Lãnh đạo Camimex Group (CMX) đồng loạt đăng ký bán ra cổ phiếu
Nhiều lãnh đạo cấp cao tại Công ty cổ phần Camimex Group (Mã chứng khoán: CMX – sàn HOSE) đồng loạt đăng ký bán ra cổ phiếu CMX.
Theo đó, ông Đặng Ngọc Sơn, Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc CMX đăng ký bán ra toàn bộ 10.000 cổ phiếu đang sở hữu để giảm tỷ lệ sở từ 0,033% về 0% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 12/10 đến 30/10.
Ông Nguyễn Trọng Hà, Kế toán trưởng CMX đăng ký bán ra toàn bộ 10.000 cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,033% về 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 12/10 đến 30/10.
Ông Nguyễn Hoàng Nghĩ, thành viên Ban kiểm soát đăng ký bán ra 98.355 cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,46% về 3,14% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 12/10 đến 30/10.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Văn Tấn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc đăng ký bán ra 105.353 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 3,48% về 3,14% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 12/10 đến 30/10.
Ông Nguyễn Đăng Duẩn, thành viên Ban kiểm soát đăng ký bán ra 98.352 cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,46% về còn 3,14% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 12/10 đến 30/10.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm, CMX ghi nhận doanh thu là 711,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 33,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 39,2% và giảm tới 42,1% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành 36,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng thêm 2,8% lên mức 1.463 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho và khoản phải thu. Cụ thể, tồn kho là giảm 3,3% về mức 561,4 tỷ đồng, chiếm 38,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 6,7% về mức 301,7 tỷ đồng, chiếm 20,6% tổng tài sản của doanh nghiệp.
Theo giải trình kết quả kinh doanh, doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, việc dãn cách và cấm vận tải các nước trong phòng chống dịch, logistics bị hạn chế và việc gia tăng thêm các chi phí trong phòng chống dịch làm cho giá thành sản phẩm doanh nghiệp tăng cao.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 07/10, cổ phiếu CMX giảm 200 đồng, tương ứng giảm 1,2% về 17.150 đồng/cổ phiếu.
Thị trường bất động sản vẫn cần thanh lọc
Cổ phiếu BĐS liên tục tăng trần trong thời gian gần đây là tin vui với thị trường đang bị ảnh hưởng nặng vì đại dịch Covid-19. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thị trường vẫn cần phải tiếp tục có sự thanh lọc. Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với chuyên gia nghiên cứu thị trường - Hiệp hội BĐS Việt Nam Vũ Quang Vinh về vấn đề này.
Chuyên gia nghiên cứu thị trường - Hiệp hội BĐS Việt Nam Vũ Quang Vinh
Ông đánh giá thế nào về việc cổ phiếu BĐS liên tục ghi nhận tăng trần?
- Nhìn nhận một cách khách quan thì đây là một thông tin vui đối với thị trường vốn đã gặp nhiều khó khăn từ năm 2019, nay lại bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Sự tăng giá của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của DN, quy luật cung - cầu, lãi suất ngân hàng... Ví dụ, nếu xét các yếu tố này, những mã cổ phiếu trong thời gian qua chỉ tăng trưởng ở một số DN lớn có uy tín, chứ không phải tăng đồng bộ của tất cả các mã cổ phiếu BĐS. Nhưng tín hiệu khả quan nhất đó là việc Chính phủ đã sử dụng gói tài chính khoảng 280.000 tỷ đồng để hỗ trợ DN về lãi suất và tiền thuê đất. Theo tôi đây chính là nhân tố tác động quan trọng nhất dẫn đến việc giá cổ phiếu tăng trần trong thời gian gần đây.
Theo ông, việc này có tác động thế nào đến sự phục hồi của thị trường?
- Cổ phiếu của DN tăng đương nhiên là sẽ có tác động tích cực đến sự phục hồi của thị trường. Khi lãi suất ngân hàng giảm đồng nghĩa với việc DN sẽ tiết giảm đi được những chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ tích cực hơn trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán để huy động vốn và khi có vốn, DN cũng sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án.
Vốn là điều kiện cần, là yếu tố quyết định đến hoạt động và phát triển của DN. Nhưng cần phải nhấn mạnh, đây là thời điểm thị trường vẫn cần phải có sự thanh lọc đối với các DN.
Vậy vì sao thị trường vẫn phải có sự thanh lọc đối với các DN, thưa ông?
- Hệ thống pháp luật hiện nay cho phép các DN được huy động vốn khi hoàn thiện các thủ tục và dự án chỉ cần hoàn thiện phần móng. Điều này dẫn đến việc nhiều DN không đủ năng lực tài chính vẫn có thể triển khai dự án. Như vậy dễ dẫn đến rủi ro cho người đầu tư và người mua, khi không đánh giá hết được tiềm lực thực sự của nhà đầu tư và luôn tin cậy, đặt kỳ vọng lớn vào những nhà đầu tư đó. Do đó, thanh lọc là cần thiết để giảm rủi ro cho người dân và thị trường.
Xin cảm ơn ông!
Mai Vân
Áp lực chốt lãi kèm ảnh hưởng tâm lý từ thị trường chứng khoán ngoại, VnIndex mất 11 điểm Hiện tại chưa có cổ phiếu nào xuất hiện tình trạng bán tháo. Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư vẫn đang đặt niềm tin vào thị trường chứng khoán và không vội bán ra để gặp lại sai lầm cũ, phải đứng ngoài thị trường như giai đoạn vừa qua. Phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán Việt Nam...