Lạng Sơn: Chợ Đồng Đăng sắp bị xóa bỏ, hàng trăm tiểu thương đồng loạt kêu cứu
Chợ Đồng Đăng nằm giữa thị trấn Cao Lộc (Lạng Sơn) có tuổi đời hàng trăm năm tuổi và là nơi buôn bán của hàng trăm tiểu thương ở đây. Cách đó khoảng 1km, TTTM Đồng Đăng với số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng đang được mọc lên.
Biến chợ cổ thành công viên
Chợ Đồng Đăng nằm giữa thị trấn Cao Lộc, có tuổi đời lên đến hàng trăm năm nay, chợ là nơi giao lưu, buôn bán giữa bà con nhân dân trong vùng và cũng là nơi giao thoa với biên giới nước bạn là Trung Quốc.
Chợ Đồng Đăng nằm trên mảnh đất có diện tích lên đến 8.000 mét vuông, tại chợ có khoảng 500 gian hàng và khoảng 300 hộ tiểu thương kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống bà con nhân dân trong vùng cũng như khách du lịch đến với đền Mẫu.
Hàng trăm tiểu thương đang buôn bán tại chợ Đồng Đăng đang ngồi trên đống lửa khi sắp bị xóa bỏ.
Việc kinh doanh của các tiểu thương bao đời nay gắn liền với chợ, với đời sống và tạo nên nét văn hóa đặc trưng đối với khách trong và ngoài tỉnh mỗi khi đặt chân đến đền Mẫu, chợ Đồng Đăng.
Thế nhưng mới đây, chúng tôi nhận được đơn thư kêu cứu của khoảng 300 hộ tiểu thương đang trực tiếp kinh doanh tại chợ Đồng Đăng khi tỉnh Lạng Sơn thông tin với cá hộ tiểu thương về việc sắp phải chuyển toàn bộ các gian hàng sang TTTM Đồng Đăng nằm cách khu vực này hơn 1km.
chợ đồng đăng lạng sơn
Trước thông tin đến đầu năm 2016 toàn bộ các tiểu thương buộc phải di chuyển ra TTTM khiến họ bàng hoàng.
Theo đơn thư kêu cứu của bà con tiểu thương trong chợ thì chợ Đồng Đăng có tuổi đời hơn 120 năm, sự ra đời của chợ cùng với Đền Mẫu, Đền Cô và Đền Quan. Vì vậy chợ Đồng Đăng là nơi gắn bó với tâm linh của bà con nhân dân trong thị trấn Đồng Đăng, gắn bó với truyền thống lâu đời cũng như đời sống của bà con nhân dân trong thị trấn.
Video đang HOT
Một bức ảnh chợ Đồng Đăng được chụp năm 1954.
Việc xây dựng và di chuyển toàn bộ các tiểu thương của chợ sang TTTM Đồng Đăng rất khó khăn cho việc kinh doanh của bà con nhân dân vì xa trung tâm, đặc biệt là những hộ tiểu thương phải lên tầng 2 và tầng 3.
Trao đổi với chúng tôi, bác Phạm Lạc là một trong những tiểu thương có thâm niên kinh doanh tại đây 20 năm chia sẻ: “Chợ là nét văn hóa đặc trưng của thị trấn, là nét tâm linh gắn liền với Đền Mẫu ấy vậy mà tự dưng phá bỏ, di chuyển để làm vườn hoa công viên thì không ổn chút nào, thị trấn có rất nhiều nơi để làm công viên sao không chọn địa điểm khác. Hơn thế nữa, nếu chuyển toàn bộ bà con ra khu TTTM khá xa trung tâm, chắc chắn sẽ không có khách, chúng tôi không bán được hàng, hàng trăm bà con sẽ rơi vào cảnh lao đao”.
TTTM Đồng Đăng đang trong quá trình hoàn thiện với số vốn lên đến 300 tỷ đồng.
Được biết, chợ TTTM Đồng Đăng được khởi công từ cuối tháng 9/2014 tọa lạc ngay tại quốc lộ 1A trên đường đi lên cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cách chợ Đồng Đăng cũ khoảng hơn 1km. TTTM Đồng Đăng do Công ty Cổ phần & đầu tư thương mại Đồng Đăng làm chủ đầu tư. TTTM được xây dựng 3 tầng với tổng số 808 quầy hàng có diện tích từ 7,5 mét đến 26 mét vuông với số vốn khoảng 300 tỷ đồng. Dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2016.
Cũng theo quy hoạch của UBND tỉnh Lạng Sơn thì sau khi chuyển toàn bộ bà con tiểu thương chợ Đồng Đăng sang TTTM, diện tích đất 8.000 mét vuông này sẽ sử dụng làm công viên, vườn hoa.
Liệu TTTM Đồng Đăng có đi vào “vết xe đổ”
Lo lắng nhất của hơn 300 tiểu thương đang hoạt động kinh doanh tại chợ Đồng Đăng là khi sắp tới buộc phải chuyển sang TTTM Đồng Đăng việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng lớn bởi theo các tiểu thương thì bà con nhân dân trong vùng chưa có thói quen đi mua sắm tại các TTTM, siêu thị lớn.
Một ví dụ điển hình đó là việc Lạng Sơn cho xây dựng TTTM Phú Lộc (hay còn gọi là chợ Lạng Sơn) đi vào hoạt động năm 2008 nhưng hiện nay tất cả các tiểu thương tại TTTM Phú Lộc đã “bỏ của chạy lấy người”.
TTTM Phú Lộc là một điển hình cho việc thất bại thảm hại trong việc đưa TTTM hoành tráng vào hoạt động tại Lạng Sơn.
TTTM Phú Lộc tọa lạc giữa TP. Lạng Sơn với tổng diện tích xây dựng lên đến 8000 mét vuông và có đến ngót 1000 gian hàng, vốn đầu tư lên đến 200 tỷ đồng. Nhưng từ khi đi vào hoạt động đến nay đã 7 năm, TTTM Phú Lộc chỉ hoạt động một cách èo uột, cầm chừng, không có hoạt động buôn bán khoảng 6 năm nay. Và hiện tại TTTM Phú Lộc không có bất cứ một gian hàng nào hoạt động trao đổi, mua bán.
Rất nhiều tiểu thương tại TTTM Phú Lộc làm ăn thua lỗ do không có khách đến mua sắm và đã phải “bỏ của chạy lấy người” nhiều năm nay.
Nói về điều này, một tiểu thương tại chợ Đồng Đăng chia sẻ: “TTTM Phú Lộc là một ví dụ điển hình về việc chuyển đổi mô hình chợ, nếu chúng tôi buộc phải vào TTTM Đồng Đăng lúc đó không chỉ không bán được hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến thu nhập, đến miếng cơm manh áo của bà con chúng tôi”.
“Đó là chưa kể đến các đơn vị liên quan tự dưng phá bỏ một ngôi chợ cổ, đã có từ hàng trăm năm nay”, anh Tuệ – một tiểu thương cho hay.
Ông Lê Xuân Lô (trưởng phòng quản lý thương mại – Sở Công thương Lạng Sơn) cho biết: “Chúng tôi chỉ quản lý chung về tiến trình về việc xây dựng TTTM Đồng Đăng và di chuyển chợ Đồng Đăng sang TTTM. Đây là dự án được tỉnh phê duyệt xây dựng TTTM Đồng Đăng rồi”.
Khi chúng tôi hỏi về việc phía Sở Công thương có biết việc bà con tiểu thương trong chợ phản đối việc di chuyển chợ hay không và liệu rằng TTTM Đồng Đăng có đi vào “vết xe đổ” như TTTM Phú Lộc hay không thì ông Lô cho hay: “Bà con nên nhận định TTTM Phú Lộc nó khác và TTTM Đồng Đăng, đối với TTTM Đồng Đăng thì di chuyển toàn bộ bà con ở chợ Đồng Đăng sang TTTM, thôi không họp chợ nữa, còn TTTM Phú Lộc thì xây mới bên cạnh những cái đã có”.
Còn đối với lo lắng của bà con về việc vào TTTM khó kinh doanh thì ông Lô cho hay: “Đó là lo lắng trước mắt của bà con thôi, cái này theo tôi là phù hợp với chủ trương của tỉnh”.
Trước thông tin chợ sắp bị xóa bỏ, hàng trăm tiểu thương tại chợ Đồng Đăng gửi đơn thư lên các cấp chính quyền với mong muốn giữ lại chợ cổ.
Hiện nay, phía thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, ban quản lý chợ Đồng Đăng chưa tìm được tiếng nói chung bởi có quá nhiều ý kiến trái chiều. Và hàng trăm bà con tiểu thương chợ Đồng Đăng hàng ngày vẫn ngồi trên đống lửa, đi gõ cửa các cơ quan chức năng để giữ lại chợ Đồng Đăng truyền thống, vốn gắn liền với đời sống, văn hóa từ lâu đời nay…
Theo Trí thức trẻ
Lô súng đạn bị bắt giữ ở sân bay Tân Sơn Nhất là do chuyển nhầm?
Liên quan đến vụ bắt giữ lô hàng vũ khí quân dụng lớn nhất từ trước đến nay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, chiều 1/8, thông tin từ Hải quan TPHCM cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang các đơn vị của Bộ Công an để xác minh làm rõ.
Trước đó như Dân trí đã đưa tin, ngày 31/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM) phối hợp với Cục An ninh Kinh tế tổng hợp (A85) và các lực lượng chức năng của Bộ Công an, phát hiện, bắt giữ lô hàng gồm 94 khẩu súng ngắn quân dụng và 472 băng đạn chưa qua sử dụng từ Cộng hòa Séc thẩm lậu vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Những khẩu súng quân dụng mới 100%
Được biết, số súng và hộp tiếp đạn này được đựng trong một thùng carton, gửi từ Cộng hòa Séc về cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường hàng hóa thuộc diện bình thường. Lô hàng này được sắp xếp trong khoang hành lý của máy bay khách nhưng không có chủ lô hàng đi theo cùng.
Khi lô hàng bị bắt giữ, một nguồn tin cho biết, khả năng số súng đạn này được một đơn vị chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ chính khách ở Singapore đặt mua. Quá trình làm thủ tục tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ thì lô hàng lại được chuyển "nhầm" lên máy bay về sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM?.
Số súng đạn được để trong hộp và bỏ vào thùng carton
Do vụ việc mang tính chất cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nên Cục An ninh Kinh tế tổng hợp tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ.
Hiện cơ quan chức năng Việt Nam đang quá trình xác minh làm rõ nên chưa thông tin gì thêm về nguồn gốc của lô hàng súng đạn này.
Cận cảnh số súng đạn
Đình Thảo
Theo giaoduc
Nam Định: Khai trương bến xe khách Phía Nam Ngày 26/7, bến xe khách Phía Nam (TP. Nam Định) chính thức đi vào hoạt động, đây là nơi hoạt động các tuyến xe nội tỉnh Nam Định, và đi các tỉnh phía bắc... Bến xe khách Phía Nam (Nam Định) chính thức hoạt động ngày 26/7 Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và quản lý bến...