Lặng người khi nghe “lời bào chữa” giúp tôi của chị dâu
Lần này, vợ chồng tôi quyết định sẽ về nhà nội ăn Tết. Mọi năm, chúng tôi đều ở nhà ngoại.
Chuyện Tết nội – Tết ngoại có lẽ chẳng còn xa lạ gì với những gia đình xa quê nữa. Vợ chồng tôi định cư, lập nghiệp ở thành phố, gần với nhà bố mẹ tôi hơn. Vì thế, mọi năm chúng tôi đều ăn Tết ở nhà ngoại, đến mùng 3 Tết mới về nhà nội.
Năm nay, bố chồng tôi gọi điện từ ngày 23 âm lịch, bảo chúng tôi về quê nội ăn Tết một năm vì sức khỏe của mẹ chồng tôi đã yếu rồi. Thế là chúng tôi khăn gói, mua vé máy bay về quê nội.
Mẹ chồng tôi bị tiểu đường, huyết áp cao nên sức khỏe yếu. Tháng trước, bà còn bị tai nạn trên đường đi chợ, bị gãy một bên chân. Lần này về, tôi mua tặng mẹ chồng một chiếc xe lăn điện cao cấp gần 30 triệu để bà chủ động hơn trong việc đi đứng, di chuyển. Cứ ngỡ khi nhận quà, mẹ chồng tôi sẽ mừng lắm. Nhưng trái với tưởng tượng của tôi, mẹ chồng không mấy vui vẻ.
Tối hôm qua, tôi nghe mẹ chồng than thở với chị dâu chuyện tôi về quê ăn Tết nhưng lại chẳng biết làm gì. Đúng là tôi không giỏi giang chuyện nhà cửa, bếp núc. Tôi không biết nấu đồ cúng, cũng không biết sắp xếp bàn thờ. Hồi giờ, ở nhà tôi có người giúp việc lo liệu. Còn bố mẹ tôi cũng quán xuyến hết rồi, tôi có về nhà ngoại cũng không phải làm gì cả.
Video đang HOT
Nghe mẹ chồng thở dài, tôi buồn lắm. Nhưng chị dâu bỗng đáp lời: “Con lại thấy thím H rất năng động, giỏi giang và thương bố mẹ chồng. Mẹ thấy không, thím ấy về còn biết ý mua tặng mẹ một chiếc xe lăn. Nếu không thương mẹ, không biết nghĩ cho mẹ thì thím ấy đã chẳng bận tâm đến việc đi lại của mẹ rồi. Thím còn đưa tiền mua đồ đạc trong nhà. Con thấy tuy không giỏi chuyện bếp núc nhưng thím ấy giỏi việc kiếm tiền và hiếu thảo. Vậy là đủ rồi mẹ ạ”.
Tôi lặng người khi nghe câu nói của chị dâu. Thì ra trong mắt chị ấy, tôi lại đẹp, lại hoàn hảo như thế. Vậy mà lúc nào tôi cũng giữ khoảng cách với chị dâu. Mấy ngày qua, tôi luôn cảm thấy bị gạt ra bên lề gia đình vì không biết làm gì cả. Có cách nào để tôi dễ dàng hòa nhập với không khí, cách sống của nhà chồng không?
Chồng nói hết tiền, nhưng lén sắm tết cho bên nội
Ngọc chợt hiểu, chồng cô đã lập quỹ đen để "tuồn" về nhà nội. Cô muốn ôm con về nhà ngoại ăn tết, bỏ mặc tất cả...
Chồng thường xuyên than hết tiền, nhưng thực tế thì... (ảnh minh họa)
Gần tết, chị dâu bên chồng gọi điện lên hỏi nhà Ngọc bao giờ về quê. Tiện câu chuyện, chị dâu bảo: "Lát chị chạy ra nhà xe lấy đôi lư hương chú Tuấn gửi về. Đôi lư cả chục triệu, chắc đẹp lắm. Cảm ơn cô chú nhé!".
"Chú Tuấn" mà chị dâu bảo là chồng của Ngọc. Nhưng chuyện "đôi lư hương chục triệu" anh gửi về nhà nội thì Ngọc không hề biết.
Ngọc cố gắng giữ bình tĩnh, coi như chuyện đôi lư hương đã được chồng thông qua, để dò hỏi thêm về những thứ còn lại.
Qua chị dâu, cô mới biết được rằng suốt 2 tháng nay, chồng cô thường xuyên đặt hàng qua mạng để gửi thẳng về quê cho ông bà nội. Lúc thì mấy món bổ dưỡng như nước sâm, đông trùng hạ thảo, yến, khi lại là các máy móc thiết bị trong nhà như tủ lạnh, ti vi, lò vi sóng... Một loạt các món đồ mà cứ nghĩ đến giá tiền rồi cộng lại, ruột gan Ngọc nổ đôm đốp.
Chị dâu là vợ anh trai của chồng Ngọc. Nhà chị ngay bên cạnh nhà ông bà nội và thường được chồng Ngọc nhờ vả chuyện đi lấy đồ về giúp cho ông bà.
Chị dâu rổn rảng hỏi: "Dạo này chú thím chắc làm ăn được nhỉ? Chú Tuấn hào phóng, chăm lo cho ông bà vậy, ai cũng vui", Ngọc chỉ biết vâng dạ cho qua.
Quả thật năm nay chồng Ngọc làm ăn được hơn. Nhờ có mối quen bên nhà ngoại, chồng Ngọc đi theo công trình xa và lương tháng nào cũng cố định khoảng 30 triệu/tháng. Mỗi tháng, Ngọc được chồng đưa cho 20 triệu/tháng để lo chi phí sinh hoạt, nuôi các con. Nhưng chi tiêu ở thành phố đắt đỏ, tháng nào số tiền ấy cũng hết. Ngọc chẳng mua sắm được gì cho bản thân mình, cũng đâu giúp được gì cho nhà ngoại.
Trước kia, chồng Ngọc chỉ làm nhân viên ở một công ty nhỏ, lương tháng được tháng thiếu, gia đình cũng khốn đốn, toàn bộ chi phí gần như dựa vào tiền bán hàng online của Ngọc. Bây giờ, Ngọc lui về chăm con, chồng đi làm xa và kiếm được tiền thì anh lại không đưa hết tiền cho vợ. Ngọc nói chồng gửi thêm, hoặc cố gắng tiết kiệm, lo cho tương lai, thì anh nói dù sinh hoạt một mình, giờ cũng có nhiều khoản phải chi, nên không tích lũy được. Nhờ bà chị dâu mau miệng, Ngọc mới hiểu hóa ra anh "tuồn" về chăm lo cho nhà nội. Chưa biết anh có gửi tiền mặt cho cha mẹ hay không.
Điều khiến Ngọc ấm ức nhất là cô vốn không phải người chi li, tết năm nào Ngọc cũng mất khoảng vài chục triệu để mua sắm đồ ăn, đồ biếu cho nhà nội chứ đâu ít.
Hôm trước, Ngọc hỏi chồng: "Anh tính năm nay mình biếu nội, ngoại như thế nào?". Chồng cô bảo: "Cứ như mọi năm thôi em. Em xem tiết kiệm được bao nhiêu thì cân đối, anh hết tiền rồi".
Càng nghĩ lại, Ngọc càng tức tối. Cô gọi điện cho chồng để hỏi cho rõ: "Sao anh không nói với em chuyện mua đồ về nhà nội? Mình mà cứ mua sắm quá tay như vậy thì có đồng nào để tích lũy nữa đâu?".
Ngờ đâu, chồng hỏi lại một câu làm Ngọc chết điếng: "Em cũng dấm dúi gửi về nhà ngoại còn gì?".
Câu nói của chồng khiến Ngọc ngỡ ngàng, cô tắt ngay điện thoại rồi ôm mặt khóc. Thì ra bao lâu nay, chồng cô đã nghĩ rằng Ngọc còn dư tiền để "dấm dúi" cho nhà ngoại. Trong khi ông bà ngoại thương Ngọc, còn thường xuyên chuyển khoản cho cháu mỗi khi cháu ốm.
Ngọc thấy thương mình, thương cha mẹ mình. Bao nhiêu năm, cô cố gắng vì gia đình, chu đáo với nhà nội nhưng chồng không ghi nhận. Chồng đi làm có tiền chẳng nghĩ đến nhà ngoại chút nào, chỉ lo sắm sang cho nhà nội, vậy mà còn đổ tiếng ác cho cô và bên ngoại.
Tết đến nơi rồi, tiền không có, Ngọc không biết mình sẽ phải xoay xở thế nào. Cô chẳng thể tìm được lý do nào để thông cảm cho chồng. Hay cô cứ mặc kệ, chỉ cần ôm con về nhà ngoại mà ăn tết là xong?
Vô tình nghe cuộc nói chuyện của mẹ chồng và chị dâu mà tôi lặng người Mẹ chồng và chị dâu đang vui vẻ trò chuyện, còn tôi có cảm giác lạc lõng. Bỗng, chị dâu nói một câu mà tôi lặng người. Ảnh minh họa Đọc bài "Thật bất ngờ, chỉ sau một năm, chị dâu đã khiến mẹ tôi thay đổi", tôi lại cảm thấy nhớ chị dâu mình da diết. Đúng là trong cuộc sống, chúng...