Lạng Sơn: Triển khai kế hoạch xét nghiệm COVID-19 với toàn bộ cán bộ y tế
Chiều 3/2, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp trực tuyến triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thành phố trên địa bàn.
Quang cảnh cuộc họp tại đầu cầu Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, tính đến 15h ngày 3/2, toàn tỉnh có 1.364 trường hợp liên quan đến ổ dịch Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội được cách ly, quản lý y tế.
Trong số này, có 10 trường hợp F1 (tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19), 234 trường hợp F2 (tiếp xúc gần với F1) và 1.120 trường hợp F3.
Xét nghiệm lần 1 của 10 trường hợp F1 cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 (trong đó, 2 trường hợp F1 đã lấy mẫu xét nghiệm lần 2 và cho kết quả âm tính).
Tại cuộc họp, các điểm cầu được cập nhật văn bản chỉ đạo trong phòng, chống dịch COVID-19 của Trung ương, của tỉnh; tình hình quản lý, truy vết các trường hợp liên quan đến ổ dịch tại tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và Hà Nội; kết quả duy trì thực hiện Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn, phòng, chống dịch COVID-19.
Ngay tại cuộc họp, Sơ Y tế Lạng Sơn đã triển khai kế hoạch tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho 100% cán bộ y tế và 30% bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các bệnh viện.
Các đại biểu ở các địa bàn đề xuất tăng tốc truy vết, rà soát các trường hợp từ vùng dịch trở về; chuẩn bị nguồn lực, trang thiết bị, vật tư y tế; tăng cường hoàn thiện các tiêu chí đảm bảo bệnh viện an toàn… nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới.
Video đang HOT
Sở Y tế Lạng Sơn chỉ đạo các đơn vị tăng tốc xét nghiệm, truy vết, rà soát, quản lý y tế các trường hợp từ vùng dịch trở về, báo đảm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đạt hiệu quả, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan ra cộng đồng.
Trong lĩnh vực giáo dục, nhằm không để dịch xuất hiện trong học đường, các trường học trên địa bàn Lạng Sơn đã tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên cũng như người lao động trong nhà trường và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bùng phát.
Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 675 đơn vị trường học, trên 203.000 học sinh và hơn 21.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục.
Hiện nay, các trường học trên địa bàn đã kích hoạt lại các biện pháp phòng chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế và UBND tỉnh.
Đến nay, các đơn vị trường học trong tỉnh đã tổ chức vệ sinh trường, lớp học sạch sẽ, thông thoáng; trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ vệ sinh cá nhân ở nhà trường. Trước khi vào lớp, học sinh được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách. Một số trường còn chủ động xây dựng phương án dạy học, nếu tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Các trường yêu cầu phụ huynh khai báo y tế với giáo viên chủ nhiệm về lịch trình đi lại của gia đình và con em mình liên quan đến các trường hợp F1, F2 trên địa bàn để rà soát, theo dõi kịp thời.
Ở nơi "không có" thời gian
Đêm! TP Hải Dương chìm sâu vào giấc ngủ. Những chuyến xe vẫn chuyển bệnh phẩm không ngủ, từng hàng xe nối đuôi nhau vào sân Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương (CDC).
Cán bộ y tế trong bộ đồ bảo hộ trắng muốt từ trong phòng lao đến cửa xe đưa những thùng đựng bệnh phẩm về phòng xét nghiệm.
Kê tư khi dich bênh bung phat tai Hai Dương, cac can bô tai CDC Hai Dương đa không ngu, chay đua vơi thơi gian, hoan thanh công tac truy vêt môt cach nhanh nhât co thê.
Trong căn phong đâu đâu cung la mâu thư, nhưng đôi măt cua can bô y tê ưng đo vi thiêu ngu nhiêu ngay nhưng đôi tay cua ho luc nao cung thoăn thoăt săp xêp, ghi chep, dan thông tin bênh phâm...
Cán bộ CDC Hải Dương đưa thùng bệnh phẩm vào phòng xét nghiệm
Chiu trach nhiêm toan bô ê-kíp xet nghiêm, ông Nguyên Nhân Duy (chuyên gia sinh hoc phân tư) cho biêt: "Khi nhân đươc tin, tôi va môt vai ban khac đa bay tư Sai Gon ra vơi quyêt tâm cô găng hô trơ Hai Dương sơm kiêm soat đươc dich bênh. Băng moi gia, đêm hôm cung phai cô găng lam.
Ai cung co gia đinh, co nôi niêm riêng nhưng cân phai gac lai, Têt đên thật gần tạm gác lại niềm vui của mình để ra tuyến đầu. Nô lưc cua chung ta se giup sơm kiêm soat đươc dich bênh. Gia đinh la môt phân cua xa hôi, giup đươc xa hôi la giup đươc gia đinh".
Anh Đăng Hoang Anh (cán bộ cho tăng cường CDC Hai Dương) nói: "Đôi xet nghiêm lam viêc tư sang đên 16 - 17h chiêu đê chay may thư mâu. Đên 20h tối cac mâu xet nghiêm ơ cac nơi đô vê, chung tôi lai vao guông quay va lam đên khi trơi sang. Bôn ngay hôm nay chăc tôi ngu tổng cộng đươc khoang 8 tiêng".
Thê nhưng chăng ai trong ho thơ dai, tât ca vân cân mân măc di đa qua nưa đêm. Bơi le, hâu hêt cac thanh viên trong nhom đa tưng chinh chiên ơ Đa Năng va giơ tiêp tuc "chia lưa" cung Hai Dương.
Sau khi phân loại, các mẫu xét nhiệm được chuyên sang phong tra mâu đê thử với hóa chất, dựa vào các phản ứng sẽ giúp nhận biết các mẫu dương tính với COVID-19.
Theo chân nhưng mâu xet nghiêm rơi khoi phong tra mâu, chung tôi đên vơi phong PCR nơi chay thông tin phan ưng cua cac mâu xet nghiêm đê kiêm tra trinh tư gene cua mâu bênh phâm va virus SARS-CoV-2 co trung nhau không.
Chị Vũ Thị Huyên làm việc tại Phòng sinh học phân tử đã 7 đêm thức trắng kê tư khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên ở Hải Dương, nói: Mẫu xét nghiệm từ các huyện đổ về liên tục. Chúng tôi không cho phép mình nghỉ ngơi. Mệt quá chỉ dám nhắm mắt trong ít giờ rồi lại lao vào làm.
Đêm đã khuya nhưng nơi đây không có khái niệm thời gian
"Ngay sau khi nhận được thông báo về ca bệnh đầu tiên, CDC Hải Dương đã nhanh chóng khởi động đội phản ứng nhanh tiến hành lấy mẫu ngay lập tức ở Chí Linh, Hải Dương để khoanh vùng những ca F1. Đúng 12h đêm, sau khi các mẫu dịch được chuyển về, đội chúng tôi đã khởi động phòng lab tiến hành xét nhiệm sàng lọc 14 ca F1 của bệnh nhân, qua đó đã phát hiện ra 1 ca dương tính, mặc dù vậy để xác định chính xác 100% chúng tôi vẫn phải tiến hành các bước xét nhiệm khác. Đến 7h sáng, chính thức công bố ca bệnh dương tính với COVID-19", chị Huyên kể lại.
Từ khi có ca nhiễm ở Hải Dương, mỗi ngày đội của chị Huyên làm việc 3 ca trong phòng lab, mỗi ca kéo dài từ 6-7 tiếng, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Chỉ những hôm không phát hiện ca nhiễm mới, cả đội mới tranh thủ ăn uống, ngủ nghỉ.
Thông thường các mẫu bệnh phẩm sẽ được chuyển về trung tâm lúc 22h đêm. 23h ca làm việc sẽ bắt đầu cho đến sáng hôm sau.
Chia sẻ thêm về cuộc sống, chị Huyên cho biết chị có một bé trai 20 tháng tuổi. Con chị phải chịu nhiều thiệt thòi khi mới chỉ 11 tháng tuổi đã phải cai sữa me để chị có thời gian đi học xét nghiệm chuyên sâu PCR.
Trong những ngày chống dịch, chị phải gửi con về quê với ông bà ở Kim Thành (Hải Dương) mặc dù rất nhớ con nhưng vì trách nhiệm với công việc và cộng đông, chi chi co thê tro chuyên vơi con qua điên thoai đê vơi đi nôi nhơ. Không chi vây, chồng chị Huyên hiên la chiến sĩ công an đang tham gia chông dich 3 thang nay chưa thể về nha.
Đông hô đa chuyên sang môt ngay mơi, những con ong thợ cần mẫn, thầm lặng, làm bạn bên tiếng máy xét nghiệm kêu ro ro. Với những chiến binh này, thời gian được tính bằng tốc độ cho ra kết quả....
.
Tháo gỡ những khó khăn phát sinh do dịch Covid-19 Chiều 2-2, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2021, lãnh đạo một số bộ, ngành đã thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh và giải pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh do dịch Covid-19. Chủ động nhiều nguồn cung cấp vắc xin Covid-19 Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát...