Làng Panmunjom – nơi liên Triều xoa dịu căng thẳng
Panmunjom, ngôi làng ở giới tuyến phân cách hai miền Triều Tiên, là nơi đóng vai trò cầu nối để quan chức hai nước họp bàn giảm căng thẳng, đồng thời là điểm đến duy nhất trên thế giới du khách phải cam kết tự chịu trách nhiệm nếu bị kẻ địch tấn công.
Panmunjom, hay còn có cách gọi là Bàn Môn Điếm, cách Seoul khoảng 55 km về phía bắc, được coi là một trong những di tích cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Làng nằm trong khu phi quân sự (DMZ), vùng đệm rộng 4 km chạy dọc theo biên giới ngăn cách hai miền Triều Tiên. Seoul và Bình Nhưỡng năm 1953 ký kết thỏa thuận ngừng bắn tại Panmunjom. Về lý thuyết, hai bên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì họ chưa ký hiệp ước hòa bình. Đồ họa: BBC
Mặc dù có tên là khu phi quân sự, đây lại là khu vực được quân sự hóa mạnh nhất thế giới với hệ thống công sự bê tông ngầm, mìn, dây thép gai, và các ụ chống tăng. Ảnh: AFP
Làng Panmunjom được sử dụng làm địa điểm để trao trả hài cốt binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến liên Triều. Gần 8.000 nhân viên Mỹ được liệt kê là mất tích trong chiến tranh, hài cốt của hơn một nửa trong số đó được cho là chôn ở miền Bắc. Seoul cũng trao trả cho Bình Nhưỡng hài cốt binh sĩ Triều Tiên hay dân thường chết đuối trong các đợt lũ bị trôi dạt về miền Nam qua Panmunjom. Ảnh: Grete Howard
Panmunjom nằm ở khu vực nhạy cảm nhất của khu phi quân sự Hàn Quốc. Mỗi năm có hàng nghìn du khách đến tham quan làng và đây là địa điểm du lịch duy nhất du khách được yêu cầu ký vào bản cam kết tự chịu trách nhiệm nếu “bị thương hoặc thiệt mạng do tác động trực tiếp từ hành động của kẻ thù”. Ảnh: NK News
Video đang HOT
Ở phía đông ngôi làng là Khu vực An ninh chung (JSA), nơi phần lớn thời gian, lính biên phòng hai bên đối mặt nhau qua biên giới và thậm chí có những vụ chạm trán nhỏ. Ảnh: Nick Lawson
Người Hàn Quốc phải xin phép chính phủ mới được vào Triều Tiên. Tuy nhiên, có một nơi mọi người có thể vượt qua biên giới mà không cần giấy phép đặc biệt hoặc thị thực. Đó là một tòa nhà màu xanh gọi là Phòng hội thảo Ủy ban Đình chiến Quân sự (MAC), nơi du khách có thể bước vào lãnh thổ Triều Tiên trong một thời gian ngắn.
Dây microphone ở giữa bàn hội nghị tượng trưng cho giới tuyến quân sự ngăn cách hai miền. Ảnh: US Defense
Du khách được cảnh báo không giao tiếp bằng mắt hay có cử chỉ có thể kích động lính Triều Tiên, và phải tuân theo quy định trang phục nghiêm ngặt. Họ không được mặc quần jeans xanh, quần short hoặc quần áo thiếu kín đáo. Ảnh: Paul J Everett
Panmunjom là nơi diễn ra các cuộc họp giữa quan chức Hàn Quốc, Triều Tiên và Bộ Chỉ huy Liên Hợp Quốc. Các cuộc đàm phán quân sự và đàm phán Chữ thập đỏ đã được tổ chức tại đây. Trong những ngày vừa qua, quan chức hai miền, trong đó có Cố vấn An ninh Hàn Quốc Kim Kwan-jin (phải) và quan chức quân sự hàng đầu Triều Tiên Hwang Pyong-so (trái), đã gặp mặt tại làng để giải quyết căng thẳng lên cao sau vụ đấu pháo hôm 20/8. Hai nước sáng sớm nay đạt được thỏa thuận loại bỏ nguy cơ xung đột vũ trang. Ảnh: Reuters
Phương Vũ
Theo VNE
Thỏa thuận vừa đạt giữa Hàn Quốc và Triều Tiên gồm những gì?
Sau 3 ngày đàm phán, rạng sáng 25.8 Hàn Quốc và Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận 6 điểm mang tính đột phá nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai miền, theo Yonhap ngày 25.8.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hong Yong-pyo (trái) bắt tay với Trưởng ban Mặt trận thống nhất trung ương Triều Tiên Kim Yang-gon sau khi đạt được thỏa thuận - Ảnh: Reuters
Rạng sáng 25.8 (giờ địa phương), các nhà đàm phán cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận gồm 6 điểm nhằm tránh nguy cơ xung đột quân sự giữa hai miền. Đây được coi là một bước đột phá lớn sau 3 ngày đàm phán căng thẳng tại Bàn Môn Điếm.
Thỏa thuận 6 điểm đạt được giữa hai miền Triều Tiên bao gồm:
Thứ nhất, Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí sẽ tiến hành một cuộc đối thoại liên chính phủ tại Seoul hoặc Bình Nhưỡng trong thời gian sớm nhất nhằm cải thiện quan hệ liên Triều, cũng như tiếp tục đối thoại và đàm phán về các vấn đề khác trong tương lai.
Thứ hai, Triều Tiên tuyên bố lấy làm tiếc về việc các binh sĩ Hàn Quốc bị thương trong vụ nổ mìn ở Khu phi quân sự (DMZ) dọc giới tuyến quân sự thời gian vừa qua.
Thứ ba, Hàn Quốc sẽ ngừng chiến dịch tuyên truyền bằng loa phóng thanh chống Bình Nhưỡng dọc theo giới tuyến quân sự giữa hai nước bắt đầu từ 12 giờ ngày 25.8 trong trường hợp không phát sinh tình trạng bất thường.
Thứ tư, Triều Tiên đồng ý bãi bỏ tình trạng chuyển quân đội sang trạng thái sắp có chiến tranh.
Thứ năm, hai miền đồng ý tiến hành cuộc đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán trong chiến tranh vào dịp Trung thu sắp tới và tiếp tục tổ chức các cuộc đoàn tụ trong tương lai. Đồng thời phiên họp giữa Hội Chữ thập Đỏ hai miền sẽ được tổ chức vào đầu tháng 9 tới để chuẩn bị cho các cuộc đoàn tụ này.
Thứ sáu, hai miền đồng ý thúc đẩy giao lưu phi chính phủ giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực.
Binh sĩ Hàn Quốc tại đường dẫn vào làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc Khu phi quân sự ngày 24.8 - Ảnh: Reuters
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hoan nghênh thỏa thuận này và cho biết: "Tôi đánh giá cao thỏa thuận về việc đối thoại liên Triều thường xuyên và mong rằng điều đó sẽ tạo ra cơ chế để quản lý hiệu quả mọi vấn đề phát sinh trên bán đảo Triều Tiên".
Mỹ cũng nhanh chóng hoan nghênh thỏa thuận đột phá mà hai miền Triều Tiên vừa đạt được. Chính phủ Mỹ đồng thời đánh giá cao vai trò của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, cho rằng bà Park đã nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện quan hệ liên Triều, thúc đẩy hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên thực sự ở mức nào Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang tăng cao khi hai bên nã pháo về phía nhau và cùng có những tuyên bố cứng rắn. Nhưng chiến tranh lại là chuyện khác. Các khẩu pháo tự hành K-55 của Hàn Quốc với cỡ nòng 155mm khai hỏa. Ảnh:MND Theo tờ Telegraph của Anh, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã lệnh...