Lặng người khi thấy con gái chạy ra lớn tiếng gọi mẹ
Tôi cứ tưởng khi nhà chồng biết về quá khứ của tôi, họ sẽ ghét tôi lắm. Có ai ngờ…
Tôi đã từng có khoảng thời gian 2 năm thật tồi tệ. Đó là khi tôi và chồng cũ ly hôn trong nợ nần, con còn nhỏ. Tôi tuyệt vọng, suy sụp đến mức đã nghĩ quẩn. Cũng may mẹ tôi phát hiện kịp thời và tôi được cứu sống.
Sau lần đó, tôi nhận ra nếu mình chết đi thì dễ dàng quá. Tôi phải sống thật tốt, thật hạnh phúc vì tôi còn cha mẹ, còn con gái bé nhỏ. Tôi nhanh chóng vực dậy tinh thần và lao vào công việc để kiếm tiền trả nợ và cố gắng xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho con, cũng để bản thân không trở thành gánh nặng của bố mẹ.
Sau 8 năm, tôi đã trả hết nợ, xây được một căn nhà đủ để hai mẹ con sinh sống. Tôi đã khép kín trái tim suốt 8 năm, cho đến khi gặp Trụ. Trụ đến quê tôi để làm cầu đường. Tiếp xúc nhiều lần, chúng tôi yêu nhau và quyết định tổ chức đám cưới. Chỉ có điều, nếu cưới, tôi sẽ phải đến ở nhà anh, nơi cách nhà tôi 200km. Anh là con trai duy nhất, anh không thể bỏ bố mẹ đến ở với mẹ con tôi được.
Cũng vì đắn đo, thương con gái mà tôi chần chừ chuyện cưới hỏi suốt 2 năm. Con gái lên 10, đã hiểu chuyện nên chủ động bảo tôi cứ đi với bố, còn con sẽ sống với ông bà ngoại. Ngày rời xa con, tôi khóc nấc lên, khóc vì thương con và khóc vì thương chính bản thân mình.
Có lẽ, nhiều người sẽ trách tôi ích kỷ khi chỉ biết nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến con. Thật ra, có ở trong hoàn cảnh của tôi mới hiểu được. Tôi chỉ mới 33 tuổi, cái tuổi vẫn còn quá trẻ để có thể sống một mình đến già. Hơn nữa, chồng tôi là người đàn ông tốt, anh yêu thương, quan tâm, chăm sóc tôi rất chu đáo. Dù không ở chung nhưng anh vẫn gọi điện, gửi tiền về cho con gái tôi liên tục.
Mới đây, tôi đi làm về và kinh ngạc khi thấy con gái chạy từ trong nhà ra, lớn tiếng gọi mẹ. Chồng và bố mẹ chồng tôi cũng đi ra cùng.
Mẹ chồng ôn tồn nói sẽ để con bé ở lại với chúng tôi. Bà đã biết chuyện đau thương trước đây của tôi và không nỡ chia cắt mẹ con tôi thêm một lần nữa. Chồng đứng bên cạnh, dang tay ôm hai mẹ con tôi vào lòng. Giây phút đó với tôi mà nói là quá hạnh phúc, quá mãn nguyện.
Hiện tại, tôi đang mang thai và con gái cũng chuyển về học trường gần nhà. Con bé nhận được tình yêu thương của mọi người, dù không cùng máu mủ. Tôi không biết tương lai sẽ như thế nào nhưng tôi cảm thấy mình đang hạnh phúc trọn vẹn trong từng giây phút ở hiện tại. Có lẽ, với người phụ nữ mà nói, tìm được người đàn ông hết mực yêu thương, một gia đình chồng biết cảm thông và chia sẻ là điều tuyệt vời nhất của cuộc đời.
Video đang HOT
Gạt nỗi đau mất mẹ, con gái chọn hiến tạng "hồi sinh" nhiều người khác
Những hành động giúp ích cho xã hội, cứu sống bao mảnh đời luôn khiến dư luận không khỏi xúc động. Mới đây, 2 gia đình ở Hà Nội và Bắc Ninh đã hiến tạng của người thân, mang lại ánh sáng cho gần 10 bệnh nhân khác.
Gia đình 2 bệnh nhân hiến tạng cứu người. (Ảnh: Người đưa tin)
Câu chuyện hiến tạng mẹ của cô gái chưa đầy 30 tuổi, có mẹ không may ra đi vì tai nạn giao thông sống tại thành phố Hà Nội chính là một trong những trường hợp điển hình như thế. Nén đi nỗi đau mất người thân, chị đã có một quyết định cao đẹp để cứu người, giúp đời đáng được cộng đồng khen ngợi.
Chị Hiền nghẹn ngào kể lại quyết định cao cả của mình. (Ảnh: Sức khỏe Đời sống)
Trang Người Đưa Tin viết, vào giữa tháng 9/2022, chị Hiền nhận được tin báo mẹ chị là bà Nguyễn Thị Hồng Hải (sinh năm 1972) đang cấp cứu trong Bệnh viện Đại học Y trong tình trạng không ổn. Túc trực bên mẹ 2 ngày đêm, luôn hi vọng một phép màu là mẹ sẽ tỉnh dậy, nhưng khi bác sĩ kết luận mẹ không thể qua khỏi, chị hoang mang vô cùng.
Chị Hiền kể, chị được người chú nói đến chuyện hiến tạng của mẹ, sau khi bình tâm và nhớ lại, khi còn khỏe mạnh, mẹ chị cũng có ý định như vậy. Thế rồi chị quyết định đăng ký hiến tạng với bệnh viện. Giây phút ký vào đơn tự nguyện, chị Hiền đến bên và thì thầm với mẹ rằng: "Con sẽ thay bố mẹ chăm sóc em. Con tự hào về mẹ".
Tăng Minh Hiền rất tự hào về mẹ của mình. (Ảnh: Dân trí)
Gia đình chỉ còn 2 chị em, một cô em gái vừa thi đại học xong, bố cũng mất trước đó vì bệnh hiểm nghèo, Hiền chưa bao giờ tưởng tượng được lúc này mình lại gánh vác việc lớn như vậy.
Chị Hiền cho biết thêm, để được sự đồng thuận về hiến tạng của mẹ, cô đã phải thuyết phục các cô dì chú bác bên ngoại vì bên ngoại vẫn nặng quan niệm. Chị mất khoảng 1 ngày thuyết phục và sau đó được mọi người gật đầu đồng ý.
Được biết, sau khi phẫu thuật, phổi của bệnh nhân đã chuyển về Bệnh viện 108; gan, 2 thận, 3 mạch máu và 5 gân được đưa về ngân hàng Mô Bệnh viện Việt Đức; 2 giác mạc chuyển về Bệnh viện Mắt Trung ương.
Gia đình được truy tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân. (Ảnh: Dân trí)
Cũng giống như Hiền, ông Đào Đức Thắng (50 tuổi, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) là bố đẻ của anh Đào Đức Lợi (27 tuổi) cũng nén đau thương vượt qua rào cản hiến tạng con trai mình cho Y học.
Vào tháng 9, anh Lợi gặp sự cố giao thông, đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Trong giây phút đau đớn nhất, ông Thắng nhớ lại từng xem những chương trình về hiến mô, tạng trên các phương tiện truyền thông, nên đã hỏi gia đình về việc để con trai tiếp tục tồn tại theo cách đặc biệt như thế.
Ông Đào Đức Thắng bố anh Đào Đức Lợi chia sẻ về quyết định hiến tạng của con cho Y học để cứu sống nhiều người. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
"Con trai tôi gần 30 tuổi, chưa cống hiến được nhiều cho xã hội. Vì thế, tôi muốn sau khi con mất sẽ để lại cái gì đó cho đời. Tôi tin rằng ở thế giới bên kia, con cũng vui vì đã làm được điều có ích sau khi mất", ông Thắng chia sẻ.
Ngay sau khi những câu chuyện hiến tạng xuất hiện trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm cực lớn từ đông đảo dư luận. Đa số mọi người đều bày tỏ xúc động trước nghĩa cử cao đẹp này từ 2 gia đình. Số khác còn bày tỏ ý kiến cho rằng tuy họ đã ra đi nhưng "hồi sinh" lại theo một hình hài khác vô cùng ý nghĩa và trọn vẹn.
Hiến tạng có thể cứu sống nhiều người bệnh khác. (Ảnh minh họa: Sức khỏe và Đời sống))
Chẳng có nỗi đau nào sánh bằng việc mất đi đứa con của mình, thế nhưng có rất nhiều trường hợp sau khi người thân của mình qua đời, gia đình đã quyết định hiến tạng con để có thể cứu sống thêm bao mảnh đời khác. Câu chuyện của cô V.T.M ở Lâm Đồng cũng là một trường hợp như thế.
Vào năm 2015, bà M. mới mất chồng cách đó không lâu thì lại hay tin con bị sự cố giao thông. Con trai bà - T.V.M.Q rơi vào trạng thái hôn mê sâu và không thể qua khỏi mặc dù bác sĩ nỗ lực rất nhiều.
Chân dung bà M. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
Được vận động hiến tạng cho con nhưng mãi mới bình tĩnh lại để suy xét, cuối cùng bà cũng quyết định hiến tạng của con mình cho 6 cuộc đời khác, bất chấp lời ra tiếng vào dị nghị của nhiều người xung quanh.
Hành động này khiến cô suốt nhiều năm bị hiểu lầm. Nhưng nhờ sự tuyên truyền tích cực của các phương tiện truyền thông, việc hiến tạng hợp pháp được biết tới rộng rãi, mọi người đã dần thấu hiểu cho bà mẹ này. Ai cũng ca ngợi hành động của bà M. bởi việc đưa ra một quyết định như vậy đối với người mẹ là điều hết sức khó khăn.
Bà M. đã được gặp người mang trong lồng ngực quả tim của con trai mình (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
Dẫu biết việc hiến tạng cứu người là hành động đầy nhân văn, nhưng không phải ai cũng chấp nhận để đưa ra quyết định này. Cảm ơn những tấm lòng cao quý, đáng để tôn vinh.
Sống sót sau trận động đất, bé trai đòi mẹ nhưng bà đã ra đi mãi Trận động đất xảy ra ngày 21/11 vừa qua tại Cianjur, tỉnh Tây Java, Indonesia đã khiến hàng trăm người ra đi. Hiện quốc gia này đã điều động nhiều máy móc cùng 6.000 nhân viên cứu hộ để dọn những khu vực lở đất. Trận động đất kinh hoàng khiến hàng trăm người ra đi. (Ảnh: The Independent) Tờ The Guardian đưa...