Lạng Sơn phấn đấu giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn
Tỉnh Lạng Sơn phấn đấu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, góp phần thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách so với vùng phát triển.
Một góc thành phố Lạng Sơn
Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn.
Thông báo nêu rõ, trong nhiệm kỳ vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế, đổi mới, sáng tạo, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đã thực hiện đạt và vượt 18 trong tổng số 20 chỉ tiêu chủ yếu của giai đoạn 2016 – 2020; tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong giai đoạn tới và đóng góp vào kết quả chung của cả nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tuy đã được đầu tư xây dựng đáng kể, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, việc huy động nguồn lực từ cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh còn thấp so với vùng miền núi phía Bắc và mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững;…
Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, tỉnh Lạng Sơn cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể, tập trung thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Chiến lược công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cả hệ thống chính trị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa bằng hành động Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, ban hành Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2020 – 2025.
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm là Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (theo Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 và Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội) trên địa bàn tỉnh, phấn đấu thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, góp phần thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách so với vùng phát triển.
- Khắc phục những hạn chế, bất cập của chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ ra trong báo cáo tổng kết chính sách giai đoạn 2016-2019. Tăng cường niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước; bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Tỉnh Lạng Sơn cũng cần khẩn trương củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới; trọng tâm là quản lý, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc và chính sách dân tộc, cần kiên trì, kiên quyết thực hiện các nguyên tắc lớn là: Đại đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển; chăm lo phát triển toàn diện kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị.
Là một tỉnh miền núi biên giới, Lạng Sơn cần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ ngay từ cơ sở, kiên quyết không để xảy ra các “điểm nóng”. Phải chủ động ngăn chặn từ xa các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc thông qua “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ tiếp xúc cử tri tại Lào Cai
Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà huyện Bảo Thắng, Lào Cai đã đạt được trong thời gian qua.
Sáng 23/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, Đoàn đại biểu Quốc hội đã lắng nghe nhiều kiến nghị của cử tri huyện Bảo Thắng, như cần sớm triển khai các dự án đã được qui hoạch trên địa bàn để người dân ổn định cuộc sống; nâng cấp tỉnh lộ 157 hiện đã xuống cấp; có phương án xây dựng nốt phần kè hữu ngạn sông Hồng khu vực xã Sơn Hà, Sơn Hải sau khi kè xong phía tả ngạn; sớm khởi công nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Phố Lu; chế độ phụ cấp đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các trường có học sinh bán trú nhưng không được công nhận là trường bán trú...
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại buổi tiếp xúc.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà huyện Bảo Thắng đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời đề nghị Bảo Thắng cần tiếp tục đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, tăng cường quản lý đất đai, bảo vệ môi trường...; đề nghị chính quyền địa phương và các ngành chức năng tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của nhân dân để giải quyết kịp thời theo thẩm quyền.
Sau Bảo Thắng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục hoạt động tiếp xúc cử tri tại các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương của Lào Cai.
Họp báo Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II Chiều 17-11, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, năm 2020. Theo đó, đại hội sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 4-12, chính thức khai mạc ngày 4-12,...