Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam có gì hấp dẫn?
Tham quan Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, du khách được trải nghiệm và khám phá bản sắc văn hóa của 54 dân tộc thông qua hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thuộc khu du lịch Đồng Mô, Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội hơn 40km. Làng nằm trên một ngọn đồi rộng lớn, được bao quanh bởi nhiều thung lũng xanh tươi.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là một địa điểm du lịch lý tưởng gần Hà Nội, dành cho những ai muốn được đắm mình trong không gian văn hóa truyền thống đầy màu sắc, tìm hiểu phong tục tập quán, nghệ thuật và ẩm thực đặc trưng của từng dân tộc trên dải đất hình chữ S.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam có gì nổi bật?
Trong 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một bản sắc riêng biệt về trang phục, văn hóa, ngôn ngữ và phong tục. Chính vì thế, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam được xây dựng để lưu giữ và truyền bá những nét đẹp lâu đời của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là một địa điểm du lịch gần Hà Nội lý tưởng dành cho những ai muốn được đắm mình trong không gian văn hóa truyền thống đầy màu sắc. (Ảnh: Geo-nature)
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là địa điểm mang tính lịch sử và văn hóa, tái hiện cuộc sống và phong tục tập quán của các dân tộc trên khắp đất nước. Khu du lịch đang được phát triển và trong tương lai có thể mở rộng thêm nhiều địa điểm hấp dẫn.
Mặc dù nằm khá xa trung tâm thành phố, du khách dễ dàng thực hiện chuyến tham quan tới nơi này bằng ô tô, xe buýt hoặc xe máy.
Với quy mô lớn lên tới 1544ha, bản đồ Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam bao gồm các khu chức năng nổi bật sau đây:
Khu làng dân tộc
Đây là khu vực mà bạn chắc chắn nên ghé thăm đầu tiên khi đến với Làng Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam. Làng Dân Tộc là nơi lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt của người dân trên khắp mọi miền tổ quốc. Ngoài giá trị lịch sử và văn hóa, khu vực này còn địa điểm sống ảo độc đáo, mỗi góc đường, mỗi căn nhà đều đem lại cho du khách những bức ảnh đậm chất hoài cổ.
Đừng quên ghé thăm tháp Chăm và nhà thờ Khơ Me – hai điểm đến không thể bỏ qua nếu bạn muốn lưu giữ những hình ảnh Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thật đẹp và sống động sau chuyến đi.
Làng Dân Tộc là nơi lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt của người dân trên khắp mọi miền tổ quốc. (Ảnh: Lonasy)
Video đang HOT
Khu di sản văn hóa thế giới
Ngoài công trình kiến trúc nguyên bản của các dân tộc Việt Nam được bảo tồn, Làng Văn hóa còn có riêng một khu vực để trưng bày mô hình các công trình nổi tiếng trên thế giới như Vạn Lý Trường Thành, tháp Eiffel hay Kim Tự Tháp Ai Cập. Đây là điểm đến được giới trẻ đặc biệt yêu thích bởi có thể thỏa thích vi vu đến những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới ngay tại Hà Nội.
Khu vui chơi, giải trí
Khu vui choi giải trí có diện tích khoảng 125 ha, là tổ hợp của các trò chơi cảm giác mạnh, sân chơi thể thao, sân Golf, khu công viên và khu đi dạo. Các tiện ích trong khu trung tâm bao gồm: vườn thượng uyển, công viên, vườn chim, vườn bướm, bể cá, trung tâm thể dục – thể thao, nhà hát, sân khấu, khu ẩm thực và địa điểm tổ chức nhiều hoạt động giải trí, vui chơi khác.
Các trò chơi tại đây không những mang lại những giờ phút thư giãn tuyệt vời mà còn được lồng ghép các giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc..
Hồ Đồng Mô
Khu vực mặt nước của hồ Đồng Mô là một phần quan trọng, gắn với công viên và bến thuyền của Làng Văn hóa. Với diện tích lên đến 341 ha, trong đó có 310,04 ha là mặt nước,
Nếu bạn muốn tận hưởng làn gió mát rượi, hít thở không khí trong lành để nghỉ ngơi sau những giờ di chuyển thì hồ Đồng Mô là một trong những địa điểm vô cùng lý tưởng.
Những con thuyền neo đậu ở bờ hồ hoặc di chuyển trên mặt nước phẳng lặng cũng là một khung cảnh vô cùng thơ mộng giúp bạn thả mình vào thiên nhiên và quên đi mệt mỏi thường ngày.
Ngoài những khu vực kể trên, Làng Văn Hóa Các dân Tộc Việt Nam còn có khu vực dịch vụ tổng hợp và khu cây xanh hồ Đồng Mô, nơi được khai thác để phát triển các dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng của khách du lịch mà vẫn giữ nguyên được cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa lâu đời.
Làm gì ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam?
Dưới đây là những hoạt động được gợi ý khi du khách tham quan Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Vào đầu hoặc cuối mỗi năm, Làng Văn hóa các dân tộc sẽ diễn ra các sự kiện và lễ hội đặc sắc, để kết nối và tôn vinh sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em. (Ảnh: Lonasy)
Tham gia các lễ hội
Vào đầu hoặc cuối mỗi năm, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ có các sự kiện và lễ hội đặc sắc để kết nối, tôn vinh sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn tham gia các trò chơi dân gian, các điệu múa đặc sắc mà bình thường rất khó được trải nghiệm ở các thành phố lớn như ném còn, đi cà kheo, thổi khèn, hát then, nhảy sạp của các dân tộc Tày, Nùng, H’mông và Dao.
Du khách có cơ hội tham gia, trải nghiệm các trò chơi dân gian, các điệu múa đặc sắc mà bình thường rất khó có thể tìm kiếm ở các thành phố lớn. (Ảnh: Geo -nature)
Các dân tộc Tây Nguyên cũng có những hoạt động vô cùng hấp dẫn như nấu rượu cần, múa hát với cồng chiêng. Dân tộc Thái, Mường… sẽ góp vui với các món ăn đậm hương vị núi rừng như xôi ngũ sắc, bánh rợm, bánh dày…
Còn các dân tộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ như người Khmer, người Chăm có những điệu múa đền tháp say đắm lòng người.
Tổ chức cắm trại, dã ngoại
Đây là một điểm đến lý tưởng để tổ chức cắm trại. (Ảnh: Traveloka)
Đến với Làng Văn hóa các dân tộc, bạn sẽ được sống trong môi trường gần gũi với thiên nhiên, hòa mình vào không gian yên tĩnh và tận hưởng trọn vẹn những giây phút thư giãn. Với khung cảnh đẹp, cơ sở hạ tầng đầy đủ và hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, đây là một điểm đến lý tưởng để tổ chức cắm trại, dã ngoại khi bạn đang có kế hoạch du lịch ngoại thành Hà Nội.
Trải nghiệm văn hóa ẩm thực đặc sắc
Là một địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, khu vực này không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan đẹp và các hoạt động vui chơi giải trí mà còn bởi những trải nghiệm văn hóa ẩm thực đặc sắc của các dân tộc Việt Nam theo từng vùng miền.
Ở đây, bạn sẽ được đắm chìm vào thiên đường ẩm thực với các món ăn đặc sắc như thịt trâu gác bếp của người Tày, bánh dày, bánh rợm, xôi ngũ sắc, khâu nhục… Ngoài ra, du khách không nên bỏ lỡ các món rau rừng được chính người đồng bào canh tác và thu hoạch.
Những món ăn này sẽ được phục vụ tại nhà sàn, mang lại cảm giác vô cùng chân thực như khi bạn trực tiếp đến thăm nhà của đồng bào dân tộc.
Du khách sẽ được đắm chìm vào thiên đường ẩm thực với các món ăn đặc sắc. (Ảnh: Petro Times)
Những món ăn đơn giản, mang đậm tinh thần của người địa phương không chỉ ngon miệng và độc đáo mà còn giúp chúng ta hiểu thêm về những giá trị văn hóa tốt đẹp đã được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Du khách cũng có cơ hội tự tay làm những món ăn tuyệt vời với sự hướng dẫn của chính người dân bản địa. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm thật đáng nhớ.
Một số đặc sản du khách nên thử khi đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Gà đồi nướng, cỗ mẹt của bản Mường, thịt trâu hun khói, mâm cỗ hấp dẫn của dân tộc Tày.
Ngoài ẩm thực đặc sắc, nơi đây còn có sẵn các trang phục truyền thống cho thuê. Cảm giác khoác lên mình những bộ trang phục của người Dao, Thái, Tày, Nùng, H’Mong hẳn sẽ khiến cho mỗi du khách dâng trào trong mình niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn.
Khu vực quanh làng có dịch vụ cho thuê nhà sàn ở qua đêm, nhà có thể chứa đến 60 người, thích hợp với các cơ quan, tổ chức hoặc đại gia đình.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là một trong những địa điểm du lịch đáng đến nhất xung quanh Hà Nội, du khách sẽ hối tiếc nếu bỏ lỡ.
Hà Giang: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trên vùng đất "Vỏ cây vàng" Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì (Hà Giang) là điểm du lịch hấp dẫn với ruộng bậc thang kỳ vĩ và những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc.
Những năm qua, huyện tích cực phát huy thế mạnh, khai thác, bảo tồn các lễ hội để thu hút khách du lịch. Nhờ đó, năm 2023 huyện thu hút hơn 125 nghìn lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu mang lại trên 100 tỷ đồng.
Du khách tham quan vùng chè Shan tuyết cổ thụ |
Huyện Hoàng Su Phì có trên 14 nghìn hộ dân với gần 70 nghìn khẩu thuộc 13 dân tộc sinh sống. Song song với thu hút đầu tư phát triển du lịch, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình lãnh đạo, điều hành xây dựng phát triển KT - XH của địa phương. Nhiều lễ hội, lễ thức văn hóa dân gian độc đáo của các dân tộc được phục dựng và duy trì thường xuyên, góp phần giáo dục văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Trong đó có nhiều lễ thức, lễ hội, nghề truyền thống được kiểm kê, lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Văn hóa phi vật thể Quốc gia như: Lễ hội Quỹa Hiéng của dân tộc Dao xã Hồ Thầu, Tết Khu cù tê của dân tộc La Chí, lễ cúng thần Rừng của dân tộc Nùng, nghề chạm bạc của dân tộc Nùng xã Nàng Đôn và Pờ Ly Ngài...
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hoàng Su Phì, Lù Văn Chung cho biết: Một trong 3 đột phá của huyện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là đưa du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở đó, huyện đã triển khai xây dựng các Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tăng cường công tác quảng bá và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
Nghệ nhân trình diễn nhảy lửa tại xã Thông Nguyên |
Không chỉ phong phú các lễ hội truyền thống, các khu du lịch trên địa bàn thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc như đẩy gậy, vật chày, nhảy lửa... và mời các nghệ nhân dân gian đến biểu diễn những tiết mục múa dân gian, trích đoạn lễ hội để khách du lịch trải nghiệm. Anh Thomas Boucharlat (du khách Pháp) chia sẻ: Cảnh đẹp ở đây thật tuyệt vời. Đến đây, tôi cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện của mọi người, được hòa mình vào thiên nhiên sau khi có trải nghiệm một ngày làm nông dân đầy thú vị.
Với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian, các lễ hội, lễ thức tiêu biểu đã trở thành môi trường tích cực và thuận lợi cho nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì quảng bá, giới thiệu, phát huy giá trị bản sắc dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống độc đáo của nhân dân các dân tộc, phục vụ nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương.
Khám phá vẻ đẹp lãng mạn, bình yên tại bản Mường Giang Mỗ, Hòa Bình Bản Mường Giang Mỗ được biết đến là một điểm nhấn trong bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Hòa Bình. Không gian yên bình với vẻ đẹp lãng mạn như tranh cùng những nét văn hóa độc đáo đã biến nơi đây trở thành điểm đến thu hút du khách. Nằm cách thành phố Hòa Bình 10km, bản Mường Giang Mỗ...