Lạng Sơn tạo điều kiện hỗ trợ nông dân tiêu thụ trái na
Ngày 10/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh đã kiểm tra, khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ na trên địa bàn các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng.
Đoàn công tác kiểm tra, khảo sát sản xuất, tiêu thụ na theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế một số mô hình sản xuất, tiêu thụ na tại xã Yên Vượng, Yên Sơn của huyện Hữu Lũng và kiểm tra khu vực chợ, hợp tác xã, hộ kinh doanh na trên địa bàn thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ của huyện Chi Lăng.
Tại các điểm kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiêu thụ na cho người dân; đặc biệt quan tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh cho biết, nhằm tháo gỡ việc tiêu thụ sản phẩm na cho nông dân trong thời kỳ khó khăn do dịch, trước đó, ngày 4/8, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na trên địa bàn huyện Chi Lăng, Hữu Lũng.
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, công nhân, người lao động trong đơn vị và nhân dân trên địa bàn đăng ký hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na tối thiểu 3kg/người.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là đầu mối chủ trì tổng hợp số lượng đăng ký; phối hợp Sở Công Thương, kết nối UBND các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng tổ chức thu mua và cung ứng sản phẩm đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo số liệu đăng ký.
Theo Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng Vũ Văn Nhân, tận dụng thế mạnh từ các sản phẩm chủ lực của địa phương, Hợp tác xã Nông sản Chi Lăng (thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng) đã làm đầu mối thu mua một số loại nông sản của bà con nông dân trên địa bàn huyện. Qua đó, đảm bảo đầu ra ổn định, tránh tình trạng thương lái ép giá.
Video đang HOT
Trước đây, bà con sản xuất nông sản thường theo hình thức tự sản xuất, tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Điều này dẫn đến tình trạng đầu ra sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh. Do vậy, hợp tác xã chủ động bao tiêu sản phẩm cho bà con với giá ổn định.
Trong khâu tìm kiếm thị trường, hợp tác xã chủ động liên kết với các doanh nghiệp, siêu thị như: Vinmart, Hapro, Công ty Cổ phần HTS Việt Nam (Hà Nội). Đồng thời, tìm kiếm và liên kết với các đơn vị kinh doanh qua mạng xã hội như facebook, zalo để tiêu thụ sản phẩm.
Cùng với phát triển thị trường, Hợp tác xã Nông sản Chi Lăng chú trọng bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm của địa phương và trước mắt, hợp tác xã thực hiện với sản phẩm na Chi Lăng. Hợp tác xã đã bỏ vốn sản xuất các loại bao bì như thùng catton, túi, khay gỗ có in logo, hình ảnh của sản phẩm na Chi Lăng. Các thông tin về nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất đều được tích hợp trên các tem, nhãn ở bao bì sản phẩm.
Đến nay, tình hình tiêu thụ na trên địa bàn hai huyện diễn ra thuận lợi. Bên cạnh thương lái thu mua, một số hộ dân đã quảng cáo, bán hàng trên mạng xã hội cũng như sàn thương mại điện tử Voso.vn, Postmart.vn…
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng, năm nay diện tích na trên địa bàn huyện khoảng 2.000 ha; diện tích cho thu hoạch trên 1.800 ha, sản lượng ước đạt trên 18.000 tấn bao gồm cả na gối vụ. Diện tích na trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP toàn huyện trên 613 ha, diện tích còn lại sản xuất theo hướng an toàn.
Đối với huyện Hữu Lũng, diện tích trồng na trên địa bàn huyện năm nay khoảng 1.650 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch là 1.450 ha, năng suất ước 84 tạ/ha, sản lượng ước đạt 12.180 tấn; diện tích na sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP được trên 300 ha; đến hết ngày 8/8, sản lượng na thu hoạch trên địa bàn là trên 2.300 tấn.
Tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch bệnh: Đồng bộ nhiều giải pháp
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thời gian qua đã làm đứt gãy chuỗi lưu thông, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ việc tiêu thụ nông sản tại các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Lạng Sơn... trong những ngày gần đây cho thấy, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thích ứng với diễn biến thị trường cũng như dịch bệnh.
Vải thiều Bắc Giang được dành vị trí ưu tiên tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), giúp người tiêu dùng Thủ đô dễ dàng lựa chọn. Ảnh: Hiền Anh
Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó
Thời điểm vải thiều vào vụ thu hoạch cũng là lúc Bắc Giang trở thành "tâm dịch Covid-19". Dù vậy, theo Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang Dương Thanh Tùng, nhờ chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó theo từng cấp độ dịch bệnh, vải thiều Bắc Giang đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, tiêu thụ ổn định tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích. Mặt khác, tỉnh đã được Bộ NN&PTNT cùng các ngành, địa phương hỗ trợ tiêu thụ trong nước cũng như làm thủ tục xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc...
Còn Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương Trần Văn Hảo cho biết, với kinh nghiệm đúc rút trong quãng thời gian ứng phó đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm và sự hỗ trợ tích cực của Bộ Công Thương, tháng 5 vừa qua, Hải Dương đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến thương mại bằng hình thức trực tuyến với 131 điểm cầu tại 12 quốc gia, thu hút 300 doanh nghiệp tham gia. Ngay sau hội nghị, vải thiều Hải Dương đã được tiêu thụ ổn định trên các sàn thương mại điện tử.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn thông tin, ngoài các giải pháp ổn định thị trường nông sản Thủ đô, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ kết nối, đưa nông sản của các địa phương gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 vào các kênh phân phối hiện đại. Đến nay, Hà Nội đã hỗ trợ tiêu thụ 130 tấn gà đồi của thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương); 56.000 tấn xoài và 98.000 tấn nhãn của tỉnh Sơn La; 12.000 tấn rau củ, trái cây, thủy sản của các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh...
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho hay, song song với đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ NN&PTNT đã phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương kết nối tiêu thụ nông sản qua nhiều kênh, xây dựng các kịch bản ứng phó dịch bệnh, bảo đảm không để đứt gãy chuỗi sản xuất - tiêu thụ...
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản cũng khuyến cáo, hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về tài chính để duy trì các kho lạnh bảo quản nông sản. Một vướng mắc khác ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản là năng lực điều tiết, phân luồng nông sản tại các cửa khẩu chưa được cải thiện đáng kể...
Tăng cường kết nối tiêu thụ
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương giới thiệu sản phẩm bột sắn dây tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản tiêu biểu của tỉnh, ngày 18-5. Ảnh: Mạnh Tú
Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Văn Chinh, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng thêm các khu trung chuyển ở khu vực cửa khẩu, giúp giảm chi phí logistics (hiện, chiếm 15-20% tổng chi phí kinh doanh xuất khẩu), qua đó giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú thông tin thêm, thực tế thời gian qua cho thấy, việc đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử đã mở ra kênh phân phối hiện đại và hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, chung sức giúp kênh phân phối này thêm bền vững, kết nối chuỗi cung ứng - tiêu thụ.
Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ameii Việt Nam (quận Hoàng Mai) Nguyễn Khắc Tiến chia sẻ, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là vải thiều Hải Dương, Bắc Giang xuất sang Nhật Bản. Để bảo đảm nguồn vải thiều chất lượng, công ty đã đầu tư nhà máy chế biến tại huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), đồng thời mong muốn Nhà nước hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp - trong đó có Công ty cổ phần Ameii Việt Nam, bằng cách quy hoạch vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế và tháo gỡ các vướng mắc về chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ...
Cũng về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ đẩy mạnh phối hợp với các địa phương quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy chế biến, tăng hàm lượng chế biến của nông sản xuất khẩu, từ đó chủ động tiêu thụ nông sản trong mọi tình huống. Cùng với đó, Bộ sẽ làm việc với 9 tập đoàn bán lẻ trong nước về việc chuẩn bị thành lập Hiệp hội Tiếp thị sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; thiết lập một hệ thống kết nối thông tin, dữ liệu (từ xuất xứ, quy mô, sản lượng, thời điểm thu hoạch đến chất lượng sản phẩm), cung cấp thường xuyên, công khai tới các hệ thống bán lẻ, phân phối lớn.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ sát cánh cùng Bộ Công Thương, các địa phương, doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, linh hoạt điều chỉnh phương thức sản xuất, kinh doanh để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản, vừa bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. Bộ cũng cân đối nguồn tiêu thụ trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường chính, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU...
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp tại địa phương, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ khẳng định, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ổn định cung - cầu lương thực, thực phẩm cho người dân Hà Nội, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Thủ đô, đồng thời hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh...
Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng Việt Sau gần một năm chính thức vận hành, chương trình "Gian hàng Việt trực tuyến" được đánh giá là giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trong nước mở rộng thị trường thông qua giao thương trực tuyến. Đây cũng là kênh phân phối tiện lợi giúp người tiêu dùng Việt có thể mua sắm hàng...