Làng nghề khô cá lóc vào vụ khi nước lũ rút
Làng nghề khô cá lóc xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có gần 200 hộ sản xuất, sản lượng bình quân đạt khoảng 608 tấn cá khô/năm.
Phơi cá tại làng nghề làm khô cá lóc xã Phú Thọ.
Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm khô cá lóc chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề là 200 triệu đồng/năm. Hiện nay, khi nước lũ rút làng nghề làm khô cá lóc xã Phú Thọ nhộn nhịp sản xuất và cũng là chuẩn bị cho lượng khô phục vụ tết 2023.
Thế mạnh của làng nghề khô cá lóc xã Phú Thọ là đường bộ và đường thủy được thông thương rất thuận tiện cho việc vận chuyển cá lóc nguyên liệu và sản phẩm khô cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, khô cá lóc ở đây thơm, ngon và có hương vị riêng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Vừa qua UBND tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận làng nghề khô cá lóc xã Phú Thọ đã tạo điều kiện và giúp cho đặc sản khô cá lóc ở địa phương ngày càng phát triển.
Hiện nay, khi con nước lũ rút là lượng cá lóc đồng, cá lóc nuôi dồi dào và được đánh bắt bằng câu, lưới, lợp, dớn… cá lóc từ thượng nguồn sông Mêkong đổ về và số lượng nhiều nhất vẫn là nuôi cá lóc trong vèo, trong ao của bà con tại địa phương xã Phú Thọ với số lượng lớn đủ cung cấp cho làng khô cá lóc Phú Thọ chế biến làm thành khô.
Video đang HOT
Chị Hồ Thị Trinh chủ cơ sở sản xuất khô Tú Trinh chuyên sản xuất khô cá lóc, cá sặc bổi, cá chạch, cá chốt chi cho biết, khi nước lũ bắt đầu rút, mỗi ngày chị thu mua gần 1 tấn cá lóc nguyên liệu để chế biến ra gần 300 kg khô. Từ sáng sớm cơ sở của chị Trinh có gần 20 lao động để làm các công đoạn đoạn như: làm cá, xẻ cá, ướp cá, mang đi phơi nắng… mỗi lao động có thu nhập từ 200-250 nghìn đồng/ngày tùy theo công đoạn.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ cơ sở sản xuất khô Ngọc Xê ở xã Phú Thọ, sản xuất với số lượng lớn từ 1,5 tấn nguyên liệu cá lóc/ngày, để sản xuất ra 350 kg khô. Ông cho biết khô cá lóc nơi đây có vị vừa ăn, mang tính đất trưng của vùng, gia vị và thịt cá thơm ngon, cá lóc khô nướng, chiên, nấu.
Khô cá lóc ở Phú Thọ được chế biến từ nguồn cá tươi sống và kết hợp dùng muối tinh khiết. Sản phẩm khô cá lóc lạt sau khi hoàn thành được đảm bảo từ hình thức bên ngoài lẫn mùi vị của con khô cá lóc như thịt cá chắc, không rít dính, không nổi mốc trắng, không quá mặn, không quá ngọt, phơi không quá khô cũng không quá ướt. Hiện khô cá lóc bày bán tại làng khô Phú Thọ với giá từ 150-200 nghìn đồng/kg.
Phơi cá tại làng nghề làm khô cá lóc xã Phú Thọ.
Sản phẩm khô cá đặc sản của xã Phú Thọ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận “khô Phú Thọ” nhằm góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, nâng tầm giá trị thương phẩm.
Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông thực hiện dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận khô Phú Thọ”.
Trao Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi cho 44 thanh niên công nhân tiêu biểu
Ngày 30/10, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm 40 năm Ngày Truyền thống Thanh niên Công nhân Thành phố (15/10/1982 - 15/10/2022), đồng thời tuyên dương và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi lần thứ 13 năm 2022 cho 44 thanh niên công nhân tiêu biểu trên địa bàn.
Giao lưu với những gương thanh niên công nhân điển hình tại lễ trao giải.
Năm nay, giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi nhận được 71 hồ sơ của các cơ sở đoàn tham gia xét tuyển. Qua quá trình thẩm tra hồ sơ, Hội đồng thẩm định đã chọn ra 44 hồ sơ đạt giải thưởng (gồm 43 hồ sơ thuộc khu vực Công nhân lao động và 1 hồ sơ thuộc khu vực Địa bàn dân cư) là những gương thanh niên công nhân có thành tích tiêu biểu trong lao động, sản xuất và kinh doanh. Đây là các gương có thành tích nổi bật với những sáng kiến, cải tiến, sáng tạo, lòng yêu nghề và đóng góp vào sự phát triển của đơn vị.
Phát biểu chúc mừng và biểu dương các gương thanh niên công nhân, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thành phố, lực lượng thanh niên công nhân đã có nhiều đóng góp quan trọng. Nhất là khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn Thành phố hai năm trước, lực lượng công nhân đã góp phần cùng doanh nghiệp và thành phố ổn định sản xuất, giữ vững nguồn cung hàng hóa.
Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải tặng hoa cho các thanh niên công nhân.
Theo ông Nguyễn Hồ Hải, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là trong quá trình chuyển đổi số như hiện nay thì vai trò của công nhân, đặc biệt lao động kỹ thuật cao là một trong những yếu tốt quyết định sự thành công, góp phần cho sự phát triển của thành phố. Ông Nguyễn Hồ Hải mong muốn, trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi để lực lượng công nhân, nhất là lao động trí thức, lao động tay nghề cao, có tính sáng tạo tiếp tục phát huy khả năng, tay nghề, cống hiến sức mình cho thành phố.
Sáng cùng ngày, 44 gương thanh niên công nhân điển hình tiêu biểu đã tham gia dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia Hành trình "Tự hào truyền thống Thanh niên Công nhân Thành phố anh hùng"; giao lưu cùng các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí là cựu cán bộ Thành Đoàn các thời kỳ.
Trao Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi cho các thanh niên công nhân tiêu biểu.
Giải thưởng "Nguyễn Văn Trỗi" mang tên người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được Ban Thường vụ Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh phát động từ năm 2008 với mục đích tôn vinh những thanh niên công nhân giỏi chuyên môn và có nhiều hoạt động vì cộng đồng, đảm bảo các tiêu chí khắt khe, là tấm gương tiêu biểu trong học tập theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, có thành tích lao động, rèn luyện, có sáng kiến, cải tiến tiêu biểu được đơn vị ghi nhận và ứng dụng trong thời gian ít nhất một năm. Bên cạnh đó, trong những năm qua, giải thưởng còn là môi trường thi đua sôi nổi trong lực lượng đoàn viên thanh niên công nhân, người lao động trẻ; phát huy vai trò xung kích sáng tạo của đoàn viên thanh niên.
Các thanh niên công nhân đạt giải cùng đại biểu tại lễ trao giải.
Trải qua 13 lần tổ chức, Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi đã vinh danh 378 gương thanh niên công nhân tiêu biểu. Các gương đạt giải thưởng đã không ngừng nỗ lực, phát huy những thành quả đã đạt được để tiếp tục gặt hái những thành quả trong lao động và cuộc sống. Nhiều gương điển hình đạt thêm Giải thưởng Công dân trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh, Người thợ trẻ giỏi toàn quốc, tiếp tục có nhiều sáng kiến, hiến kế tiếp tục phát huy giá trị để làm lợi cho cộng đồng.
Cháy tiệm tạp hóa giữa đêm khuya khiến 3 người thiệt mạng Ngày 28-10, tin từ Công an huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cho hay một tiệm tạp hóa trên địa bàn xã An Khánh bị cháy giữa đêm khuya khiến ba người chết tại hiện trường. Hiện trường vụ cháy tiệm tạp hóa khiến ba người thiệt mạng - Ảnh: CTV Khoảng 0h30 ngày 28-10, xảy ra vụ cháy tại tiệm tạp hóa...