Lạng Sơn: Ươm thứ cây trổ hoa trắng miên man, ép ra thứ dầu bán đắt
Sau khi nghỉ hưu về sinh sống tại địa phương, ông Hoàng Quang Trung – cựu Huyện đội phó huyện Lộc Bình ( Lạng Sơn) đến với nghề ươm cây sở.
Cây sở là loài cây họ chè trổ hoa trắng đẹp miên man, hạt dùng dể ép dầu…
Phóng viên Dân Việt gặp ông Hoàng Quang Trung (SN 1963, khu Lao Động, thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) trong một ngày đầu tháng 5 nóng như nung.
Ông Trung vừa xuất bán cây sở giống cho bà con. Với nụ cười thân thiện và đôn hậu, ông tâm sự về cơ duyên của mình với nghề ươm cây sở giống.
Hằng ngày, ông Trung tất bật với công việc chăm sóc, tưới tiêu tại vườn ươm cây sở giống.
Ông Trung cho biết, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, cuộc sống khá vất vả. Nhưng may mắn ông được gia đình tạo điều kiện đi thoát ly. Trước khi nghỉ hưu vào năm 2015, ông đảm nhận chức vụ Huyện đội phó tại Huyện đội Lộc Bình.
“Dù đi làm tại cơ quan nhà nước nhưng cái máu ham làm, ham lao động, nó đã ngấm vào người. Quá trình còn công tác, vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi vẫn tranh thủ tăng gia sản xuất tại gia đình. Vốn xuất thân từ nông dân nên nhìn thấy đồi nương, rừng cây cỏ dại um tùm, tôi thấy tiếc tấc đất lắm…”, ông Trung tâm sự.
Ngày còn công tác, ông Trung thường xuyên xem đọc sách báo, ti vi, internet tìm hiểu về cây sở, một loại cây thuộc họ chè, từ đó ấp ủ ý định phát triển giống cây này sau nghỉ hưu…
Video đang HOT
Giống cây sở chè cho quả sai và giá trị cao hơn những giống cây sở khác nên nhiều người dân có nhu cầu mua về trồng.
Theo ông Trung, có 2 loại cây sở là sở chè và sở vả. Sở vả có quả to vỏ dày, bán với giá chỉ 4.000 – 5.000/kg quả tươi. Còn giống sở chè tuy quả nhỏ nhưng vỏ mỏng, sai quả, có giá trị gấp 3 lần giống sở vả.
Cây sở xanh tốt quanh năm, rễ bám sâu vào lòng đất, có tác dụng chống xói mòn khi có mưa lũ. Sản phẩm chính của loài cây ra hoa trắng đẹp miên man này là lấy hạt tinh chế dầu ăn, chế biến xà phòng, làm thuốc chữa bệnh, phân bón và thuốc trừ sâu…
Chính vì vậy, nếu đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng sở, đây sẽ là cây trồng cho giá trị kinh tế cao.
Sau khi về hưu, giữa năm 2015, ông Trung bắt tay vào việc ươm trồng thử nghiệm khoảng 30 cây sở chè trên đất rừng của gia đình. Năm 2018, ông tiếp tục trồng thêm 4.000 cây sở chè.
Sau 4 – 5 năm, cây sở phát triển tốt và bắt đầu bói quả. Bà con trong vùng nhận thấy cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Lạng Sơn, đồi rừng thì bỏ không hoang hóa nên có nhu cầu mua cây sở giống. Từ đó ông đã bắt tay vào ươm cây sở giống để cung cấp cho bà con trong vùng.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Trung bảo: “Tôi đến với nghề làm cây giống có lẽ là cái duyên và là niềm đam mê. Ngay sau khi xuất ngũ và hoàn thành trách nhiệm về nghỉ hưu ở địa phương, tôi bắt tay luôn vào triển khai những gì đã ấp ủ nhiều năm trước đó. Tôi cùng các anh em đồng đội thường xuyên gặp mặt, cùng nhau tìm hiểu về cây sở. Chúng tôi còn liên hệ với đồng đội trong Nghệ An và vào tận nơi tham quan vườn cây sở chè”.
“Nhìn thấy đồi rừng bỏ hoang phí tôi tiếc đứt ruột, nên tôi vận động con cháu đầu tư trồng rừng cây sở chè coi như là “sổ hưu” về già. Sau 5 năm, cây bắt đầu cho thu hoạch và năng suất sẽ tăng liên tục qua các năm…”, ông Trung cho hay.
“Từ đầu năm đến nay, tôi đã xuất bán 50.000 cây sở, chủ yếu cho các hộ gia đình trong vùng, các huyện trong tỉnh Lạng Sơn như Văn Lãng, Bắc Sơn, Tràng Định, Văn Quan…Tôi bán bán 6.000 đồng/cây giống”, ông Trung cho biết thêm.
Nói về dự định trong thời gian tới, ông Trung hào hứng chia sẻ: “Hiện, tại vườn ươm cây sở của gia đình tôi còn hơn 100.000 cây sở chè giống. Sắp tới, tôi sẽ tăng số lượng cây tại vườn ươm lên thêm hơn 100.000 cây giống sở chè nữa”.
Được biết, ngoài việc phát triển vườn ươm cây sở, ông Trung còn ghép trám, trồng sim…Nhưng loại cây này đều ra sai quả cho năng suất cao và bán cây giống ra thị trường.
Chưa hoàn thành đường gom vẫn thu phí, đại diện BOT Bắc Giang - Lạng Sơn nói gì?
Chủ đầu tư BOT Bắc Giang - Lạng Sơn vừa lên tiếng lý giải về việc nhiều hạng mục tại dự án chưa hoàn thành thi công.
Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn vừa phát đi thông tin làm rõ các vấn đề dư luận quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống đường gom thuộc tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn qua địa phận tỉnh Bắc Giang.
Theo phản ánh trước đó, đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đi vào hoạt động, thu phí từ nhiều tháng nay nhưng những hố bẫy gây nguy hiểm tại đường gom và ven quốc lộ 1 A vẫn hiện diện. Nhiều người dân sống quanh khu vực này cho rằng, chủ đầu tư cố tình "bỏ quên" và không hoàn thành các hạng mục thuộc dự án.
Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn hoạt động chính thức từ 15/1/2020.
Trả lời VTC News, ông Đặng Tiến Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, cho biết, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn hoàn thành, đưa vào sử dụng từ 15/1/2020. Đối với các hạng mục bổ sung chưa có trong hồ sơ thiết kế ban đầu của dự án, chủ đầu tư sẽ điều chỉnh, tăng cường kết cấu mặt đường gom qua khu công nghiệp, bổ sung đường gom dân sinh qua địa bàn... theo kiến nghị của địa phương tại văn bản 254 ngày 21/10/2019.
Sau khi được UBND tỉnh Lạng Sơn (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại dự án) chấp thuận bổ sung tại văn bản 1214 ngày 14/11/2019, chủ đầu tư đã cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí để thi công, dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2020. Tuy nhiên, do vướng mắc liên quan đến việc bàn giao mặt bằng của địa phương, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa thể triển khai, đưa vào khai thác sử dụng để ổn định đời sống nhân dân.
Đại diện BOT Bắc Giang - Lạng Sơn khẳng định, tình trạng đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn qua tỉnh Bắc Giang chưa hoàn thành lớp kết cấu mặt đường, gây khó khăn cho người dân và phương tiện khi lưu thông nằm trong phạm vi đoạn tuyến đang vướng mắc về mặt bằng thi công qua cụm công nghiệp Tân Hưng (huyện Lạng Giang) đoạn Km9 160 - Km9 360 do có hộ dân cản trở thi công.
Đoạn đường gom thuộc dự án chưa hoàn thành, gây khó khăn, nguy hiểm cho người đi lại. (Ảnh: Báo Giao thông)
Vẫn theo ông Thắng, từ tháng 1 - 4/2020, chủ đầu tư dự án có nhiều văn bản gửi chính quyền địa phương hỗ trợ công tác bàn giao mặt bằng sạch để các nhà thầu triển khai thi công. Gần nhất, Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, Công an tỉnh Bắc Giang, UBND TP Bắc giang, UBND huyện Lạng Giang giải quyết dứt điểm các vướng mắc về mặt bằng và kiểm soát tải trọng xe cũng như triển khai bảo vệ nhà thầu thi công hoàn thành theo tiến độ.
Trong đó, Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn chỉ rõ những vị trí vướng mắc về mặt bằng, cản trở thi công. Điển hình, đoạn đường gom kết nối cụm công nghiệp Hương Sơn chưa bàn giao mặt bằng khoảng 350m cuối tuyến do vướng mặt bằng của hai hộ dân không đồng ý nhận tiền đền bù GPMB và 3 hộ dân đã nhận tiền đền bù nhưng vẫn cản trở thi công. Tại khu vực đường gom cụm công nghiệp Tân Hưng chưa có mặt bằng đoạn Km9 160 - Km9 360 do hai hộ dân cản trở thi công.
Ngày 20/4/2020, tại văn bản 1670 của UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giao UBND huyện Lạng Giang, UBND TP Bắc Giang chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, xử lý dứt điểm tồn tại, vướng mắc về GPMB trên địa bàn huyện, thành phố và tình trạng xe quá tải thường xuyên di chuyển làm hư hỏng nhiều vị trí lề đường gom đã thi công hoàn thành.
" Từ đầu tháng 5/2020, sau khi chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt, chủ đầu tư đã phối hợp vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng, không cản trở thi công. Đến nay nhà thầu đã triển khai thi công và dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2020", Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết.
Chưa tìm thấy nạn nhân mất tích ở đập Nà Tâm Sau 1 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy nạn nhân bị mất tích khi bơi ở đập Nà Tâm (Lạng Sơn) Đập Nà Tâm, nơi xảy ra vụ đuối nước. Ảnh: VOV. Cuối giờ chiều 11/5, tại đập Nà Tâm, xã Hoàng Đồng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn xảy ra vụ việc được cho là...