Lãnh đạo Coca-Cola từ chức vì gian dối
Một lãnh đạo cấp cao của Coca-Cola đã từ chức sau khi tập đoàn này bị cáo buộc tài trợ cho tổ chức nghiên cứu sức khỏe đưa ra báo cáo giảm nhẹ vai trò của nước ngọt đối với bệnh béo phì.
Bà Rhona Applebaum, 61 tuổi, giám đốc phụ trách mảng khoa học và sức khỏe của tập đoàn Coca-Cola – Anh: AFP
Coca-Cola hồi tuần rồi thông báo bà Rhona Applebaum, 61 tuổi, giám đốc phụ trách mảng khoa học và sức khỏe, đã quyết định nghỉ việc.
Thông báo nói trên được tập đoàn giải khát hàng đầu thế giới đưa ra sau khi AP công bố các email trao đổi qua lại giữa bà Applebaum và tổ chức Global Energy Balance Network.
Tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho biết Global Energy Balance Network là một tổ chức phi lợi nhuận nhận tiền tài trợ của Coca-Cola và từng đưa ra nhận xét rằng người Mỹ chú ý quá mức đến năng lượng thu nạp từ ăn uống, mà không dành thời gian cho thể dục.
Tờ New York Times hồi tháng 8 từng có bài viết nói về việc Coca-Cola hỗ trợ tài chính và hậu cần cho Global Energy Balance Network.
Video đang HOT
Ông Muhtar Kent, Tổng giám đốc Coca-Cola, hồi tuần trước tuyên bố sẽ minh bạch hơn về các hoạt động của tập đoàn.
“Chúng tôi đã nhận ra mối liên hệ của Global Energy Balance Network với công ty không được minh bạch. Rõ ràng chúng tôi cần phải làm nhiều thứ hơn để thể hiện giá trị của tập đoàn”, ông Kent cho hay.
Giới chuyên gia nghiên cứu sức khỏe cộng đồng cho rằng năng lượng dung nạp từ thức ăn có nguy cơ khiến con người bị béo phì cao hơn việc ít vận động và có nhiều người cáo buộc nước ngọt là một tác nhân cụ thể.
Coca-Cola cho biết họ chưa từng phản bác mối liên hệ giữa việc tiêu thụ năng lượng thu nạp từ thức ăn, đồng thời cũng khẳng định nếu các nhà nghiên cứu loại trừ một loại thức ăn hay đồ uống nào đó, thì điều này là không công bằng. Tuy nhiên, ông Kent hồi tháng 9 có thừa nhận rằng những chất vấn xoay quanh việc công ty này tài trợ cho Global Energy Balance Network đã gây ra “sự hiểu lầm và nghi ngờ”.
Sau khi xuất hiện những lời chỉ trích, Coca-Cola cũng đưa ra thông báo sẽ ngưng tài trợ cho một số tổ chức nghiên cứu sức khỏe tại Mỹ. Bản thân Global Energy Balance Network cũng lên tiếng cho biết sẽ trả lại khoản đóng góp trị giá 1 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu bệnh béo phì của Coca-Cola.
AP cho biết bà Applebaum đóng vai trò then chốt trong việc hình thành và định hướng cho tổ chức phi lợi nhuận này.
“Cũng giống như một chiến dịch chính trị, chúng ta sẽ tạo ra, triển khai và phát triển một chiến lược đa diện để phản pháo lại các tổ chức cực đoan”, theo nội dung email gửi cho Global Energy Balance Network của bà Applebaum hồi năm ngoái, hàm ý muốn nói đến việc đối phó những người chỉ trích ngành sản xuất nước ngọt có ga.
Thông qua việc liên kết với những nhóm khác, Global Energy Balance Network và các đồng minh sẽ trở nên hùng mạnh đến mức “khó có nhóm phản đối nào có thể tấn công”, bà Applebaum viết trong một email khác.
Theo Thanhnien
Putin: 'IS nhận tiền từ 40 nước'
Tổng thống Nga cho rằng các cá nhân ở 40 nước đang hỗ trợ về tài chính cho phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, trong đó có cả thành viên của G20.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
"Tôi đưa ra các ví dụ dựa trên dữ liệu về hoạt động cung cấp tài chính cho các đơn vị khác nhau của IS từ các cá nhân. Chúng tôi cho rằng số tiền này đến từ 40 nước, trong đó có một số thành viên G20", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các nhà báo tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Putin cho biết đã chia sẻ thông tin này với các nước dự họp, theo RT.
Từ lâu đã có nhiều đồn đoán rằng phiến quân IS đang nhận tiền tài trợ từ các cá nhân ở Kuwait, Qatar và Arab Saudi, IBTimes cho hay. Tuy nhiên ông Putin không tiết lộ với các phóng viên nước nào đã viện trợ tài chính cho IS.
Trong hội nghị G20 diễn ra hai ngày tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, ông Putin cảnh báo các nước thành viên khác về nguy cơ của hoạt động mua bán dầu bất hợp pháp với IS.
"Tôi đã chỉ cho các đồng nghiệp những bức ảnh chụp từ vệ tinh và máy bay cho thấy rõ ràng quy mô hoạt động mua bán dầu mỏ và sản phẩm xăng dầu bất hợp pháp", ông Putin nói.
Ngày 15/11, ông Putin đã gặp riêng Tổng thống Mỹ Barack Obama để bàn về chiến lược giải quyết cuộc xung đột ở Syria.
"Tổng thống Obama và Putin đã nhất trí về quá trình chuyển giao chính trị do người Syria, của người Syria, cũng như lệnh ngừng bắn được xúc tiến bởi các cuộc đàm phán giữa phe đối lập và chính phủ Syria do Liên Hợp Quốc làm trung gian", Nhà Trắng thông báo.
Mỹ và Nga đều tuyên bố sẽ quyết tâm diệt trừ phiến quân IS ở Iraq và Syria, nhưng đến nay hai nước vẫn thi hành những chính sách riêng mà chưa thành lập được một liên minh chung chống lại tổ chức khủng bố giàu có và mạnh nhất thế giới này.
Bạch Dũng
Theo VNE
70.000 người biểu tình đòi tổng thống Hàn Quốc từ chức Ngày 14-11, 70.000 người đã đổ xuống đường tại TP Seoul (Hàn Quốc) chống chính sách thân doanh nghiệp của chính phủ Tổng thống Park Geun-hye và việc bắt buộc sử dụng sách giáo khoa do nhà nước ban hành. Theo Financial Times, đây được xem là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ tháng 5-2008, khi 100.000 người xuống...