Lạng Sơn đề nghị Chính phủ sớm triển khai dự án đường sắt cao tốc nối Trung Quốc
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến về một số vấn đề cấp bách của tỉnh này, trong đó có tháo gỡ khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cấp nước và phân bổ vốn ngân sách…
Đáng chú ý có việc tỉnh đề nghị Chính phủ “thúc” Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các đơn vị liên quan sớm triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao (đường sắt cao tốc) nối Hà Nội – Đồng Đăng, kết nối với đường sắt cao tốc Nam Ninh – Bằng Tường (Trung Quốc).
Hiện đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) vừa đưa khổ đường sắt rộng, nhiều toa tàu hiện đại vào khai thác từ tháng 5/2016.
Chưa thỏa mãn với tốc độ của tuyến đường sắt và đội tàu mới được nâng cấp năm 2015, tỉnh Lạng Sơn đang đề nghị Chính phủ làm dự án đường sắt cao tốc mới
Theo văn bản của tỉnh Lạng Sơn, lý do được đưa ra để sớm đưa dự án trên vào triển khai bởi đây là dự án đẩy mạnh phát triển hình thức đường sắt liên vận quốc tế, phía Trung Quốc đã đầu tư, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Nam Ninh – Bằng Tường, tốc độ đạt trên 100 km/h. Tuy nhiên khi kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, tốc độ tàu chỉ chạy đạt trung bình 50 km/h, năng lực vận tải phục vụ kém nên chưa thu hút được khách hàng, đồng thời tạo ra sự mất cân đối lớn trên cùng một cung đường.
Video đang HOT
Vậy nên, nhằm khai thác tối đa lợi thế vận chuyển bằng đường sắt, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt – Trung, giảm tải áp lực cho các tuyến đường bộ, kiềm chế tai nạn giao thông, đồng thời khai thác lợi thế của tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, là tuyến duy nhất đã tồn tại song hành hai khổ ray 1.000 và 1.435 mm, tỉnh Lạng Sơn đề nghị: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Đồng Đăng đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt – Trung.
Được biết, cuối tháng 5/2015, tuyến tàu nhanh Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) bắt đầu chạy chuyến đầu tiên phục vụ hành khách. Tàu chạy trên đường sắt khổ 1.435mm, tàu đạt tốc độ trung bình khoảng 70 km/h, cao nhất có thể lên tới 90km/h, rút ngắn thời gian chạy trên cùng hành trình từ 5,5 giờ xuống còn 3,5 giờ.
Đáng chú ý vào cuối tháng 12/2015, trong cuộc gặp gỡ với tỉnh ủy Lạng Sơn và Bộ GTVT, đại diện phía tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã ngỏ ý muốn thu xếp vốn cho tỉnh Lạng Sơn để xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao chạy từ Lạng Sơn tới Hà Nội với tốc độ chạy tàu 200 km/h.
Phía Quảng Tây cho rằng, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn của Việt Nam đang khai thác đối với cả tàu khách và hàng hóa nên tốc độ không cao, hiệu quả chưa được như mong muốn so với đường sắt tốc độ cao trên 200 km/h của tỉnh này.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trong những năm 2020 - 2030
Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2020-2030 tuyến đường sắt tốc độ cao có tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h sẽ được xây dựng mới; tầm nhìn đến 2050 phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao.
Ngày 31/10, Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được Bộ GTVT trình Quốc hội. Nội dung tờ trình nêu rõ quy định về chính sách phát triển, yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, quản lý, bảo trì, quản lý an toàn và các yêu cầu chung khi đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Bộ GTVT nêu rõ, theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h, đây là công tác chuẩn bị để hoàn thiện và chạy tàu tốc độ 200 km/h).
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật đường sắt (sửa đổi) (Ảnh: Hoàng Long)
Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 milimét trên trục Bắc - Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác với tốc độ 350 km/h.
Từ những yêu cầu trên, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung mới một mục về đường sắt tốc độ cao (tốc độ thiết kế 200 km/h) với các điều chủ yếu quy định về: chính sách phát triển; các yêu cầu chung; đầu tư xây dựng; quản lý, bảo trì và kinh doanh; quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Dự luật cũng nêu rõ việc phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội quốc gia. Nhà nước đóng vai trò chính trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao.
Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Đường sắt sửa đổi của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội nêu rõ bên cạnh các quy định về chính sách phát triển, các quy định về quản lý, bảo trì, bảo đảm an toàn, các yêu cầu chung đối với việc xây dựng, kinh doanh đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, cần quy định những loại hình công nghệ sử dụng trong đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao cho thuận tiện trong việc chuyển giao công nghệ, bảo trì, sửa chữa các loại đường sắt này.
Uỷ ban Khoa học Công nghệ cũng đề nghị quy định về phương tiện giao thông đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị đáp ứng yêu cầu đặc thù của các loại đường này; đề nghị cần làm rõ hơn về nguồn tài chính và lộ trình thực hiện; những biện pháp để bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao.
Quang Phong
Theo Dantri
Ý kiến trái chiều việc khởi động lại dự án đường sắt cao tốc tỷ đô Lãnh đạo ngành giao thông cho rằng cần khẩn trương xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam để đáp ứng yêu cầu vận chuyển khối lượng lớn, tuy nhiên cựu đại biểu Quốc hội không ủng hộ dự án vì sẽ đẩy nợ công lên cao. Trao đổi với VnExpress, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ...