Làng ổi nổi danh đất Bắc, bán trái quanh năm, 4 mùa đắt hàng
Lang ôi Đông Dư ( huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) đươc trơi phu cho cho nhưng bai bôi phu sa ven sông Hông. Nơi đây nôi danh vơi giông ôi găng gion ngot, quanh năm đơm hoa kêt trai. Nhờ vậy, người trồng ổi Đông dư bán trái quanh năm, 4 mùa lúc nào cũng đắt hàng.
Xã Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) năm bên sông Hông, nơi co nhưng bai bôi phu sa mau mơ, trông đươc nhiêu loai cây ăn qua, trong đo nôi tiêng nhât la ôi găng thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo nhưng ngươi nông dân đia phương, ôi ông Dư dễ trồng, chiết cành 6 tháng đã bói hoa, một năm là cho quả. Ôi găng Đông Dư co đăc trưng la qua tron, nho, khi ăn rât gion, ngot mat, cho thu hoach ca bôn mua trong năm.
Gia đình bà Nguyễn Thị Nha (thôn ông Dư Thượng, xã ông Dư) có 2 sao ôi. Mỗi năm, chi phí đầu tư trồng ổi chi hơn chuc triêu đông, nhưng thu về khoang 150 triêu. Nhờ trồng ổi, gia đình bà Nha đã nuôi cac con ăn hoc thanh tai va xây được nhà cao tầng khang trang.
Ba Nha cho biêt, trông ôi vât va nhât ơ khâu lam co va thu hoach. Môi thang gia đinh ba lam co môt lân, ngay nao cung phai ra bai tư luc 5 giơ sang đê hai ôi kịp giao cho thương lái.
Video đang HOT
Ôi thu hoach xong đươc thương lai vào tận vườn thu mua rồi chở đi bán ơ cac chơ trong nôi thanh hoăc đô buôn cho cac xe tai thu gom cho thị trường Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… Giá bán buôn tại vườn là 15.000 đồng/kg.
Trên đương lang va doc theo tuyên quôc lô 5 cung rât dê băt găp cac sap ôi toa hương thơm diu. Ổi đươc xêp ngay ngăn vao tưng rô cho ngươi mua dê lưa chon, môi kg co gia chênh lêch khoang 5.000 đông so vơi gia buôn tai vươn.
Anh Nguyên Thông Nhât (trai) – Chu tich Hôi Nông dân xa Đông Dư – cho biêt, diên tich trông ôi toan xa hiên nay la 110 ha. So với lúa, trồng ổi cho thu nhập cao gâp 4-5 lân.
Theo Danviet
"Các nhà" chung tay, vải bay khắp chốn
Thời điểm khi vải mới ra hoa, nhiều người dự báo rất có khả năng một mùa vải "được mùa mất giá" sẽ có thể xảy ra do sản lượng vải thiều tăng đột biến. Thế nhưng, sự chung tay, vào cuộc nhiệt tình của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân đã giúp Bắc Giang, Hải Dương có một vụ vải "được mùa được giá".
Tiêu thụ thuận lợi
Tại Bắc Giang, tính đến thời điểm hiện nay tổng số lượng vải thiều đã tiêu thụ toàn tỉnh là 211.600 tấn. Trong đó, vải sớm 43.570 tấn (đã tiêu thụ hết), vải chính vụ 168.010 tấn (dự kiến còn khoảng 5-6 ngày nữa là hết vụ)
Nhờ công tác xúc tiến thương mại được triển khai mạnh mẽ, vải tươi được tiêu thụ khắp toàn quốc. Những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn, gồm: Các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thông qua các thương nhân phân phối, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị (Coop.Mart, Big C, Happro ...), cụ thể như: tổng sản lượng Công ty TNHH TM và XNK Hùng Thảo đã cung ứng vào hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op là 460 tấn (đến nay đã dừng hợp đồng cung ứng), HTX Hồng Xuân cung ứng vào hệ thống siêu thị Big C là 3 tấn (đến nay đã dừng hợp đồng cung ứng) ...
Người dân Bắc Giang đã có một vụ vải được mùa được giá. Ảnh: BBG.
Đến nay, quả vải đã được xuất khẩu sang trên 30 nước và vùng lãnh thổ với các thị trường chủ yếu như EU (Pháp, Đức, Hà Lan...), Nga, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapo, Malaysia,Thái Lan, Úc,... với tổng sản lượng ước đạt 87.400 tấn và giá trị ước đạt 153 triệu USD. Trong đó, chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, sản lượng xuất khẩu đạt 86.400 tấn, giá trị ước đạt 151,2 triệu USD.
Tính đến ngày 06/7/2018 đã có 182 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm cân xuất hàng sang thị trường Trung Quốc; tổng số điểm cân trên toàn tỉnh đến nay còn trên 350 điểm cân.
Các nhà vào cuộc
Ông Đào Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang đánh giá, vải thiều chất lượng cao, mang thương hiệu Lục Ngạn đang tiêu thụ thuận lợi, giá cao tại các hệ thông phân phối (siêu thị, trung tâm thương mại) và các chợ đầu mối; giá bán tương đối ổn định, không có hiện tượng ép cân, ép giá. Việc xuất khẩu tại các cửa khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Du khách Thái Lan thăm vườn vải. Ảnh: BBG.
Do có sự chuẩn bị, các sản phẩm phụ trợ như đá, thùng xốp có nguồn cung ứng dồi dào, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng khan hàng và tăng giá như các năm. UBND tỉnh, các ngành chức năng và UBND các huyện đã tích cực, chủ động hỗ trợ công tác tiêu thụ vải thiều.
Các tổ công tác thường xuyên tăng cường kiểm tra hoạt động thu mua tránh hiện tượng gian lận thương mại, lùi cân, ép giá và kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phụ trợ đảm bảo ổn định giá.
Qua kiểm tra của các ngành chức năng không có hiện tượng gian lận thương mại tại các điểm cân. Hiện tượng gian lận thương mại tại các điểm cân giảm rõ rệt so với những năm trước.
Có thể nhận thấy, sự vào cuộc tích cực của chính quyền, ngành chức năng tỉnh Bắc Giang, Hải Dương trong việc tiêu thụ vải thiều đã giúp thương hiệu vải thiều ngày càng đi xa. Những lễ hội vải, tuần lễ tiêu thụ vải tại Hà Nội đều được hai tỉnh tổ chức hiệu quả, tạo hiệu ứng truyền thông lớn.
Việc ký kết tiêu thụ với các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ lớn đã giúp sản phẩm vải đi vào được những siêu thị lớn, bán với giá cao.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc trên ứng dụng điện thoại thông minh giúp củng cố niềm tin người tiêu dùng.
Đặc biệt, việc tổ chức các tour, tuyến du lịch về vườn vải cũng là một nét mới và có xu hướng phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây.
Dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng có thể khẳng định, khi được truyền thông, quảng bá một cách bài bản việc tiêu thụ nông sản sẽ thuận lợi dù sản lượng có tăng.
Theo Danviet
Vì sao BOT Phả Lại, Vidifi "phớt lờ" kiến nghị của CSGT Hải Dương? Theo Đội CSGT tỉnh Hải Dương, đoạn QL18 qua tỉnh này do Công ty cổ phần BOT Phả Lại đầu tư nhưng đến nay đã 4 lần đơn vị kiến nghị với BOT Phả Lại về việc cắm nhóm biển đúng quy chuẩn, kẻ vạch sơn, biển cảnh báo khu đông dân cư, trường học... nhưng đã qua 4 lần gửi công văn...