫn đại diện văn phòng lãnh đạo Đài Loan cho hay ông Mã ngày 12/12 sẽ tới đảo Ba Bình bằng máy bay vận tải C-130H. Trong chuyến thăm, Mã sẽ tham dự lễ khánh thành đưa vào sử dụng cầu tàu và công trình mở rộng đường băng trái phép tại đảo Ba Bình.
Mã Anh Cửu trước đó có kế hoạch thị sát đảo Ba Bình trong tháng 10, nhưng vì lo ngại ảnh hưởng tới cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nên quyết định lùi thời gian thị sát tới tháng 12.
Trong chuyến thị sát sắp tới, sẽ có nhiều quan chức cấp cao Đài Loan tháp tùng cùng Mã Anh Cửu tới đảo Ba Bình. Theo kế hoạch, đoàn thị sát sẽ sử dụng chuyên cơ “Không quân 1″ bay tới Bính Đông, sau đó chuyển sang máy bay vận tải C-130H tới đảo Ba Bình.
Ngoài việc tham gia dự lễ khánh thành công trình trên đảo, ông Mã sẽ nhắc lại “Đề xuất hòa bình tại Biển Đông”, khẳng định chủ quyền trái phép của Đài Loan tại đảo Ba Bình.
Ba Bình la đao lơn nhât trong quân đao Trương Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đai Loan chiếm giữ trái phép hòn đảo này và thường xuyên điều lực lượng tuần duyên đến đây.
Việt Nam nhiều lần phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa, yêu cầu Đài Loan ngừng các hoạt động xây dựng trái phép, không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Video đang HOT
Quốc Trung
Theo VNE
Ba nguy cơ quân sự hóa Trung Quốc có thể thực hiện ở Biển Đông
Sự quyết liệt của Mỹ trong chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông có thể thúc đẩy Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở khu vực này.
Hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Ảnh: CSIS
Sau khi Mỹ thực hiện chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải (FON), cho tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen đi vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Subi ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp, Bắc Kinh đã tỏ ra rất giận dữ và đe dọa sẽ "dùng mọi biện pháp" để đáp trả.
Theo Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trong tương lai Trung Quốc có thể sẽ quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông theo ba hướng chủ yếu nhằm chống lại các chiến dịch FON mà hải quân Mỹ tuyên bố sẽ thực hiện ít nhất hai lần mỗi quý.
Thứ nhất, Trung Quốc sẽ triển khai các phương tiện tình báo, giám sát, và trinh sát (ISR) tới các đảo nhân tạo mới được bồi đắp phi pháp ở khu vực Trường Sa của Việt Nam.
Ông Glaser cho rằng việc triển khai ISR giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng nhận định tình huống trong khu vực, thu thập tin tức tình báo và các thông tin mục tiêu quan trọng khi cần. Việc bố trí trạm radar giám sát tầm xa trên đảo nhân tạo có thể giúp Trung Quốc phát hiện tàu và máy bay nước ngoài từ khoảng cách lên tới 320km.
Máy bay tuần tra Y-8X của hải quân Trung Quốc khi triển khai trên đường băng dài 3.000 m trên đá Chữ Thập sẽ có khả năng xác định vị trí và theo dõi các tàu và máy bay hoạt động trong bán kính lên tới 1.600 km. Các phương tiện ISR của Trung Quốc cũng có thể được sử dụng vào mục đích thu thập tin tức tình báo cũng như thu thập các thông tin mục tiêu quan trọng khác.
Thứ hai, Trung Quốc có thể triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) và các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, có thể đe dọa máy bay, tàu hải quân Mỹ và đồng minh trong khu vực cũng như các bên có tranh chấp chủ quyền khác.
Quân đội Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong 20 năm qua để tăng cường năng lực tên lửa của họ. Nước này đang biên chế với số lượng tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống hạm cho các lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Các tên lửa HQ-9 và S-300 PMU-1 có thể tiêu diệt máy bay ở khoảng cách 150-200 km, trong khi các tên lửa ASCM như YJ-62 và YJ-83 phóng từ mặt đất có thể khống chế phần lớn Biển Đông với tầm bắn 120 - 400 km tính từ các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp.
Mối đe dọa từ các loại tên lửa này sẽ buộc các cường quốc khu vực như Nhật Bản và Australia phải cân nhắc kỹ về hoạt động của các tàu và máy bay trên Biển Đông, theo ông Glaser.
Thứ ba, Trung Quốc có thể sử dụng các đường băng và những cảng nước sâu để hỗ trợ cho các hoạt động của hải quân PLA và không quân (PLAAF) vươn ra ngoài Biển Đông.
Các đường băng và các cảng nước sâu trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn có thể đóng vai trò là các điểm tiếp tế và điều phối cho các tàu quân sự và chiến đấu cơ Trung Quốc, giúp chúng có tầm hoạt động xa hơn trên Biển Đông. Việc triển khai các máy bay có khả năng tiếp nhiên liệu trên không như tiêm kích J-11 giúp mở rộng phạm vi tuần tra của chiến đấu cơ Trung Quốc lên đáng kể, trong khi các máy bay ném bom chiến lược H-6K sẽ đặt các nước ở xa như Australia trong phạm vi không kích.
Về mặt logic, việc bố trí các vũ khí, khí tài hiện đại trên những hòn đảo bao quanh bởi nước mặn này sẽ gia tăng tỷ lệ hao mòn, hỏng hóc, gây tốn kém và gia tăng thách thức. Tuy nhiên, số vũ khí quân sự này cũng mang đến nhiều lợi ích rõ ràng mà Trung Quốc khó có thể phớt lờ, theo Diplomat.
Paul Giarra, chủ tịch Global Strategies & Transformation, công ty tư vấn quốc phòng và chiến lược của Mỹ, cho rằng việc quân sự hóa các đảo nhân tạo sẽ đem đến cho Trung Quốc các lợi thế cơ bản như củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông, tạo vị thế tác chiến trên biển, và mở rộng phạm vi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) mà Trung Quốc đang áp dụng.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc hạ cánh trên một đường băng ở Biển Đông. Ảnh: 81.CN
Đối phó của Mỹ
Tham vọng tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông buộc Mỹ phải cân nhắc các cách tiếp cận chiến lược mới, chủ yếu là vận dụng chiến lược Bù đắp lần thứ Ba (Third Offset), tận dụng các ưu thế về công nghệ quốc phòng nhằm giảm thiểu rủi ro do các vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của PLA gây ra, theo ông Malcolm Davis, phó giáo sư Viện quan hệ quốc tế, Đại học Bond, Australia.
Ông Malcolm cho rằng để đối phó với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc, Mỹ cần sự hỗ trợ của các các đồng minh và đối tác chủ chốt trong khu vực như Australia, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc nhằm khẳng định các nguyên tắc cơ bản như tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế.
Mỹ có thể tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực, đặc biệt là Australia, đưa các lực lượng không quân, lục quân, hải quân tiếp cận nhiều hơn các căn cứ quân sự ở quốc gia này để có thể ứng phó kịp thời hơn với diễn biến tình hình.
Chuyên gia Giarra gợi ý rằng Mỹ và đồng minh "nên mở rộng các vị trí tác chiến vòng ngoài, triển khai các hỏa lực cần thiết ở đây và kết hợp với các yếu tố tâm lý và hợp pháp của chiến tranh hiện đại vào một chiến dịch hợp nhất".
Theo Sean P. Quirk, chuyên gia hải quân tại Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc CSIS, Mỹ có thể ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông bằng con đường ngoại giao, trên các diễn đàn song phương và đa phương cũng như "tăng cường trao đổi quân sự Mỹ - Trung để nêu quan ngại về các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông".
Quirk cho rằng Washington cần chỉ rõ cho Bắc Kinh thấy họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả quốc tế, bao gồm sự lên án của Liên Hợp Quốc và có thể là các biện pháp trừng phạt, nếu họ có những động thái quân sự hóa các các vùng biển quốc tế.
Trong diễn biến mới nhất gần đây, Mỹ vừa mới xác nhận đã điều hai "pháo đài bay" B-52 bay gần các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở khu vực Trường Sa, động thái được giới phân tích cho là ẩn chứa thông điệp răn đe mạnh mẽ của Washington đối với Bắc Kinh.
Duy Sơn
Theo VNE
Người Đài Loan 'không hài lòng' với cuộc gặp Tập Cận Bình - Mã Anh Cửu Cuộc gặp lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo ở 2 bờ eo biển Đài Loan trở thành chủ đề chỉ trích của người Đài Loan, đặc biệt là đối với phát biểu của lãnh đạo hòn đảo. Dân xứ Đài chỉ trích việc lãnh đạo Mã Anh Cửu nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters Chỉ trích xuất...