Lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu vẫn được dùng xe công
Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH được sư dung thường xuyên 1 xe ô tô, kê ca khi đã nghỉ công tác.
Chính phủ ban hành Nghị định 04/2019 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức sư dung xe ô tô; khoán kinh phí sử dụng xe ô tô; thuê dịch vụ xe ô tô và sắp xếp lại, xử lý xe ô tô.
Trong đó bao gôm: Xe ô tô phục vụ công tác cac chức danh; xe ô tô phục vụ công tác chung; xe ô tô chuyên dùng; xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước.
Nghị định quy định rõ, chức danh được sư dung thường xuyên một xe ô tô, kê ca khi đã nghỉ công tác, không quy đinh mưc gia gồm có: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH.
Còn ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch QH, Chủ tịch MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác.
Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe ô tô, Thủ tướng quyết định chủng loại, gia mua xe ô tô trang bị cho các chức danh này theo đề nghị của Bộ trưởng Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TƯ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có liên quan.
Bộ trưởng được dùng xe công không quá 1,1 tỷ đồng
Chức danh được sử dụng thường xuyên một ô tô với giá mua tối đa 1,1 triệu đồng/xe trong thời gian công tác gồm 3 nhóm:
Video đang HOT
Nhóm thứ nhất: Trưởng các ban Đảng, ủy viên TƯ, ủy viên UB Thường vụ QH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, Chủ nhiệm các UB của QH, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UB TƯ MTTQ Việt Nam, Trưởng các đoàn thể ở TƯ, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên.
Nhóm 2: Bí thư tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, trừ Ha Nôi va TP.HCM.
Nhóm 3: Các chức danh của TP Hà Nội, TP.HCM: Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách.
Chức danh được sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác với giá mua tối đa 920 triệu đồng/xe gồm 4 nhóm:
Một là: Phó trưởng ban các ban Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, Phó chủ nhiệm Ủy ban của QH, Phó chánh án TAND tối cao, Phó viện trưởng VKSND tối cao, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam, Phó các đoàn thể ở TƯ, Bí thư Thường trực TƯ Đoàn Thanh niên, Tổng cục trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên.
Hai là: Phó bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, trừ Ha Nôi va TP.HCM.
Ba là các chức danh của TP Hà Nội, TP.HCM: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND, Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách, Chủ tịch UB MTTQ.
Bốn là: Chủ tịch Hội đồng thành viên, TGĐ các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập (Tập đoàn kinh tê).
Trường hợp các chức danh này tư nguyên nhân khoán kinh phí sử dụng ô tô thì căn cứ tình hình thực tế của cơ quan để xem xét, quyết định việc khoán kinh phí và số lượng xe ô tô trang bị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Nghị định này có hiệu lực từ 25/2.
Theo Vietnamnet
Viện trưởng VKSND Tối cao: "Các trường hợp oan, sai giảm dần"
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình khẳng định trong năm qua chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội. Trong khi đó, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh: "Các trường hợp oan, sai giảm dần".
Chánh án TAND Tối cáo Nguyễn Hoà Bình.
Báo cáo trước Quốc hội sáng 30/10, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, trong công tác xét xử các vụ án hình sự về cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, trong năm qua chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội.
Các vụ án lớn, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng và các vụ án mà dư luận xã hội quan tâm được các Tòa án đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, như: vụ án Đinh La Thăng phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); vụ án Trịnh Xuân Thanh phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); vụ án Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"...
"Các tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước, đồng thời cũng chú ý áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị các bị cáo chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại"- ông Bình nói.
Trong công tác xét xử các vụ việc dân sự, đã hạn chế đến mức thấp nhất việc để các vụ việc dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Được sự đồng ý của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, thời gian qua, TAND Tối cao đã triển khai thí điểm việc đổi mới, tăng cường hoà giải, đối thoại trong giải quyết các vụ án dân sự và hành chính tại Hải Phòng.
Theo ông Bình, số lượng các loại vụ việc mà các Toà án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục có xu hướng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp. Trong khi đó, những điều kiện đảm bảo cho hoạt động như đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, kinh phí chưa được bổ sung kịp thời.
Các TAND Cấp cao là những đơn vị mới được hình thành trong hệ thống Tòa án theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, có nhiệm vụ, thẩm quyền xem xét, giải quyết phần lớn số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND. Tuy nhiên, việc bổ sung số lượng Thẩm phán, Thẩm tra viên cho các TAND Cấp cao trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do không được tăng biên chế.
"Lãnh đạo một số Tòa án chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Vẫn còn một số Thẩm phán, công chức Toà án hạn chế về năng lực, trình độ; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt nên hiệu quả công tác chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra"- ông Bình nhìn nhận.
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí.
Trong khi đó, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí thông tin, trong 3 năm qua, ngành kiểm sát đã tích cực, chủ động phối hợp xác định hơn 15.000 vụ án trọng điểm, kịp thời điều tra, truy tố và khẩn trương đưa ra xét xử nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, sớm ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Giải quyết dứt điểm một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng có đơn kêu oan, như: vụ Vi Văn Phượng phạm tội giết người tại tỉnh Bắc Giang; vụ Trần Văn Vót phạm 4 tội tại tỉnh Hà Nam; vụ Lê Văn Mạnh phạm tội hiếp dâm, giết người tại tỉnh Thanh Hóa,..
"Chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố của ngành Kiểm sát tiếp tục được nâng lên, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao. Các trường hợp oan, sai giảm dần"- ông Trí cho hay.
Trong đó đã kiểm sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; tăng cường yêu cầu xác minh giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm. Số vụ viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự tăng qua từng năm. Các trường hợp quá hạn giải quyết giảm dần; số lượng, chất lượng các bản yêu cầu điều tra tăng dần, chiếm hơn 80% số vụ án mới khởi tố; tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng giảm dần. Số bị cáo tòa án tuyên không phạm tội cũng giảm dần (năm 2016: 14 bị cáo; năm 2017: 12 bị cáo; năm 2018: 6 bị cáo).
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ trưởng Bộ Công an: Án kinh tế, tham nhũng đạt kết quả rõ nét "Đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo đạt được những kết quả rõ nét, được coi là điểm sáng trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây" - Thượng...