Làng thêu Đông Cứu – ngôi làng thêu long bào duy nhất ở Hà Nội
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, ngày nay, người dân làng thêu Đông Cứu (thuộc xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn gìn giữ lối thêu phục chế long bào để làng nghề không bị mai một.
Làng Đông Cứu (thuộc xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) nổi danh với nghề thêu truyền thống, đặc biệt là thêu long bào cho các triều vua phong kiến của Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, ngày nay, người dân làng thêu Đông Cứu vẫn gìn giữ lối thêu phục chế long bào để làng nghề không bị mai một.
Bảo tồn và phát huy nghề thêu cổ là mong ước và tâm huyết của nhiều nghệ nhân làng Đông Cứu.
Nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi
Chúng tôi về làng Đông Cứu vào một ngày cuối tháng Ba. Ngôi làng vẫn gìn giữ nét cổ kính với cây đa, sân đình nhưng dòng người thì nhộp nhịp, tấp nập. Dọc hai bên lối vào làng, nhiều biển hiệu dần hiện ra với những câu đối, tán, lọng, áo lễ… rực rỡ sắc màu.
Theo thông tin được ghi trên bản sắc phong, làng thêu xuất hiện dưới thời vua Lê Cảnh Hưng (năm 1746). Làng Đông Cứu thờ ông Lê Công Hành, cũng là ông tổ nghề thêu. Tương truyền rằng khi đi sứ phương Bắc, ông học được kỹ thuật thêu nên khi về truyền lại cho dân, trong đó có dân làng Đông Cứu.
Thêu trang phục cung đình đòi hỏi sự khắt khe, tỉ mỉ và rất nhiều tâm sức. Công cụ khá đơn giản, gồm kim thêu, khung thêu, kéo, thước, bút lông, chỉ thêu, vải thêu các loại. Tuy nhiên, để có thể hoàn thiện được những bộ long bào phục chế, các xưởng thêu phải tìm được nơi có loại vải phù hợp nhất, phải có kỹ thuật đánh màu và đan xen các canh chỉ. Các đường kim mũi chỉ phải theo một hướng nhất định với lối thêu phức tạp, nhiều quy định.
Bà Mai, thợ thêu của một xưởng trong làng, chia sẻ: “Có những chiếc áo làm mấy tháng, có những chiếc phải làm cả năm trời. Ở đây, tất cả các công đoạn đều thêu bằng tay nên đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Ví dụ áo vua thì cách se chỉ và phối màu khác áo hoàng hậu, mỗi họa tiết đều phải tỉ mỉ dù là nhỏ nhất, cách phối màu phải theo mức độ đậm nhạt. Có những khách ở tận miền Nam cất công bay ra đây để được tận mắt nhìn thấy chúng tôi thêu tay,” bà Mai chia sẻ.
Dù ngày nay có công nghệ thêu máy hiện đại với từng đường chỉ đều tăm tắp, tuy nhiên sản phẩm thêu tay vẫn được khách hàng ưa chuộng hơn. Một sản phẩm được tạo ra dưới sự chăm chút, cần mẫn hàng tháng trời từ những đôi tay khéo léo luôn mang đến sự tinh tế, có giá trị thẩm mỹ cao.
Quyết tâm không để làng nghề mai một
Hiện nay, làng Đông Cứu có hơn 100 hộ đứng ra mở xưởng và nhận hàng về thêu, nhân lực từ 10-20 thợ thêu thủ công tùy quy mô mỗi xưởng. Sản phẩm của làng đa dạng mẫu mã, như khăn chầu áo ngự, nghi môn, trướng, tán và được bán khắp cả nước, nhiều nhất là miền Bắc và thị trường Hà Nội. Thu nhập từ nghề thêu khá cao, giúp người dân Đông Cứu ổn định kinh tế đồng thời có thể bảo tồn và phát huy được nghề truyền thống.
Bảo tồn và phát huy nghề thêu cổ là điều mong ước và tâm huyết của nhiều nghệ nhân làng Đông Cứu.
Video đang HOT
Để trở thành làng nghề thêu truyền thống nổi tiếng như ngày nay là quá trình bền bỉ hình thành, tạo thương hiệu và là sự sáng tạo, kế thừa nhiều thế hệ của người dân Đông Cứu. Hiện nay, làng thêu hội tụ những tay nghề giỏi, tâm huyết sẵn sàng đào tạo học nghề cho mọi người, nhất là con em trong làng.
Hiện nay, thế hệ trẻ ở làng đang theo nghề khá nhiều. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều làng nghề truyền thống trên cả nước đứng trước nguy cơ mai một.
Ông Nguyễn Thế Du, Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu chia sẻ: “Làng thêu Đông Cứu được khách hàng tin dùng rất nhiều, số lượng đặt hàng lớn, càng ngày càng phát triển hơn. Công nhân của làng nghề được trả lương cao. Để tiếp nối và giữ gìn nghề truyền thống của ông cha, hiện nay chúng tôi liên tục đào tạo con em trong nhà, các cháu chưa xin được việc làm. Tất cả các thành viên trong làng đều làm nghề, nghề thêu mang lại nguồn thu nhập chính và giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo.”
Cùng với đó, với sự tỉ mỉ của các nghệ nhân và sự năng động sáng tạo của các bạn trẻ, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng.
Các nghệ nhân làng Đông Cứu đang từng ngày gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị văn hóa của các thế hệ trước để lại, giúp nghề truyền thống không bị mai một.
Với những giá trị văn hóa đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận Nghề thủ công truyền thống thôn Đông Cứu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hoàng điệp 'rớt nắng' trên phố Hà thành
Không kiêu sa như muồng hoàng yến, không lãng mạn như bằng lăng, không chói lóa như phượng vỹ, nhưng mỗi khi hoa hoàng điệp rớt nắng trên phố Hà thành vẫn khiến bao người xao xuyến.
Những ngày hè, trên các tuyến phố Thủ đô Hà Nội lại ngập đầy sắc vàng của hoa điệp.
Không quá đẹp để được trưng trong nhà, hay lãng mạn để những người đang yêu hái tặng nhau, điệp vàng âm thầm điểm trang cho các tòa nhà cao tầng để khi rụng xuống mang theo kỷ niệm riêng cho bao người.
Trên các con đường lớn, những lối đi, trong công viên hay sân trường bạn đều có thể bắt gặp loài hoàng điệp mang sắc vàng như màu nắng.
Có lẽ, Hà Nội là một trong những thành phố hoa điệp được trồng nhiều nhất. Cũng chẳng ở đâu hoa điệp đậm màu vàng như ở Hà Nội.
Màu vàng của hoa điệp chen giữa màu lá xanh, màu vàng đung đưa bên những khung cửa sổ, màu vàng đậm sắc trên nền trời, màu vàng rải đầy những con đường dưới bước chân người qua lại.
Đầu mùa hoa, cây điệp vốn rất ít người để ý, bởi lẽ những bông hoa vàng thường nở ở trên đỉnh ngọn cây, lấp ló sau những cành lá xanh thẫm tươi mát. Cuối tháng 5, toàn bộ cây điệp nở hoa vàng rực mới khiến cả con đường trở nên rực rỡ.
Hoa điệp cũng là loài hoa gắn liền với tuổi học trò.
Bởi, cứ đến khi những cô, cậu học sinh bịn rịn chia tay nhau thì hoa điệp mới nở rộ.
Cứ như thế, hoàng điệp âm thầm, lặng lẽ gắn liền với mối tình đẹp tuổi học trò, với những buổi tan trường về đi trên những con đường nhuộm vàng bởi màu hoa ấy.
Vậy nên nhiều người qua đường thoáng thấy những bông hoa vàng nhỏ xinh rơi nhẹ xuống đường lại bồi hồi, xao xuyến là vì thế.
Mùa hoa điệp bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tận tháng 8.
Loài cây này có sức sống khá mãnh liệt và bền bỉ.
Thân cây to, tán rộng mang lại sự mát mẻ cho người dân thành phố.
Hoa điệp mỏng manh nở đúng lúc thời tiết mùa hè ở Hà Nội khó chịu nhất và khắc nghiệt nhất nên rất dễ bị lay động bởi gió.
Những cánh hoa điệp vàng khoe sắc tô điểm cho Hà Nội trở nên lãng mạn hơn, dịu dàng hơn.
Ba villa 'đẹp quên lối về' ở ngoại thành Hà Nội Từ 1,1 triệu đồng du khách có thể thuê một căn nghỉ riêng biệt và tận hưởng không gian núi rừng vắng vẻ chỉ cách Hà Nội một tiếng di chuyển. Rời trung tâm Hà Nội khoảng 40-60 km du khách sẽ tìm thấy những điểm nghỉ dưỡng nhỏ xinh, nằm giữa rừng và tách biệt với phố thị nhưng vẫn đủ tiện...