Làng nghề hương trầm Quỳnh Đôi vào vụ Tết Mậu Tuất 2018
Thời điểm này, người dân làng nghề hương trầm Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu – Nghệ An) đang vào chính vụ sản xuất để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.
Được UBND tỉnh chính thức công nhận từ năm 2011, đến nay làng nghề sản xuất hương trầm xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) đã có gần 20 hộ tham gia làm nghề; thời gian sản xuất cao điểm từ tháng 10 – 12 ÂL hàng năm.
Những năm gần đây, bình quân làng nghề sản xuất được khoảng 210.000 búp hương, tổng doanh thu gần 1 tỷ đồng; thu nhập bình quân mỗi lao động làng nghề đạt hơn 3,5 triệu đồng/tháng.
Tại các cơ sở sản xuất, bà con làng nghề đang tích cực quấn hương phục vụ thị trường cuối năm. Ảnh: Lê Nhung
Hương trầm làng Quỳnh không chỉ có mùi thơm dịu mà còn chất chứa bên trong đó sự yêu nghề, trăn trở với nghề của bà con. Bởi đây là nghề tâm linh nên mọi công đoạn đều phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt không được lẫn tạp chất. Do đó, sản phẩm hương trầm làng Quỳnh đã từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Thời điểm này, bà con làng nghề hương trầm Quỳnh Đôi đã hoàn thành các khâu chuẩn bị về nguyên liệu; đang tích cực quấn hương , dán tem nhãn, đóng gói, chuẩn bị xuất bán kịp phục vụ thị trường cuối năm.
Hiện nay bà con làng nghề đã sản xuất được khoảng 40 – 50% sản lượng, một số hộ đã bắt đầu xuất bán đi các tỉnh phía Nam, khu vực Tây Nguyên.
Sản phẩm hương sau khi quấn xong sẽ được dán tem nhãn xuất bán đi các thị trường trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Lê Nhung
Để tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau và cùng góp phần đưa thương hiệu hương trầm quê hương ngày càng phát triển, xã Quỳnh Đôi đã thành lập hội làm nghề hương trầm và đi vào hoạt động hiệu quả.
Video đang HOT
Ông Hồ Sỹ Hưng – Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi cho hay, làng nghề hương trầm Quỳnh Đôi những năm gần đây phát triển mạnh, cả về số lượng và chất lượng. Xã luôn tuyên truyền bà con làng nghề phải lấy uy tín, chất lượng làm đầu, xây dựng thương hiệu bền vững trên thị trường.
Sản phẩm hương trầm Quỳnh Đôi được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Ảnh: Lê Nhung
Theo Lê Nhung (Báo Nghệ An)
Làng nghề đồ chơi trung thu tất bật vào mùa
Những người thợ ở làng Hảo đang tập trung làm trống, đầu sư tử, mặt nạ... để cung cấp cho thị trường dịp trung thu.
Làng Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên là nơi có nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống cả trăm năm.
Những ngày này, người dân làng Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất để kịp đưa hàng ra thị trường.
Bà Vũ Thị Thoàn, 57 tuổi, cho hay gia đình làm các mặt hàng từ mặt nạ đến đầu sư tử và trống.
Trước kia, làng Hảo chủ yếu làm trống nhưng vài năm trở lại đây, họ phát triển thêm một số mặt hàng khác như đèn ông sao, đèn kéo quân...
Một người thợ đang hoàn thiện chiếc đầu sư tử.
Mỗi chiếc mặt nạ đồ chơi có giá từ 15.000 đến 30.000 đồng; đầu sư tử 6.000 đến 20.000 đồng tuỳ kích cỡ
Các loại đồ chơi trung thu của làng Hảo.
Tất cả các sản phẩm ở làng Hảo đều được làm thủ công với rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Tang trống được quét sơn màu đỏ truyền thống.
Làng Hảo có khoảng 15 - 20 hộ làm nghề đồ chơi trung thu, mỗi hộ thuê hàng chục nhân công.
Anh Vũ Văn Hơn, 26 tuổi, theo nghề làm đồ chơi trung thu từ bé; mỗi ngày anh có thể làm được gần 100 cái trống.
Bác Lành, 57 tuổi, chia sẻ một chiếc trống nhìn bên ngoài đơn giản nhưng mất nhiều công đoạn như cưa gỗ, làm vành, đẽo, sơn và cuối cùng là đóng khung,... "vất vả nhưng lãi không được bao nhiêu".
Trống trung thu làng Hảo.
Kéo trống đi bán, bà Vũ Thị Là nói "bây giờ đồ chơi trung thu nhập từ Trung Quốc rất nhiều nên làng nghề truyền thống khó khăn, tuy nhiên chúng tôi vẫn cố gắng không để mai một công việc này".
Giang Huy
Theo VNE
Làng nghề tạo nên những bảo vật Quốc gia ở Huế Những bảo vật quốc gia như vạc đồng thời chúa Nguyễn, đại hồng chung chùa Thiên Mụ, cửu vị thần công, cửu đỉnh đều do một làng nghề ở Huế tạo nên. Phường Đúc (TP Huế) nổi tiếng với nghề đúc đồng có truyền thống hơn 400 năm. Nhiều cá nhân, tổ chức trên mọi miền tổ quốc muốn đúc tượng phật, chuông...