“Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân”
“Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tăng cường tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương, chính sách mới, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong hành động, bảo đảm môi trường ổn định, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của người dân”.
Sáng 15/6, các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Các đại biểu cũng biểu quyết tán thành việc chưa trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tại kỳ họp thứ 5 sau khi cho ý kiến lần thứ hai về dự án luật này
Quốc hội giao giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo việc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, đề án về thành lập từng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sau. Đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong cử tri và Nhân dân.
Quốc hội cũng đã quyết định tỷ lệ phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn 2017 – 2020; Phát hành 22.090 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 để nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với khoản đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995.
Chính phủ được giao ban hành quy định thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/ 2018 – 31/12/ 2021 bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu.
Video đang HOT
Quốc hội nhất trí đánh giá cao sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các giải pháp, nhiệm vụ của Chính phủ, các cấp, các ngành, biểu dương tinh thần nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017 và những tháng đầu năm 2018.
“Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tăng cường tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương, chính sách mới, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong hành động, bảo đảm môi trường ổn định, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của người dân”- Nghị quyết nêu rõ.
Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu do Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày, cho biết một số ý kiến đề nghị bổ sung trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc chỉ đạo giải quyết những vấn đề có liên quan đến vụ việc gây rối an ninh trật tự, an toàn xã hội, tụ tập trái phép ở một số địa phương như TPHCM, Bình Thuận…
Ý kiến này đề nghị xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật gây hủy hoại tài sản của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh và môi trường đầu tư,… Trong đó cần có biện pháp thích đáng cho các đối tượng lợi dụng dân chủ, lòng yêu nước, kích động, lôi kéo, xúi giục người dân tham gia chống phá, biểu tình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan khẩn trương sử dụng các biện pháp để ổn định tình hình, không để tái diễn tình trạng mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội như thời gian vừa qua; tăng cường vận động, tuyên truyền người dân hiểu đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các phần tử xấu nhằm kích động người dân tham gia hoạt động chống phá.
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ trưởng đang nói, người điều hành có nên ngắt lời vì hết giờ?
Tại một số phiên thảo luận của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, khi Bộ trưởng đang nêu ý kiến giải trình, tiếp thu bỗng bị chủ tọa ngắt vì hết giờ, điều này có nên hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giài trình trước Quốc hội (Ảnh Quốc hội).
Cụ thể tại phiên họp ngày 15.11, khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình trước Quốc hội về dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi), chủ tọa đã ngắt lời Bộ trưởng vì hết giờ. Tại phiên thảo luận ngày 22.11, khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đang giải trình cũng bị chủ tọa ngắt vì lý do tương tự, chưa kể tại các phiên họp Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, có một số Bộ trưởng tham gia giải trình.
Tại buổi họp báo sau khi bế mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi với ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội: Việc các Bộ trưởng đang nói có nên ngắt lời vì hết giờ, việc ngắt như vậy khiến Bộ trưởng không trình bày hết các ý?
Ông Phúc cho biết, theo quy định nội quy kỳ họp Quốc hội làm việc có giờ, sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 14 giờ đến 17 giờ. "Trong quá trình làm cũng cần rút kinh nghiệm, các vị Bộ trưởng khi trả lời, giải trình cần cố gắng nói ngắn gọn, nếu không nhiều khi chủ tọa sẽ ngắt lời Bộ trưởng. Thông thường khi giải trình về dự án Luật hay vấn đề gì đại biểu Quốc hội cho ý kiến, Bộ trưởng cũng chỉ có khoảng 10 - 15 phút. Khi giải trình anh phải lựa chọn nội dung, vấn đề để tập trung nói tránh dàn trải, kéo dài thời gian", ông Phúc nói.
Nhìn nhận về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (người có 4 nhiệm kỳ liên tục làm đại biểu Quốc hội) cho rằng, để không bị ngắt, người nói phải nghiêm túc thực hiện đúng quy định về thời gian, đã chủ động nói thì phải biết ngừng ở chỗ nào vì có đồng hồ ở phía trước.
Đại biểu Quốc cũng cho rằng, nếu trường hợp Bộ trưởng đang giải trình mà bị chủ tọa ngắt, báo chí, người dự họp nhìn vào có thể thấy có gì đó phản cảm, họ có thể đặt vấn đề liệu có sự thiếu tôn trọng. "Nhưng đặt vấn đề tôn trọng người đang nói cũng phải đặt vấn tôn trọng gần 500 đại biểu đang nghe. Tốt nhất người giải trình nên căn giờ để phát biểu và dừng lại đúng lúc", đại biểu Quốc nói.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, vấn đề là cách trả lời của các Bộ trưởng để phù hợp với thời gian và không bị ngắt. Khi Bộ trưởng phát biểu tiếp thu, giải trình phải có sự tổng hợp trên cơ sở ý kiến các đại biểu phát biểu.
"Cần chọn vấn đề trọng tâm, không nên nói những gì đã nêu trong hồ sơ, tài liệu. Chọn vấn đề mà các đại biểu thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau hoặc nhiều ý kiến tranh luận để phân tích, giải trình. Trong trường hợp cần thiết, nếu thấy có nhiều vấn đề cần tiếp thu giải trình, nhất là những vấn đề được các đại biểu đưa ra tranh luận, chủ tọa có thể thêm giờ cho Bộ trưởng nói để các đại biểu rõ. Thực tế có một số phiên họp người điều hành đã làm như vậy, nhiều buổi Quốc hội phải kéo dài thêm thời gian làm việc", đại biểu Hồng nói.
Theo Danviet
Luật về đặc khu có được lấy ý kiến rộng rãi như Luật đất đai? Chiều nay (15.6), tại buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi: Dự án luật về đặc khu hiện đã được lùi thời gian thông qua, trong thời gian này Ban soạn thảo có ý kiến Nhân dân một cách rộng rãi như trường hợp lấy ý kiến về Hiến...