Lạng Sơn: Đốt than hoa sưởi ấm, 3 người bị ngộ độc khí CO
Chiều 24/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình cho biết vừa tiếp nhận 3 trường hợp ngộ độc khí CO ( Cacbon Monoxide) do đốt than hoa để sưởi ấm trong nhà.
Theo thông tin ban đầu, một người đàn ông (61 tuổi, ở huyện Lộc Bình) cùng vợ đốt than hoa sưởi ấm trong nhà khiến cả hai bị hôn mê. Khi người thân phát hiện sự việc, toàn thân người đàn ông đã tím tái, gia đình đã đưa tới bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán, hai vợ chồng này bị ngộ độc khí CO, trong đó, người vợ bị nhẹ hơn. Các bệnh nhân đã được bác sĩ cho thở máy, hồi sức tích cực.
Một trường hợp khác (12 tuổi, ở thành phố Lạng Sơn) phải vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng lơ mơ, môi tím tái. Gia đình nạn nhân cho hay, đã đốt than củi trong buồng kín cho trẻ đi tắm. Khoảng 40 phút sau, người thân gọi không thấy trẻ trả lời, mở cửa vào, phát hiện trẻ nằm bất tỉnh trong phòng tắm. Ngay khi vào viện, bệnh nhân được cho thở oxy dòng cao, điều trị tích cực nên đã hồi phục tốt. Đến chiều 24/1, bệnh nhân đã tỉnh táo, sức khỏe cơ bản ổn định.
Những ngày qua, nhiệt độ tại các địa phương ở tỉnh Lạng Sơn xuống thấp, nhiều nơi ở mức 4 – 5 độ C. Tại đỉnh Mẫu Sơn, nhiệt độ xuống âm hơn 2 độ C.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, các bác sĩ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không đốt than để sưởi ấm trong nhà, nhất là trong phòng kín, bởi tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc khí CO hết sức nguy hiểm.
Video đang HOT
Các bác sĩ phân tích, đốt than trong phòng ngủ, không gian chật hẹp, đóng kín cửa sẽ đốt hết khí oxy, sản sinh ra khí CO gây ngộ độc. Khí CO không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, đặc biệt là khi đang ngủ. Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh, khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy cơ thể bất thường gần nhưng đã rơi vào tình trạng ngộ độc, khó nhận thức, không còn khả năng ứng phó, tự ra khỏi khu vực có khí độc và sẽ bị lịm dần. Ngộ độc khí CO có thể gây nên những tổn thương não khó hồi phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Một số trường hợp ngộ độc nặng sẽ dẫn tới tử vong.
Vì vậy, khi nhiệt độ xuống thấp, trời chuyển rét đậm, rét hại, người dân nên sử dụng các biện pháp giữ ấm như: che chắn kỹ các phòng ở; mặc ấm; dùng đèn sưởi, quạt sưởi, điều hòa. Đồng thời, uống đủ nước, uống nước ấm, tăng cường dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Khi phát hiện có người bị ngạt khí, cần nhanh chóng đưa nạn nhân rời khỏi phòng ra ngoài không gian thoáng khí để bổ sung oxy kịp thời, sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa.
Hai trẻ nghi ngộ độc sau ăn bim bim, mì cay vẫn nguy kịch sau 5 ngày cấp cứu
Hai trẻ ở Thanh Hóa nghi ngộ độc sau ăn bim bim và mì cay sau 5 ngày cấp cứu vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy và lọc máu liên tục.
Hai trẻ sau 5 ngày cấp cứu vẫn trong tình trạng nguy kịch. (Ảnh: NT)
Ngày 19/1, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hiện sức khỏe của 2 bệnh nhân C.V.T (10 tuổi) và Đ.T.C (4 tuổi, cùng trú tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) nghi ngộ độc sau khi ăn bim bim và mì cay mua tại một tiệm tạp hóa trên địa bàn vẫn đang diễn biến nặng.
Bệnh nhân Đ.T.C, vẫn hôn mê, phụ thuộc hoàn toàn theo máy thở, lọc máu liên tục, thay huyết tương, tình trạng rối loạn nhịp tim tạm thời đã kiểm soát, còn tổn thương não, gan, thận.
Bệnh viện tiếp tục hội chẩn xin ý kiến chuyên môn ở tuyến trên điều trị tích cực, hồi sức toàn diện.
Còn đối với bệnh nhân C.V.T, hiện vẫn hôn mê, thở máy, lọc máu liên tục, tình trạng loạn nhịp tim tạm thời đã kiểm soát, còn tổn thương não, gan, thận. Bệnh nhân này tình trạng sức khỏe cơ bản tiến triển hơn.
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng cho biết, hiện vẫn chưa có kết quả giám định độc chất từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Nguồn tin cũng cho hay vào chiều tối 18/1, bệnh viện tiếp tục gửi bệnh phẩm (máu, nước tiểu) để định hướng thêm chẩn đoán xét nghiệm độc chất.
Liên quan đến vụ việc trên, Công an huyện Thọ Xuân đã phối hợp với Công an xã Xuân Sinh vào cuộc tiến hành điều tra.
Trước đó, như GD&TĐ đã liên tục thông tin, vào khoảng 16h ngày 14/1, 4 em học sinh gồm: C.V.T (10 tuổi), Đ.T.C (4 tuổi), Đ.T.D (11 tuổi) và L.T.Đ (13 tuổi) cùng trú tại thôn Bích Phương, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân đến quán tạp hóa (ở thôn Bích Phương) để mua 1 gói bim bim khoai tây và 1 gói mì cay vòi rồng để ăn.
Đến khoảng 17h cùng ngày, C.V.T và Đ.T.C có biểu hiện lên cơn co giật, người lịm dần. Gia đình đã đưa hai trẻ đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân để cấp cứu và sau đó được chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để cấp cứu.
UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm buôn bán hàng hóa không đảm bảo chất lượng tại cổng các trường học.
Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo trên hệ thống truyền thanh để phụ huynh học sinh quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn con em tránh xa các loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP ở cửa hàng tạp hóa, quầy bán hàng rong trước cổng trường.
Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các trường học cần có công tác quản lý học sinh, nhắc nhở, cảnh báo học sinh không mua đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP tại cổng trường học...
Phối hợp Đội Quản lý thị trường số 14 tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục học sinh liên quan đến sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đội Quản lý thị trường số 14 tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn.
Công an vào cuộc vụ hai học sinh co giật, hôn mê sau khi ăn bim bim Công an huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã vào cuộc vụ việc hai học sinh mua bim bim ăn bị lên cơn co giật, suy tim đang được cấp cứu tại bệnh viện. Sáng nay, Nguyễn Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết, sau khi xảy ra vụ việc các học sinh mua bim bim ăn, bị lên...