Lãng phí từ chứng chỉ không cần thiết lại được nêu trên diễn đàn Quốc hội
Một chủ trương, chính sách sai sẽ gây ra lãng phí cực kỳ nhiều, không đo đếm được. Tham nhũng đáng phê phán, đáng lên án, đáng nghiêm trị còn lãng phí thì phải xử hơn thế nữa.
Quốc hội sáng nay (26/7) thảo luận tại hội trường về nội dung quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.
Nhiều nơi chỉ 50% cán bộ làm việc hiệu quả
ĐB Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu câu chuyện lãng phí trong sử dụng con người, sử dụng cán bộ.
Ông đặt vấn đề trong báo cáo chỉ ra đã cải cách bộ máy, tinh giản biên chế bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu nhưng trong lực lượng biên chế còn lại đã sử dụng được bao nhiêu % cán bộ đó có hiệu quá.
ĐBQH Hoàng Văn Cường
“Tôi nghe rất nhiều đơn vị, cơ quan đánh giá rằng, có lẽ là 50% số cán bộ, nhân viên của đơn vị đó thực sự làm việc có hiệu quả, còn lại chưa có hiệu quả”, ông Cường nói và lưu ý đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn đánh giá cán bộ như thế nào để không lãng phí.
Ngoài ra, ông Hoàng Văn Cường còn chỉ rõ lãng phí trong việc cán bộ, công chức, viên chức phải theo học những chứng chỉ để sẵn sàng cho việc bổ nhiệm.
Ông nhắc lại, Quốc hội khóa XIV đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân và bản thân Bộ trưởng đã thừa nhận rằng, hiện nay đưa ra những quy định trước khi bổ nhiệm phải có một loạt các chứng chỉ. Một vị trí quy hoạch tối đa 4 người, 1 người được quy hoạch tối đa 3 vị trí thì người cán bộ phải luôn luôn học các chứng chỉ để đấy chuẩn bị sẵn cho việc bổ nhiệm.
“Việc này gây ra lãng phí trong đào tạo cán bộ. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng nói sẽ thay đổi, sau khi bổ nhiệm vào vị trí đó mới cần học những chứng chỉ ấy để có đủ năng lực điều kiện làm việc chứ không phải cứ đi chuẩn bị trước”, đại biểu thông tin.
Một chủ trương, chính sách sai sẽ gây lãng phí cực kỳ nhiều
Video đang HOT
ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cũng nhận định, lãng phí có những việc thấy được, đo đếm được nhưng rất nhiều việc không thấy được, không đo đếm được nếu không chú ý.
Đại biểu dẫn chứng tình trạng lãng phí về văn bằng, chứng chỉ không hợp lý. Việc đua nhau đi học nhiều khi không biết học để làm gì cũng cứ học, vì thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học thì mình cũng học. Ngoại ngữ không cần thiết cũng học.
“Tôi là cán bộ khoa học và tôi cảm thấy ngoại ngữ hết sức cần thiết, mình có ngoại ngữ mình làm việc chứ không phải học ngoại ngữ để bằng cấp đẹp lên”, ĐBQH bày tỏ.
Theo ông, tiết kiệm, chống lãng phí là phạm trù rất rộng, đó là tiền bạc, kinh phí, đất đai,… và những cái như thời gian, cơ hội, đặc biệt là sức lực, trí tuệ, cách thức tổ chức làm việc, chủ trương chính sách.
“Một chủ trương chính sách sai sẽ gây ra lãng phí cực kỳ nhiều, không đo đếm được. Tham nhũng đáng phê phán, đáng lên án, đáng nghiêm trị còn lãng phí thì phải hơn thế nữa. Vì lãng phí là mất mát, thất thoát”, ĐB nhấn mạnh.
“Xót xa vô cùng khi thấy những mảnh đất rộng bỏ hoang hóa 3-5 năm thậm chí 10 năm, nhân dân cử tri rất bức xúc. Chống lãng phí thì phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không phải đợi để bắt, cho vào tù. Việc này cũng khó, vì có nhiều việc không đo đếm được, không lượng hóa được nên khó bắt, khó quy tội”, ông Trí nói.
GS Nguyễn Anh Trí đề nghị phải đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về tiết kiệm, chống lãng phí. Phải coi tiết kiệm là lẽ sống, là đạo đức để mà sống, thực hành, quản lý xã hội.
Nước càng giàu càng tiết kiệm, càng chống lãng phí
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng tiết kiệm chống lãng phí phải bền vững, lâu dài, mọi nơi, mọi lúc, mọi việc. Ông đặt vấn đề, chúng ta có thể tiết kiệm vài chục ngàn trong khi điện nước dùng xả láng, có những cái ta tiết kiệm nhưng không bù lại được những cái đã lãng phí.
Theo ông Trương Trọng Nghĩa, muốn tiết kiệm chống lãng phí phải là thói quen, nếp sống của từng cá nhân phải bắt đầu từ giáo dục, từ mầm non, mẫu giáo.
ĐB Trương Trọng Nghĩa
Ông dẫn lại câu nói của Bác Hồ đã trở thành chân lý “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Có dịp sống và làm việc ở các quốc gia phát triển, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa thấy rằng càng giàu càng tiết kiệm, càng chống lãng phí đã trở thành đặc trưng của quốc gia văn minh, phát triển.
“Tôi cũng quan sát mấy chục năm thấy rằng chính nhờ tiết kiệm lãng phí quốc gia đó ngày càng giàu hơn. Tiết kiệm, chống lãng phí trở thành yêu cầu, thói quen từ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và trong gia đình. Họ tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ của mình mà còn của cả người khác, của xã hội. Thấy vòi nước đang chảy không ai dùng ở ngoài nhà ga, công cộng là tự đến ngắt luôn”, ông dẫn chứng.
Một vấn đề khác cũng được ông nêu ra, đó là có những người rất tiết kiệm khi đó là tài sản của riêng họ nhưng nếu là tài sản công, tài sản người khác thì họ không quan tâm, không tiết kiệm. Ở nhiều quốc gia phát triển không có điều này. ĐBQH nhấn mạnh, nên tôn trọng tài sản công như tài sản của chính mình.
Lễ tuyên thệ lần thứ hai của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Đây là lần thứ 2 trong vòng hơn 3 tháng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ trước đồng bào và cử tri cả nước.
Ông cam kết nỗ lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sáng 26/7, Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước.
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Là nhân sự duy nhất được đề cử cho chức danh, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhận được tín nhiệm cao từ các đại biểu Quốc hội khóa mới để giữ cương vị người đứng đầu Nhà nước.
Lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước được tiến hành ngay sau đó. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 3 tháng, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ trong vai trò Chủ tịch nước.
100% đại biểu Quốc hội có mặt đã thể hiện tín nhiệm bằng việc bấm nút tán thành thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch nước.
Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nỗ lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".
Cảm ơn sự tín nhiệm của Quốc hội, Chủ tịch nước hứa trước Quốc hội và đồng bào sẽ luôn tu dưỡng đạo đức, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thượng tôn pháp luật và tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, thực hiện trọn vẹn đầy đủ mọi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận bó hoa chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Dành 9 phút cho bài phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhiều cam kết. Là đại biểu Quốc hội, trên cương vị Chủ tịch nước, ông hứa nỗ lực cùng Quốc hội, Chính phủ, hệ thống chính trị theo sát việc thực hiện tầm nhìn, đường lối, chiến lược phát triển toàn diện đất nước với tinh thần không để người dân nào bị bỏ lại phía sau, đặt biệt là ở địa phương nghèo, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Thủ tướng: Ưu tiên đặc biệt sản xuất vắc xin trong nước nhanh nhất Các bộ ngành liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về việc sản xuất vắc xin phòng chống COVID-19 trong nước...