Làng rắn vào mùa làm ăn
Với làng Zisiqiao ở phía đông Trung Quốc, năm Quý Tỵ vừa đến cũng là thời điểm dự báo một mùa ăn nên làm ra cho vùng quê chuyên nuôi và kinh doanh rắn này.
Một khách tham quan đùa nghịch với rắn tại Bảo tàng Văn hóa Rắn Đức Thanh, làng Zisiqiao, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: AFP
Từ những năm 1980, dân làng Zisiqiao, tỉnh Chiết Giang, bắt đầu nuôi rắn để lấy thịt và làm thuốc cổ truyền. Hiện nay, với hơn 3 triệu con rắn mỗi năm, ngôi làng có hơn 800 nhân khẩu được giới truyền thông Trung Quốc mệnh danh là “ làng rắn”.
Trong số dân làng có ông Gao Shuihua, 50 tuổi, bắt đầu nuôi rắn từ 30 năm trước, thay vì làm ruộng và nuôi cá như truyền thống.
“Trước đây chúng tôi nghèo lắm. Chúng tôi chẳng biết làm gì nên bắt đầu nuôi rắn”, ông kể.
Rắn không được người dân Trung Quốc yêu mến như các loài vật khác trong số 12 con giáp của âm lịch, nhưng với ông Gao, chúng là nguồn cung cấp thực phẩm, thuốc và kế sinh nhai.
“Có nhiều người không thích ăn thịt rắn vì họ nghĩ chúng ghê rợn. Nhưng mọi loại rắn đều có cách thức chế biến riêng của nó”, ông nói, thêm rằng ông thích nấu súp rắn vì cách này làm thịt rắn mềm hơn.
“Năm nay là năm con rắn nên công việc làm ăn của chúng tôi cũng có khả năng phát đạt hơn”, ông cho biết khi cho khách tham quan xem bình rượu ngâm dương vật rắn cạp nong của mình.
Cháu trai của ông hết lời ca ngợi lợi ích của thức uống này, rằng “đây là liều thuốc bổ cho sinh lực nam giới”. Tuy nhiên, ông Gao cảnh báo rằng “nếu bị loài rắn này cắn, bạn sẽ tử vong sau 4 giờ”.
Ở cầu thang đi lên một trong những phòng ngủ, gia đình ông Gao cất 9 bình rượu ngâm rắn mũi nhọn, chờ bán cho các nhà máy làm thuốc nam với giá 3 nhân dân tệ một bình.
Rắn từng được tổ tiên người Trung Quốc thờ cúng như vật tổ. Một số nhà sử học cũng tin rằng hình ảnh loài rồng với thân dài, có vảy và là biểu tượng quốc gia, cũng được xây dựng dựa trên hình ảnh loài rắn.
Một phụ nữ đang găm xác rắn để chuẩn bị phơi khô ở làng Zisiqiao. Ảnh: AFP
Huang Guangyu, 25 tuổi, tin rằng các bài thuốc làm từ loài động vật này có tác dụng rất cao. Anh bị viêm cứng khớp cột sống và đã lặn lội từ tỉnh Quảng Tây đến tận Zisiqiao sau khi biết được những đặc tính chữa bệnh hữu ích của loài rắn.
Video đang HOT
Hàng ngày, Huang uống một ly rượu được làm nhiều loài rắn khác nhau. “Giá của nó không hề rẻ”, anh kể, nhưng cho biết thêm rằng “năm ngoái, tôi còn không nhấc nổi người để đi lại”.
Anh là một khách hàng của Bảo tàng Văn hóa Rắn Đức Thanh, do doanh nhân thành đạt nhất làng Zisiqiao là Yang Hongchang xây dựng, nơi vừa là trung tâm chữa bệnh, vừa là điểm du lịch và cơ sở bán lẻ.
Bên trong một phòng được đốt nóng đặc biệt, hàng trăm con rắn nằm ngủ đông trong những hộp gỗ, trong đó có cả loài rắn “ngũ bộ xà” khét tiếng, mà bất kỳ ai bị cắn chưa đi quá 5 bước đã ngã lăn ra chết .
Tuy nhiên, những mối nguy hiểm như thế khá xa vời trong tâm trí của ông Yang. “Chúng tôi cầu mong nghề này thành công và thịnh vượng trong năm Quý Tỵ”, ông nói.
Theo VNE
Tết con rắn náo nức trên khắp thế giới
Các nước đón Tết theo âm lịch những ngày này rực rỡ sắc màu và tràn ngập những đồ trang trí hình rắn, với mong muốn linh vật này sẽ đem đến một năm mới tốt lành.
Chú rắn vàng óng bằng đèn lồng treo trên đường phố Singapore những ngày giáp Tết Quý Tỵ. Ảnh: Singaporeshots
Không khí đón Tết ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc... những ngày này rất rộn ràng. Trong ảnh là sự tấp nập của khu phố cổ ở Hà Nội. Ảnh: AFP
Ở Thượng Hải, Trung Quốc, một con rắn cao 10 m được dựng lên giữa đường phố để chào đón năm mới. Ảnh: CFP
Người dân ngắm dàn đèn lung linh ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: AP
Người dân ở tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, cũng trang hoàng, sơn sửa lại tượng Phật trong các đền, chùa, nhân dịp năm mới. Ảnh: EPA
Không chỉ ở các nước châu Á mà ở Las Vegas, Mỹ, một khu vườn thực vật cũng trang trí chủ đề rắn và Tết âm lịch trong khuôn viên của mình trong những ngày tháng 2. Ảnh: AP
Tại Hàn Quốc, con rắn đúc bằng vàng bán rất chạy trong các cửa hàng vàng và trang sức. Ảnh: AP
Đồ lưu niệm hình con vật biểu tượng năm nay cũng rất xinh xắn, được mọi người ưa chuộng. Ảnh: Sina
Một người đàn ông lạc trong khu mua sắm tràn ngập sắc màu Tết tại Hong Kong. Ảnh:AFP
Người dân ở An Huy, Trung Quốc say sưa ngắm dàn đèn trang trí đón Tết Nguyên đán. Ảnh: AP
Vườn hoa ở khách sạn của Mỹ trang trí hình chú rắn xanh và những đồng tiền để thu hút khách du lịch. Ảnh: AP
Cành cây được trang trí đèn hoa đỏ rực, chào đón Tết ở Trung Quốc. Ảnh: EPA
Một gia đình ở Quảng Đông, Trung Quốc, còn tổ chức sinh nhật cho con trai với chiếc bánh gato trong lòng một chú rắn. Ảnh: Rex Features
Khu chợ ở Hong Kong nhộn nhịp với những đồ trang trí và bóng bay hình thù ngộ nghĩnh. Ảnh: AFP
Một người bán cây quất trang trí truyền thống những ngày trước Tết ở Việt Nam. Ảnh: AFP
4 chú rắn dễ thương được trưng bày bên ngoài một cửa hàng trong dịp Tết. Ảnh: F.O.S
Các em bé bị thu hút bởi gian hàng rắn bông xinh xắn. Ảnh: AFP
Một tấm thiệp chúc mừng in hình chú rắn may mắn, thêm phúc lộc và in dòng chữ "Quý Tỵ đại cát". Ảnh: Sina
Màn múa lân đẹp mắt tại khu người Á ở Sao Paolo, Brazil, báo hiệu một mùa Tết rực rỡ và tươi vui tràn ngập khắp châu Á và những nơi có người gốc Á sinh sống trên toàn thế giới.
Theo VNE
Nghề 'đùa với rắn' hái ra tiền dịp Tết Quý Tỵ Hầu hết mọi người đều sợ hãi khi nhìn thấy rắn nhưng Mohd Yusof Kassim thì không. Những người thuần rắn chuyên nghiệp như anh đang tràn đầy hy vọng kiếm tiền vào dịp Tết con rắn năm nay. Yusoft có một tình yêu to lớn với những con rắn. Ảnh: The New Paper Người thuần phục rắn 49 tuổi nuôi hai con...