Lạng Sơn: Do quá lười học, bé trai 10 tuổi bị cha ruột xích cổ khóa ở cột điện ven đường
Hình ảnh khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến rất nhiều người bức xúc.
Trưa nay (15/4), người dân phát hiện một bé trai ngồi gục ven đường, trên cổ có đeo xích bằng sắt và dây trói vào cột điện bên đường quốc lộ 4B, đoạn khu vực tổ 1, khối 5, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Bé trai bị xích cổ khóa ở ven đường
Được biết, bé trai hiện 10 tuổi, bị chính cha ruột của mình xích lại. Sau ít phút, người cha cũng đã mở khóa cho con về nhà, tuy nhiên hình ảnh trên khi được chia sẻ lên mạng xã hội khiến rất nhiều người bức xúc.
Video đang HOT
Tối nay, trao đổi với báo chí, ông Ngô Tiến Dũng, Trưởng Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho biết lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra, làm rõ ông Vũ Đức M. (46 tuổi, trú tại tổ 1, khối 5, xã Hợp Thành) chính là người có hành vi xích cổ con vào cột điện ở ven đường nói trên.
Nguyên nhân ban đầu xác định do ông M. quá bức xúc vì chuyện học hành của con nên đã xích cậu bé vào cột điện để răn đe.
‘Người cha cũng thừa nhận làm như vậy để dọa con vì con quá lười học’ , ông Dũng thông tin.
Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo công an này thì việc dạy dỗ con của người cha trên là không phù hợp, công an huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo để có phương án xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Từ ngày có cô giúp việc mới, con trai tối nào cũng đòi đi ngủ sớm, bố mẹ sinh nghi lắp camera, xem xong thưởng nóng gần 20 triệu
Quá tò mò, vợ chồng anh Trương quyết định lắp camera để xem điều gì đã khiến con trai thay đổi 180 độ?
Vợ chồng anh Trương (Trung Quốc) có con trai năm nay học tiểu học. Do công việc bận rộn nên cả hai ít có thời gian dành cho con. Đứa trẻ khi còn nhỏ được ông bà ngoại nuôi nấng, được chiều chuộng nên tính cách nghịch ngợm, ham chơi, lười học.
Hiện tại ông bà ngoại đã có tuổi, không thể giúp trông cháu được nữa nên vợ chồng anh Trương phải đón con về lo liệu. Thời gian sau cả hai thuê thêm cô giúp việc họ Trần về đỡ đần việc nhà. Từ đó, cậu con trai của anh Trương bỗng thay đổi chóng mặt.
Nếu trước đây phải 11h tối, cậu bé mới chịu vùng vằng đi ngủ thì giờ mới 9h đã ngoan ngoãn vào giường. Không chỉ vậy, việc học cũng chỉn chu hơn rất nhiều, còn được cô giáo khen ngợi vì thành tích học tập tiến bộ. Quá tò mò, vợ chồng anh Trương quyết định lắp camera để xem điều gì đã khiến con trai thay đổi?
Hóa ra, cô giúp việc có công lao rất lớn. Tuy ít tuổi nhưng cô gái này lại chăm trẻ rất khoa học. Mỗi buổi chiều sau khi con trai anh Trương tan học, cô Trần sẽ chuẩn bị bữa ăn tươm tất. Ăn xong, cô Trần để cậu nhóc nghỉ ngơi một lát rồi ngồi vào bàn học bài. Học xong thì tranh thủ tập vài động tác thể dục để thư giãn.
Đến buổi tối khi vợ chồng anh Trương về nhà thì con trai đã hoàn thành hết công việc cơ bản trong ngày. Sau một ngày dài hoạt động, đến 9h tối cậu bé cảm thấy buồn ngủ và muốn nghỉ ngơi. Ngủ sớm và đủ giấc nên sáng hôm sau, con trai anh Trương có thể dậy sớm, cả người khoan khoái. Khi đi học, cậu bé cũng có tinh thần, tiếp thu bài giảng tốt hơn.
Hài lòng với cách chăm sóc, dạy dỗ trẻ của cô Trần, vợ chồng anh Trương đã thưởng nóng cho cô này 5000 NDT (khoảng 17,5 triệu đồng). Câu chuyện sau khi chia sẻ trên mạng xã hội cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.
Thực tế lịch sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập trên lớp của trẻ. Nếu trẻ sinh hoạt không điều độ thì sẽ luôn trong trạng thái tinh thần mệt mỏi, không đủ tỉnh táo để học tập.
Chính vì vậy bố mẹ cần xây dựng cho trẻ một thời khóa biểu khoa học, phân chia rõ ràng các khung thời gian ăn chơi - ngủ nghỉ - học tập. Ngoài ra bố mẹ không nên dung túng những thói quen xấu của con như ngủ muộn, chơi game nhiều,... Quan trọng nhất bố mẹ cũng cần sinh hoạt điều độ để làm gương cho con.
Cười đau bụng với cảnh dạy con học bài: Lôi đủ "bảo bối' ra dọa, con thì khóc còn bố mẹ phải uống thuốc bổ thần kinh, tình nghĩa gia đình sứt mẻ từ đây Có ông bố còn không dám dạy con học bài vì sợ ức chế quá khiến tình bố con bị sứt mẻ. Đối với nhiều bố mẹ, trăm nghìn khó khăn khi đi làm có lẽ không bằng 2 tiếng dạy con học bài ở nhà. Từ nhẹ nhàng, giảng giải tỉnh cảm cho đến gào thét, đập bàn, đập ghế, thậm chí...