Lãnh đạo biểu tình Thái Lan cáo buộc chính phủ gây ra bạo lực
Những nỗi lo của người dân Thái Lan về biểu tình có thể kéo theo bạo lực đang dần thành hiện thực khi đã nhiều người trở thành nạn nhân trong ngày hôm qua. Trong khi đó, lãnh đạo phe biểu tình cho rằng chính phủ Thái Lan là người phải chịu trách nhiệm.
Lãnh đạo phe biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban
Cho đến nay, chiến dịch “đóng cửa” Bangkok của phe đối lập tại Thái Lan đã bước sang ngày thứ 4, và những vụ bạo lực xuất hiện ngày một nhiều khiến người dân nước này không khỏi lo lắng.
Trong đó đáng chú ý nhất là vụ tư gia của cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, bị tấn công bằng chất nổ trong tối thứ Ba. Trước đó, hai người biểu tình đã bị thương gần khu vực Pathum Wan, khi một vụ nổ súng diễn ra.
Trong một động thái nhằm đối phó với bạo lực gia tăng, Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) đã đồng ý hợp tác với một kế hoạch an ninh mới của cảnh sát, theo đó 9 điểm kiểm tra an ninh sẽ được lập nên gần các địa điểm biểu tình để giám sát những người ra vào các khu vực này, nhằm giảm thiếu nguy cơ xảy ra tấn công.
Dẫn thông báo của Bộ y tế Thái Lan, tờ Nation cho biết tính đến tối thứ Ba, đã có 7 người bị thương trong các vụ tấn công.
Trong một vụ việc được miêu tả là riêng lẻ, 4 người đã bị bắt sau khi xe của họ bị chặn lại tại một điểm kiểm soát vào 3 giờ sáng qua. Cảnh sát đã thu giữ trên xe của những người này một khẩu súng lục 9mm và 4 quả lựu đạn, nhưng cho biết 4 nghi phạm này không liên quan đến vụ đánh bom tư gia của ông Abhisit. Một trong những người bị bắt thừa nhận mua lựu đạn từ một người bạn và mang theo súng để phòng thân.
Video đang HOT
Phó cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan, tướng Aek Angsananont cho biết những chất nổ bị tịch thu là những quả lựu đạn RGD-5 do Trung Quốc sản xuất, có thể đã được chuyển lậu vào Thái Lan, và không giống loại lựu đạn được sử dụng trong vụ tấn công tư gia của ông Abhisit.
Trong khi đó đại tá cảnh sát Khamthon Ouicharoen, người đứng đầu cơ quan rà phá chất nổ của cảnh sát cho biết loại lựu đạn được thu thập tại nhà ông Abhisit thuộc mẫu M-26 do Mỹ sản xuất, vốn vẫn được quân đội nước này sử dụng.
Lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban thì ám chỉ chính phủ đứng đằng sau các vụ tấn công bạo lực vừa qua, khi tuyến bố chính phủ phải chắc hẳn đã phải làm gì đó trong tất cả các vụ tấn công nhắm vào phong trào chống chính phủ.
Tổng cộng từ tháng 10 năm ngoái, thời điểm PDRC triển khai chiến dịch biểu tình chống chính phủ đến nay, 8 người đã thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương trong các cuộc đụng độ, 11 người bị bắt.
Theo tờ Bưu điện Bangkok, một số nguồn tin trong phe áo đỏ ủng hộ chính phủ cho biết, các phần tử quân sự hoạt động ngầm trong phe áo đỏ đã cất giấu súng và đạn dược quanh Bangkok suốt nhiều tháng qua. Và các cuộc đụng độ với phe biểu tình có thể nổ ra nếu cuộc bầu cử ngày 2/2 tới bị một cơ quan nào đó hoặc quân đội ngăn cản.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc: Con trai Chu Vĩnh Khang bị bắt
Con trai cả của cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, người cũng từng là Bộ trưởng bộ công an nước này, đã chính thức bị bắt để điều tra nghi án hối lộ, báo giới Hồng Kông đưa tin.
Nhiều người thân cận quanh Chu Vĩnh Khang đã bị bắt
Thông tin được tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng tải dẫn nguồn tin "được tiếp cận trực tiếp vấn đề" trên. Theo đó Chu Bân, 41 tuổi, đã chính thức bị giam giữ và gia đình đang tìm thuê luật sư để chuẩn bị bào chữa cho người này.
Chu Bân bị nghi có liên quan đến những thương vụ làm ăn phi pháp tại Tứ Xuyên và trong ngành dầu mỏ. Hiện vị con trai cả của vị cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc đang phải đối mặt với tội danh hối lộ và các cáo buộc khác, 3 người giấu tên có thông tin về vụ bắt giữ tiết lộ.
Chu Bân được cho là bị bắt giữ từ hồi tháng 12.
Vụ bắt giữ này là một bước đi then chốt trong việc thực thi các trình tự tố tụng đối với Chu Bân, và có thể cả cha của ông, người sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất trong đảng Cộng Sản Trung Quốc bị điều tra vì bê bối tham nhũng trong nhiều thập niên qua.
Kể từ cuộc Cách mạng văn hóa đến nay, chưa có vị ủy viên thường vụ Bộ chính trị nào dù đã nghỉ hưu hay còn đương nhiệm tại nước này bị điều tra về các tội danh kinh tế hay xã hội. Ông Chu Vĩnh Khang từng nắm quyền điều hành toàn bộ bộ máy an ninh trong nước khổng lồ của Trung Quốc.
Quyết định điều tra ông được các nhà lãnh đạo cấp cao đương nhiệm cũng như đã về hưu của Trung Quốc đồng ý hồi đầu tháng 8 năm ngoái.
"Chu Bân đã liên lạc với nhiều luật sư thông qua một người trung gian, nhưng quyết định chỉ định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra", một nguồn tin cho biết. "Đây là một vụ việc phức tạp và các luật sư phải cân nhắc nhiều điều".
Nguồn tin này cho biết thêm rằng các luật sư mà Chu Bân liên lạc vẫn chưa được trực tiếp gặp ông này do Chu Bân đang bị cơ quan chức năng giam giữ.
Thông thường, việc chỉ định luật sư trong một vụ án nhạy cảm về chính trị tại Trung Quốc phải được phê duyệt bởi lãnh đạo cấp cao nhất.
Một nguồn tin khác cho biết, việc Chu Bân được quyền mời luật sư có nghĩa là người này có khả năng bị đưa ra trước tòa, và phiên xét xử sẽ sớm bắt đầu.
"Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất muốn các vụ việc xoay quanh Chu Vĩnh Khang phải tuân thủ các trình tự tố tụng một cách nghiêm ngặt, để phát đi thông điệp rằng Trung Quốc là một đất nước pháp quyền, và rằng vụ điều tra không phải một đợt thanh trừng chính trị", nguồn tin này nói.
Hồi đầu tháng trước, đã có thông tin từ một hãng thông tấn Mỹ cho biết Chu Bân đang bị giam lỏng tại Bắc Kinh, sau khi đồng ý từ nước ngoài trở về để làm việc với Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc.
Chu Bân được khẳng định đã cưới một người Mỹ gốc Hoa và nhập quốc tịch Mỹ.
Theo Dantri
Phe biểu tình khởi động 'chiếm Bangkok' Ngày 5.1, phe biểu tình Thái Lan huy động hàng ngàn người xuống đường để khởi động và thị uy cho chiến dịch 'chiếm Bangkok' vào tuần sau. Ông Suthep Thaugsuban và người biểu tình trong cuộc vận động chiến dịch "chiếm Bangkok" hôm qua - Ảnh: Minh Quang Người biểu tình chủ yếu diễu hành xung quanh China Town, một trong 20...