Lãnh đạo Cơ quan tài chính ở Đức tự tử vì quá lo về Covid-19
Cảnh sát cho rằng ông Thomas Schaefer, lãnh đạo Cơ quan tài chính của bang Hesse (Đức), đã tự tử vì quá lo lắng về nguy cơ kinh tế sụp đổ bởi dịch Covid-19 cũng như bị căng thẳng quá mức vì lo tìm ra phương án đối phó.
Thi thể của ông Thomas Schaefer, 54 tuổi, được phát hiện gần một đường ray xe lửa tại bang Hesse Văn phòng công tố thành phố Wiesbaden, bang Hesse cho biết, họ tin rằng ông Thomas Schaefer đã tự tử. Ban đầu, những nhân viên y tế đã không thể xác định danh tính của ông Schaefer vì mức độ thương tích của cơ thể.
Ông Thomas Schaefer là người cùng đảng với Thủ tướng Đức – bà Angela Merkel.
“Chúng tôi đã rất sốc. Chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của ông Schaefer. Chúng tôi biết ông ấy đã vô cùng lo lắng về tình hình kinh tế trong lúc dịch Covid-19 đang hoành hành”, Thủ hiến bang Hesse – ông Volker Bouffier, phát biểu.
Ông Volker Bouffier cho biết, ông Schaefer đã giữ chức vụ lãnh đạo Cơ quan tài chính của bang Hesse trong suốt 10 năm. Trong dịch Covid-19, ông Schaefer đã dốc toàn bộ sức lực và làm việc bất kể ngày đêm để giúp đỡ các công ty và người lao động đối phó với những tác động kinh tế của dịch bệnh.
Ông Thomas Schaefer, lãnh đạo Cơ quan tài chính của bang Hesse, Đức (ảnh: Nhregister)
“Chúng tôi cho rằng sự lo lắng đã lấn át lý trí của ông ấy. Trong giai đoạn khó khăn này, chúng tôi thật sự rất cần một người như ông ấy”, ông Bouffier phát biểu.
Video đang HOT
Ông Schaefer là một quan chức rất nổi tiếng và được nhiều người được kính trọng. Ông Schaefer lâu nay vẫn được xem là người sẽ kế nhiệm chức vụ Thủ hiến của ông Bouffier.
Ông Schaefer qua đời để lại một vợ và hai con.
Bang Hesse với trung tâm tài chính là thành phố Frankfurt, là nơi đặt trụ sở của các ngân hàng lớn tại Đức như Deutsche Bank, Commerzbank, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tính đến ngày 29.3, Đức đã ghi nhận tổng cộng 58.247 ca nhiễm Covid-19 với 455 người tử vong.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Số ca nhiễm virus corona ở Đức tăng vọt lên 3.117
Theo hai tờ báo Berliner Morgenpost và Werra Rundschau, Đức đã ghi nhận tổng cộng 3.117 ca nhiễm virus corona.
Nước này có thêm ca tử vong thứ 7, theo thông báo của Cơ quan Y tế Stuttgart. Bệnh nhân là nam giới, 80 tuổi.
Số ca nhiễm virus corona tại Đức hôm 13/3 đã tăng hơn 800 trường hợp so với con số được ghi nhận một ngày trước đó.
North Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất của Đức, đã thông báo đóng cửa trường học vì bùng phát lây lan virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Đây cũng là bang có số ca nhiễm cao nhất cả nước với hơn 1.264 trường hợp, theo thống kê của chính quyền bang.
Những bang khác tại Đức thông báo đóng cửa trường học trong ngày 13/3 bao gồm Bavaria, Lower Saxony, Saarland và Berlin.
Ông Michael Mller, thị trưởng Berlin, cho biết hoạt động giao thông công cộng sẽ giảm tới mức tối thiểu.
Số ca nhiễm virus corona tại Đức hôm 13/3 tăng vọt lên 3.000, tức tăng 631 trường hợp so với con số được ghi nhận một ngày trước đó. Ảnh: Reuters.
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát và nhu cầu trang thiết bị y tế tăng đột biến, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết chính phủ cân nhắc hỗ trợ các công ty dược đang phụ thuộc vào nhập khẩu từ châu Á, khởi động xây dựng lại các cơ sở sản xuất ở châu Âu, theo Der Spiegel.
Một trong những phương án được cân nhắc còn có quốc hữu hóa những công ty mang tầm quan trọng chiến lược đang gặp khó khăn vì dịch bệnh virus corona (Covid-19), đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thị trường sụp đổ và chuỗi cung ứng toàn cầu bị cắt đứt.
Tại cuộc họp báo sáng 13/3 (giờ địa phương), ông Lothar Wieler, Giám đốc Viện Robert Koch - cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Đức, cho biết các cơ quan y tế nước này đặt ra 3 mục tiêu trong nỗ lực đối phó virus corona.
Giám đốc Viện Robert Koch nói số người nhiễm về dài hạn sẽ khó ước tính cụ thể. Tuy nhiên, ông nhận định về dài hạn thì càng nhiều người nhiễm sẽ có mặt tốt vì mức miễn dịch gia tăng. Khoảng 4/5 ca nhiễm sẽ xuất hiện triệu chứng vừa. Nhiều người có thể mắc bệnh mà không biết. Tuy nhiên, có đến 1/5 ca bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng. Điều đó đồng nghĩa rằng sẽ có hàng triệu người bệnh nặng trong cùng một giai đoạn. Ông nhiều lần nhấn mạnh giới chức y tế cần giảm tốc độ áp lực lên hệ thống y tế nước này.
Theo news.zing.vn
Ảnh: Bên trong tâm dịch New York của Mỹ Mỹ hiện đang là quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất thế giới với 123.750 trường hợp và 2.227 người tử vong vì virus. New York - trung tâm tài chính và cũng là tâm dịch Covid-19 của Mỹ đã ghi nhận tổng cộng hơn 53.000 ca nhiễm với hơn 500 người tử vong. Ngày 29.3, Tổng thống Mỹ - ông Donald...