Lạng Sơn hỗ trợ tiêu thụ nông sản ùn tắc qua nền tảng số
Tính đến 30/12, tổng lượng xe tồn tại tỉnh Lạng Sơn chỉ còn hơn 3.100 xe, trong đó xe hoa quả xuất khẩu là hơn 1.900 xe, tỉnh đã hỗ trợ tiêu thụ qua nền tảng số.
Với năng lực như hiện nay, để thông quan hết số xe đang tồn tại các cửa khẩu thì cần khoảng 40 ngày.
Sở Thông tin-Truyền thông (TT-TT) Lạng Sơn đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng Công ty Cổ phần bưu chính Viettel (ViettelPost), Công ty Cổ phần Công nghệ cuccu.vn triển khai hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang ùn tắc tại các cửa khẩu đưa mặt hàng nông sản lên cửa hàng số của các sàn thương mại điện tử langson.voso.vn, langson.postmart.vn, cuccu.vn, tiêu thụ phân phối sản phẩm nông sản trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là khu vực Hà Nội.
Bên cạnh đó, xây dựng phương án truyền thông với nhiều hình thức, thiết lập đường link mua hàng riêng, nhắn tin đến thuê bao di động, tổ chức mạng lưới cộng tác viên vận chuyển để tiêu thụ hàng nông sản nhanh nhất với chất lượng tốt nhất đến người mua trên sàn thương mại điện tử.
Lạng Sơn sẵn sàng chuẩn bị các phương án để hỗ trợ các lái xe, chủ hàng trong trường hợp họ phải ở lại trong dịp Tết Nguyên đán.
Sở TT-TT Lạng Sơn cũng đề nghị các đơn vị chủ động liên hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang ùn tắc tại tỉnh Lạng Sơn để phối hợp tiêu thụ hàng nông sản và thống nhất cùng giá mua, giá bán trên sàn thương mại điện tử.
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tiếp tục phổ biến, thực hiện mua hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử, triển khai đến 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý tăng cường mua sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử, vận động mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng.
Thực hiện yêu cầu của tỉnh Lạng Sơn, từ chiều hôm qua (30/12), 3 sàn thương mại điện tử đã khẩn trương đưa hàng nông sản lên các cửa hàng số để hỗ trợ ngay cho người dân, doanh nghiệp
Video đang HOT
Thực hiện yêu cầu của tỉnh Lạng Sơn, từ chiều 30/12, 3 sàn thương mại điện tử đã khẩn trương đưa hàng nông sản lên các cửa hàng số để hỗ trợ ngay cho người dân, doanh nghiệp, riêng sàn cuccu.vn chỉ sau nửa ngày đã bán được hơn 7 tấn thanh long.
Bà Phạm Thị Thanh Xuân, Giám đốc Bưu điện tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Hôm nay chúng tôi cũng đang khẩn trương làm việc với các chủ hàng để lấy các mặt hàng nông sản như thanh long, xoài, mít… đưa lên các cửa hàng số. Trước đấy chúng tôi cũng đã vận động trong nội bộ với tinh thần thấy bà con tiêu thụ như thế nào thì cũng vận động các gia đình của anh chị em trong công ty hỗ trợ tiêu thụ như thế để giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn. Hiện tại chúng tôi tiếp tục tăng số lượng nông sản bị ùn ứ lên sàn điện tử và thực hiện truyền thông cho các tỉnh, thành để họ có sự hỗ trợ giúp địa phương”.
Cô gái Nùng về quê làm mì ngô, đặt mục tiêu xuất khấu
Thất nghiệp vì Covid-19, Hồng về về quê Lạng Sơn để tìm cách sản xuất mì ngô - loại cây lương thực từng gắn bó suốt tuổi thơ của cô.
Hoàng Thị Minh Hồng hiện là chủ cơ sở sản xuất mì ngô ở xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Cách đây 6 năm, Hoàng Thị Minh Hồng là chủ một cửa hàng thực phẩm sạch ở TP. Lạng Sơn. Cũng giống như bao bà mẹ bỉm sữa khác, tình yêu lúc ấy của cô tập trung hoàn toàn vào căn bếp.
Là con nhà nông, lại bán thực phẩm, từ lâu cô đã đau đáu ước mơ sản xuất một cái gì đó từ nông sản quê mình, có mã số mã vạch mang đi khắp nơi, sẽ trở thành món ăn yêu thích trong căn bếp của các gia đình.
Nhưng ước mơ ấy tạm bị gác lại vì cơm áo. Sau cửa hàng thực phẩm, Hồng chuyển sang làm du lịch. Cô muốn làm du lịch nông nghiệp nhưng vốn kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều, Hồng tạm chuyển sang bán "tour" trước. Đang làm du lịch thì Covid-19 khiến mọi thứ ngưng trệ.
Như bao người khác, cô cũng phải xoay ngang dọc tìm đường sống. Trong lần trò chuyện với một nhóm xuất khẩu nông sản, cô nhận được gợi ý sản xuất mì làm từ ngô cho một công ty chuyên xuất khẩu nông sản đi các nước phát triển.
Hồng thực sự bị ấn tượng mạnh với hướng đi này. "Liệu đây có phải là một cơ hội để mình thực hiện ước mơ bấy lâu nay không?" - Hồng tự hỏi.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cây ngô từng rất gắn bó với Hồng. Nó từng là tất cả tài sản của gia đình, nuôi chị em cô ăn học. Cây ngô là tất cả những kỉ niệm không thể quên, dù có phần nghèo khó nhưng rất đỗi ngọt ngào và ấm áp, với những bữa cơm độn ngô, cháo nấu ngô, bánh chông chênh, bỏng ngô... cả nhà ngồi ăn quây quần bên nhau.
Cây ngô gắn bó với tuổi thơ của Hồng, thôi thúc cô phải làm một cái gì đó từ nông sản quê hương.
Sau 2 tuần cân nhắc, suy nghĩ và lên kế hoạch bài bản, tháng 4/2020, Hồng gom hết vốn liếng, khăn gói về quê, bắt tay vào nghiên cứu sản xuất mì ngô.
Để ra được những sợi mì như ngày hôm nay, cô đã mất 1 năm nghiên cứu, thử nghiệm, xin cấp giấy chứng nhận công bố lưu hành và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mì.
Khi đi sâu nghiên cứu, cô biết rằng, tại châu Âu dòng mì pasta - làm từ ngô được canh tác tự nhiên - là một loại mì cực kì cao cấp bởi vì trong ngô không có Gluten - một chất mà những người ăn uống lành mạnh đang cố tránh.
Từ đó, Hồng cũng quyết trồng ngô "sạch". Giống ngô cô chọn là giống ngô bản địa, được trồng theo hướng tự nhiên, dùng phân chuồng ủ hoai thay thế dần phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ. Mỗi cây ngô được chăm bón, làm sạch cỏ tỉ mẩn bằng cách xới rạc cỏ rồi vun đất vào từng gốc một. Làm theo cách này, năng suất có thấp hơn nhưng cô thu mua với giá thành cao nên bà con trong tổ hợp tác trồng ngô đều vui vẻ.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất vẫn là ở khâu sản xuất mì. Suốt gần 1 năm, mì vẫn không sao ăn được vì vón cục, cứng, đứt gãy, bết dính, thậm chí cho vào máy mà không thể ra được sợi. Hàng tấn ngô bị bỏ đi. Những kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại được Hồng ghi chép kín cuốn sổ mà vẫn chưa thành công.
Gia đình cô liên tục mâu thuẫn vì công việc không thành. Người thân tham gia sản xuất cùng thì liên tục gặp tai nạn nghề nghiệp. "Bố mình đã phải nằm viện vì bị đứt gân bàn tay, một bên mắt suýt không nhìn thấy. Cậu em họ cũng bị thương vì giúp chị. Có những giọt máu, rất nhiều giọt nước mắt đã rơi xuống. Suốt 1 năm, Hồng mất ngủ, nhiều đêm thức trắng trăn trở với sản phẩm của mình.
Cuối cùng, bằng sự kiên trì và nỗ lực, Hồng tìm ra được một công thức chuẩn và bí quyết để cho ra những sợi mì mềm mịn, dẻo dai, thơm ngon đặc trưng.
Mì ngô của Hồng được làm từ loại ngô trồng theo hướng tự nhiên, dùng phân chuồng ủ hoai thay thế dần phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ.
Hiện tại, sản phẩm mì ngô của Hồng đang được phân phối tại một số chuỗi siêu thị thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch. Ngoài ra còn có một hệ thống nhỏ các mẹ bỉm sữa yêu thích thực phẩm an lành đang phân phối online mì ngô. Cô cũng trực tiếp bán hàng đến tận tay người tiêu dùng qua các kênh mạng xã hội, website, gian hàng thương mại điện tử.
"Mì ngô của mình cam kết nguồn nguyên liệu 100% sạch, tự trồng, không phải giống biến đổi gen, thành phần chỉ có bột ngô và bột dong riềng nên không có Gluten và sản phẩm không chiên qua dầu. Mình cho rằng đó là những điểm khác biệt của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường".
Là một hợp tác xã, cơ sở sản xuất của Hồng chia thành 2 bộ phận: sản xuất và nuôi trồng. Nguồn cung ngô đến từ các thành viên trong tổ hợp tác nuôi trồng 100% chủ động mà không mua từ bên ngoài. Phân gia súc sẽ được sử dụng để thay thế dần phân bón hóa học. Cây ngô tuyệt đối không được phun thuốc trừ cỏ. Ngô già lấy về được phơi nắng và bảo quản trong những bao nilon chuyên dụng trong bảo quản nông sản hữu cơ do Hồng đặt mua riêng từ một nhãn hàng bên Mỹ về.
Hiện tại, trung bình mỗi tháng cơ sở sản xuất của Hồng tiêu thụ được khoảng 2-6 tấn ngô tươi.
Hồng còn muốn phát triển thêm các sản phẩm khác từ ngô.
Mục tiêu trong tương lai của bà mẹ 28 tuổi là không chỉ dừng lại ở mì ngô. Cô còn muốn phát triển thêm các sản phẩm khác để tạo thành dải giá trị cho cây ngô Việt Nam.
Khi được hỏi động lực nào giúp Hồng kiên trì theo đuổi con đường này, cô gái người Nùng trả lời: "Quan điểm của mình là: Nếu không là thế này thì chắc chắn là thế khác. Nếu chưa phải hôm nay thì sẽ là ngày mai, là tháng sau, là năm sau, thậm chí là năm sau nữa".
Hồng nói, có lẽ vì là con nhà nông, từ nhỏ đã làm đồng áng, tự làm hết mọi việc nên cô không ngại khổ.
Hồng cũng thường nhìn các anh chị khởi nghiệp đi trước để học hỏi không ngừng. Mỗi khi cảm thấy khó khăn quá, cô tự đặt tay lên tim mình và an ủi mình rằng: "So với những mảnh đời bất hạnh ở ngoài kia, mình đã hạnh phúc và đủ đầy hơn rất nhiều". Tự cảm thấy may mắn là cách cô giúp bản thân mình có thêm một nguồn sức mạnh to lớn vô cùng.
Thay đổi tư duy sản xuất, bán hàng Từ ngày 1-1-2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới khắt khe hơn đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao với trái bưởi. Trong ảnh: Vườn bưởi của nông dân xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu. Ảnh: Bình Nguyên Khi Trung Quốc không...