Làng người lùn bí ẩn ở Trung Quốc: Thế giới cổ tích ẩn trong rừng núi đời thực
Ẩn sâu trong một thung lũng phía Tây Nam Trung Quốc có một ngôi làng đặc biệt tưởng chừng chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích – đó là “làng người lùn”.
Huyện Tư Trung ở thành phố Nội Giang (tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc), vốn nổi tiếng có phong cảnh như tranh, di tích lâu đời và con người tuyệt vời. Tuy nhiên, ẩn sâu trong thung lũng Tư Trung có một ngôi làng đặc biệt tưởng chừng chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích – đó là “làng người lùn”.
Ngôi làng đặc biệt này có tên là Dương Minh Tự. Người trưởng thành nơi đây chỉ có chiều cao trung bình từ 80 – 120cm. Nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này đến nay vẫn chưa thể xác định.
Theo Sohu, người dân truyền miệng rằng vào những năm 1930, ngôi làng ẩn mình trong thung lũng này bất ngờ bị bão quét qua trong đêm. Dân làng sau đó phải chịu những cơn đau nhức xương khớp, cơ chân đau giật bất thường và trở nên khập khiễng.
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển có những dấu hiệu thay đổi thể chất rõ ràng hơn, đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi. Xương sọ và các khớp xương trên cơ thể trở nên dày và cứng cáp hơn nhưng cũng dừng phát triển từ đó.
Dân làng khi đó cho rằng đó là bệnh truyền nhiễm nhưng không thể tìm ra nguồn gốc mầm bệnh, cách thức lây nhiễm cũng như không tìm ra cách chữa trị hữu hiệu. Họ bất lực nhìn “bệnh lùn” lây lan và ảnh hưởng khắp ngôi làng.
Trong thời đại y tế phát triển, tình trạng này được gọi là “bệnh lùn”. Người mắc bệnh này được phát hiện nhiều trên thế giới nhưng không có tính tập trung như làng Dương Minh Tự.
Một số kết quả chụp X-quang của dân làng cho thấy, các khớp cơ thể không chỉ là dị tật cục bộ mà khe hở giữa khớp háng và chỏm xương đùi được nối với nhau, dính chặt với xương chậu khiến người bệnh đi lại, di chuyển khó khăn. Những thay đổi về xương như vậy khiến không gian tăng trưởng bị nén mạnh, biểu hiện chính là chiều cao ngừng phát triển.
Các chuyên gia suy đoán rằng trong đợt thiên tai những năm 1930, lương thực tích trữ trong ngôi làng bị ẩm mốc. Khi đó giao thông tắc nghẽn, địa hình hiểm trở, việc cứu trợ khó khăn nên dân làng chỉ có thể sử dụng thức ăn bị nấm mốc để giải quyết cơn đói.
Fusarium là loại nấm sinh ra từ nấm mốc, nếu người ăn phải sẽ bị ức chế sự phát triển của mô sụn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Nếu ăn loại nấm mốc này lâu ngày sẽ gây tổn thương xương và dần dần khiến xương khớp bị biến dạng, cuối cùng sẽ trở thành giống như người lùn bây giờ.
Nửa thế kỷ, dân làng Dương Minh Tự sống trong sự mặc cảm về ngoại hình và tách biệt với thế giới. Thời gian trôi qua, họ học được cách bình tĩnh đối mặt với mọi việc và nhìn cuộc sống một cách lạc quan.
Ngày nay, ngôi làng được hoàn chỉnh với lực lượng cảnh sát và cứu hỏa riêng. Đồng thời, người dân ở đây còn quyết định xây dựng các ngôi nhà của mình theo văn hóa truyện cổ tích, biến nơi này trở thành điểm thu hút khách du lịch và tạo thu nhập cho bản thân.
"Đường cao tốc" dài 800km thời Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế phải sửng sốt: Làm bằng đất nhưng sau 2000 năm "không có lấy 1 ngọn cỏ", rắn chắc như bê tông
Trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, bí ẩn xoay quanh con đường cao tốc từ thời Tần Thủy Hoàng vẫn khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất và bắt đầu đưa ra những chính sách cải cách trên toàn bộ mọi mặt của đất nước, trong đó có xây dựng đường sá với mục đích thiết lập một mạng lưới đường bộ kết nối toàn quốc gia.
Đường Tần Chí là một trong những công trình lịch sử nổi bật thời đó được Tần Thủy Hoàng xây dựng và xem trọng. Tuyến đường trải dài từ tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc đến khu tự trị Nội Mông ở Trung Quốc. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch, đồng thời là con đường cao tốc đầu tiên trong lịch sử của quốc gia này.
Tuyến đường cao tốc đầu tiên của Trung Quốc
Việc xây dựng "con đường cao tốc" này cũng có ý nghĩa to lớn với mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của quân Hung Nô, phục vụ cho việc di chuyển của Tần Thủy Hoàng và thuận tiện cho việc hành quân. Theo phân tích của các chuyên gia, với tuyến đường này, chỉ trong vòng một tuần, quân Tần có thể điều động quân đội tới bất kỳ nơi đâu suốt dải trường thành phòng thủ mạn bắc chống giặc.
Xét từ góc độ thời đại, nó có lợi cho việc tăng cường kết nối giữa các tỉnh thành trong nước Tần, đồng thời cũng có lợi cho việc cai trị đất nước và kiểm soát khu vực của vua. Không chỉ mang lại lợi ích ở thời đại của Tần Thủy Hoàng, ở các triều đại sau, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân cũng thuận tiện hơn.
Theo Sohu, tuyến đường này rộng khoảng 20m, phần rộng nhất lên tới 60m. Tại thời điểm đó, để có thể xây dựng một tuyến đường lớn như vậy là điều không hề dễ dàng bởi nhiều nơi phải băng qua rừng núi. Có thể nói công trình này có độ khó vô cùng phức tạp, cần sự đầu tư về công sức lẫn trí tuệ của những người thợ làm đường ngày xưa.
Hiện nay, con đường đất này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt ở con đường này khiến người đời sau phải "đau đầu" đi tìm lời giải đó là, dù đã được xây dựng hơn 2000 năm nhưng nó không hề có cỏ mọc. Điều kỳ lạ này thôi thúc các nhà khảo cổ học vào cuộc để giải mã bí mật ở đằng sau. Họ đã lấy mẫu đất và các dữ liệu liên quan để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Cuối cùng, lời giải đáp cũng đã vén màn bí mật ngàn năm.
Giải mã bí mật ngàn năm
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, tuyến đường Tần Chí đi qua chủ yếu là những nơi cằn cỗi hoặc là các khu vực sa mạc có tương đối ít nước, vì vậy nhìn chung thực vật sẽ khó phát triển. Bên cạnh đó, ngoài các yếu tố con người và các phương tiện đi lại thì các chuyên gia còn cho rằng nguyên nhân cho việc thực vật không thể sinh sôi phát triển ở tuyến đường này nằm ở loại đất được sử dụng để làm đường.
Theo truyền thuyết, Tần Thủy Hoàng có yêu cầu rất cao đối với con đường này. Ngoài rộng và bằng phẳng, nó cũng phải đạt tiêu chuẩn không được mềm, nhão hay trở nên lầy lội vào những ngày mưa. Điều này có lẽ liên quan đến hy vọng nhà Tần sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và sẽ tồn tại mãi mãi của Tần Thủy Hoàng.
Thời điểm đó chưa có bê tông, đây chắc chắn là một thử thách lớn đối với tay nghề của người thợ. Các chuyên gia cho rằng vào thời cổ đại, những người thợ đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để thi công phần nền đường. Họ dùng đất được nung qua lửa trước khi đem trộn cùng muối và kiềm, để tạo nên hỗn hợp đặc biệt, cứng và bền như bê tông hiện nay.
Việc nung đất này đã khiến các chất dinh dưỡng hữu cơ bị đốt cháy và mất đi, không còn là môi trường thích hợp cho các thực vật tồn tại và sinh trưởng. Ngoài ra, lớp nền đất của con đường này có độ dày đạt từ 20 đến 30 cm và được nén rất chặt, có thể cách ly độ ẩm và oxy ở mức độ lớn.
Do đó nếu có hạt mầm rơi xuống đường thì cũng khó có thể bén rễ và nảy mầm được. Kết cấu này tương tự như việc làm đường hiện nay, sau khi xây xong đường sẽ có xe lu lăn qua giúp làm phẳng và nén chặt đất, vật liệu. Các cuộc khai quật khảo cổ học hiện đại cũng đã xác nhận điều này.
Thời nhà Tần cách nay hơn 2000 năm, vào thời điểm đó, mọi thứ vẫn còn rất lạc hậu. Trong hoàn cảnh chỉ dựa vào sức người và công cụ thô sơ, những người thợ ở thời đại này đã tạo nên những công trình vĩ đại khiến cả thế giới ngưỡng mộ như đường Tần Chí, Vạn lý trường thành...cho đến nay vẫn bền vững sau hàng nghìn năm. Những công trình này cũng chính là những nhân chứng cho sự tiến bộ không ngừng của nền văn minh Trung Hoa.
Bí ẩn ngôi làng người lùn, ai cũng như đứa trẻ tiểu học, người cao nhất chỉ 117cm Ngôi làng xa xôi của Trung Quốc đã khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ vì sự thay đổi chiều cao bí ẩn của mọi người. Nằm ở một góc tây nam hẻo lánh của huyện Tư Trung, thuộc thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc là ngôi làng nhỏ tên Yangsi. Được bao quanh bởi những...