‘Lắng nghe’ cơ thể giúp nhận biết sớm đái tháo đường

Theo dõi VGT trên

Triệu chứng của bệnh dễ nhận biết nếu như bạn luôn “lắng nghe” sự thay đổi của cơ thể. Biểu hiện đầu tiên là bệnh nhân đi tiểu nhiều, khoảng trên 3 lít một ngày. Sau đó là cảm giác khát nước, thèm đồ ngọt… Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, bạn vẫn cần phải làm xét nghiệm.

- Thưa bác sĩ, bệnh đái tháo đường hay gặp ở những người như thế nào?(Nguyễn Thị Hà, 38 tuổ.i, Hà nội)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình: Chào bạn, bệnh đái tháo đường có thể gặp ở bất cứ lứa tuổ.i nào, giới nào. Tuy nhiên, người ta vẫn nhận thấy một số nhóm người có yếu tố nguy cơ cao, ví dụ như người cao huyết áp, rối loạn lipid má.u kéo dài không có chữa trị hoặc béo phì vùng bụng, người ít vận động, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng như chất béo, chất ngọt, người thường xuyên stress và đặc biệt là gia đình có bố mẹ hoặc anh, chị em bị đái tháo đường. Ngoài ra bệnh có thể gặp ở những phụ n.ữ sin.h con trên 4kg, phụ nữ có buồng trứng đa nang và những người trong những lần kiểm tra sức khỏe đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đái tháo đường hoặc rối loạn đường huyết khi đói. Đây là những nhóm người dễ mắc bệnh.

Lắng nghe cơ thể giúp nhận biết sớm đái tháo đường - Hình 1

- Chào bác sĩ , em nghe nói tới tiề.n đái tháo đường, phải hiểu khái niệm này thế nào là đúng? Khi nào thì nghĩ mình có thể mắc bệnh? cám ơn BS nhiều. (Thu Hòa, 30 tuổ.i, Hà Nội)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Chợ Rẫy:

Mến chào độc giả VnExpress!

Tiề.n đái tháo đường là tình trạng đường huyết không ở trong giới hạn bình thường, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là đái tháo đường.

Đó là những người có mức đường huyết tương khi đói vào buổi sáng ở mức 100mg/dl – 125mg/dl. Hoặc đường huyết tương 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose với 75g glucose uống 140mg/dl – 199mg/dl. Hoặc HbA1c từ 5,7-6,4%.

Những người tiề.n đái tháo đường là những người có nguy cơ bị bệnh lý tim mạch và có thể phát triển thành đái tháo đường típ 2 trong tương lai.

Nếu bạn thuộc nhón người có các nguy cơ sau đây:

- Ít vận động.

- Có người thân trong gia đình có quan hệ trực hệ bị đái tháo đường.

- Người bị cao huyết áp.

- Người bị rối loạn lipid má.u.

- Người béo phì, thừa cân.

- Người đã bị đái tháo đường thai kỳ.

- Người bị các bệnh lý đề kháng với Insulin như hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh gai đen…

Và một số yếu tố khác.

Khi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên đây, bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Vì vậy, để phát hiện sớm, bạn nên đi tầm soát sớm.

- Chào bác sĩ Bình, em năm nay 27 tuổ.i hiện là nhân viên văn phòng, từ ngày đi làm em hay có thói quen uống nước ngọt vào buổi trưa, cũng không hẳn là lạm dụng nhưng trung bình 1 tuần sẽ uống 4-5 chai nước ngọt. Nếu em uống vậy trong nhiều năm thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường có cao không ạ? Và nên điều tiết thế nào thì phù hợp mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Trần Ngọc Yến, 27 tuổ.i)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Chào Yến,

Điều bạn hỏi cũng là câu hỏi mà chúng tôi thường gặp trong cộng đồng. Việc bạn uống nước ngọt là chuyện bình thường. Tuy nhiên bạn đã có ý thức là không uống quá thường xuyên là điều tốt. Tốt nhất bạn nên hạn chế những loại nước ngọt có gas. Nên tăng cường những loại nước ép trái cây tươi.

Trực tiếp nước ngọt thì không gây ra bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên đây là một loại nước làm tăng năng lượng có thể gây béo phì, là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng đề kháng insulin, là một trong những cơ chế có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Một lần nữa xin nhắc bạn, khi uống cần lưu ý trong việc chọn lựa loại nước ngọt, lượng nước và tần suất như đã nói ở trên.

- Tôi năm nay 60 tuổ.i, vừa phát hiện bị tiểu đường type 1. Sau khi khiêng khem và uống thuố.c theo chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ số đường huyết của tôi đã giảm. Xin hỏi như vậy tôi có cơ hội khỏi tiểu đường không? Chế độ ăn kiêng phải theo suốt đời hay chỉ cần một thời gian? (Hải Yến, 55 tuổ.i)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Thường ở lứa tuổ.i 60 thì hay được chẩn đoán là đái tháo đường type 2. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt người trên 50 tuổ.i được chẩn đoán đái tháo đường type 1 diễn tiến chậm. Nếu với chẩn đoán type 1 thế này thì chắc chắn bác phải dùng thuố.c điều trị hạ đường huyết bằng insulin dạng chích chứ nếu chỉ dùng thuố.c uống thì khó kiểm soát chỉ số đường huyết.

Như bác đã trình bày thì tôi nghĩ trường hợp của bác chẩn đoán là đái tháo đường type 2 thì hợp lý hơn. Cho dù là đái tháo đường type 1 hay type 2 thì vấn đề điều trị không thuố.c như ăn uống, vận động hợp lý cùng với sử dụng thuố.c uống hoặc thuố.c chích hạ đường huyết phải được thực hiện suốt đời.

Lắng nghe cơ thể giúp nhận biết sớm đái tháo đường - Hình 2

- Bác sĩ ơi, khi mắc bệnh đái tháo đường, tôi có nghe nói ghê nhất là biến chứng bàn chân? Vậy xin hỏi bác sĩ có thể phòng ngừa được không và nếu mắc rồi thì phải làm sao? (Minh Nhut, 29 tuổ.i, Chung cư Gò vấp, Tp.HCM)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Chào Nhựt!

Đái tháo đường sẽ dẫn đến nhiều biến chứng mạn tính nếu như không kiểm soát đường huyết tốt ngay từ ban đầu. Các biến chứng mạn tính đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể gây tàn phế hoặc t.ử von.g. Tuy nhiên, biến chứng bàn chân đái tháo đường là biến chứng thường được nhiều người quan tâm nhất.

Biến chứng bàn chân đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng ngừa tốt. Đó là phải ổn định đường huyết sớm và tích cực ngay từ khi phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, phải ổn định các bệnh lý đi kèm như huyết áp, lipid má.u, chống béo phì thừa cân. người bệnh phải thay đổi lối sống, bao gồm không hút thuố.c l.á, tránh rượu bia.

Hàng ngày, bạn phải chăm sóc bàn chân: rửa chân mỗi ngày và dùng khăn lông mềm để lau khô chân và các kẽ ngón chân. Nếu da chân khô, nứt, bạn nên dùng các dung dịch giữ ẩm bàn chân (được bác sĩ chỉ định) để bôi vào vùng gót chân và vùng da bị khô. Bạn nên xem xét và kiểm tra bàn chân mỗi ngày xem có xuất hiện các dấu hiệu bất thường như dấu đổi màu ở da, vết thương ở chân.

Việc chọn giày dép cũng rất quan trọng trong bảo vệ bàn chân. Bạn nên chọn giày dép vừa chân, đế mềm, gót bằng, không bó đôi chân. Bạn nên chọn giày vào buổi chiều. Bạn nên sử dụng vớ (tất) bằng cotton và không có đường chỉ may, không bó ở cổ tất nhiều, thay vớ chân hàng ngày.

Bạn lưu ý không nên làm những việc sau đây: đi giày gót nhọn, bó chặt ở đầu mũi; không nên ngâm chân trong nước nóng. Không nên bôi các dung dịch có chứa chất cồn lên da chân; không đắp các loại lá; không đi chân trần ở trong nhà; không nên cắt da và lấy khóe móng chân để tránh làm tổn thương da.

Mỗi lần đi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra chân cho bạn và có lời tư vấn thích hợp.

- Thưa bác sĩ, nghe các phương tiện truyền thông nói có tới 65% người bệnh đái tháo đường không biết mình mắc bệnh. Tôi rất lo lắng, vậy ai hay mắc đái tháo đường type 1 và ai hay mắc đái tháo đường type 2? (Phuong Nguyen, 28 tuổ.i)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Xin bạn đừng quá lo lắng mà hãy lên kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bản thân. Hiện nay theo như chúng tôi biết thì vấn đề kiểm tra sức khỏe định kỳ rất dễ dàng thực hiện tại các trung tâm y tế có uy tín.

Thường thì đái tháo đường type 1 hay xuất hiện ở lứa tuổ.i trẻ dưới 30 tuổ.i. Nghĩa là có thể ngay từ trong bào thai đứ.a tr.ẻ đã mắc bệnh. Và tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15% số bệnh đái tháo đường nói chung. Còn đái tháo đường type 2 thường xuất hiện sau 30 tuổ.i trở đi. Loại này chiếm từ 85-90%. Tuy nhiên, đái tháo đường type 1 vẫn có thể xuất hiện ở những người lớn sau 50 tuổ.i, ở cả nam và nữ. Và đái tháo đường type 2 có thể xuất hiện ngay từ lứa tuổ.i thiếu niên, chủ yếu ở những tr.ẻ e.m béo phì.

Video đang HOT

- Mẹ tôi bị tiểu đường type 2, hằng ngày phải tự tiêm thuố.c dưới da rất đau và mệt. Nay tôi muốn gắn bơm vào cho thuận tiện hơn, ở Việt Nam sẽ liên hệ ở đâu để được tư vấn và thực hiện? Cảm ơn bác sĩ. (Dương To, 40 tuổ.i, 131 Hòa Hưng Q.10)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Bệnh đái tháo đường type 2 thường được điều trị bằng thuố.c uống. Mẹ bạn đã phải chích insulin, khiến cơ thể đau và mệt, bạn muốn thay bằng bơm tiêm. Điều bạn hỏi có thể giải quyết được, hiện nay ở tại Việt Nam đã bắt đầu có những bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng bơm tiêm insulin. Nếu bạn rất quan tâm thì xin hãy đến bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để được tư vấn kỹ hơn. Hiện nay ở miền Bắc đã có một số người sử dụng loại bơm tiêm này.

Lắng nghe cơ thể giúp nhận biết sớm đái tháo đường - Hình 3

- Có lần em đi kiểm tra định kỳ thì sau khi có kết quả, bác sĩ tư vấn rằng lượng đường trong má.u em cao và có nguy cơ tiểu đường? Vậy cho em hỏi là em cần ăn, uống hay hạn chế gì để giảm nguy cơ này ạ? (Tiểu Bảo, 28 tuổ.i, Cần Thơ)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Bạn Tiểu Bảo mến!

Nếu các lần xét nghiệm của bạn đều được bác sĩ khuyến cáo là có đường huyết cao, nhưng chưa phải là đái tháo đường thì bạn có thể áp dụng phương pháp can thiệp thay đổi lối sống như sau:

- Gia tăng vận động thể lực. Thời gian vận động trung bình mỗi ngày ít nhất từ 30 phút trở lên (hoặc lớn hơn hoặc bằng 150 phút trong tuần). Bạn nên hoạt động ở mức trung bình, chọn các loại hình hoạt động mà bạn yêu thích.

- Thay đổi chế độ ăn: bạn cần nhận được sự tư vấn về số năng lượng nên ăn vào mỗi ngày tùy theo tình trạng cân nặng, cũng như tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng trong một bữa ăn. Bạn nên hạn chế các loại thức ăn nhanh, thức ăn quá giàu năng lượng, nước ngọt…

- Bạn cần phải kiểm soát trọng lượng cơ thể và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng với BMI từ mức 19-23kg/m2 (công thức tính BMI = cân nặng : chiều cao bình phương). Nếu bạn bị thừa cân, cần giảm trọng lượng ít nhất 7%. Nếu bạn bị thiếu cân, cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp để đạt được cân nặng lý tưởng.

- Nếu là nam giới, bạn nên bỏ thuố.c l.á, rượu bia, tránh stress…

Các biện pháp nêu trên đã được các nghiên cứu ở châu Âu và châu Á chứng minh có hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ phát triển thành đái tháo đường.

Chúc bạn thành công!

- Thưa bác sĩ Bích Đào, người bệnh đái tháo đường cần có thời khóa biểu ăn như thế nào cho hợp lý nhất? Trường hợp người bị đái tháo đường là cán bộ công nhân viên, phải ăn uống thường xuyên ở bên ngoài thì nên xử lý như thế nào? Nếu có thể, vui lòng cung cấp thực đơn ăn hàng tuần cho người bệnh để áp dụng cho thích hợp chế độ ăn. (Trần Thị Ngọc Anh, 40 tuổ.i, Quy Nhơn, Bình Định)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Chào chị Ngọc Anh!

Các bữa ăn hàng ngày của người bị đái tháo đường thường đi theo chế độ điều trị bằng thuố.c viên hoặc bằng insulin.

Đối với một bệnh nhân bị đái tháo đường típ 2, sức khỏe còn tốt, sử dụng thuố.c viên hạ đường huyết ổn định thì thường mỗi ngày có 3 bữa ăn: sáng, trưa, chiều. Các bữa ăn này đều phải có đầy đủ 4 thành phần tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin. Tổng số năng lượng và dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn sẽ được bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng tính toán dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của chị.

Nếu vì bận công việc, thường xuyên ăn ở ngoài, chị nên ước lượng các loại thực phẩm thường dùng mỗi bữa để lựa chọn món ăn thích hợp. Việc các loại nước chấm hoặc canh hay đồ kho có cho đường cũng không ảnh hưởng đến đường huyết nhiều nếu như không quá ngọt.

Khó có thực đơn chung cho tất cả mọi người vì khuynh hướng hiện nay là chế độ ăn phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng cá nhân, thói quen ăn uống của từng người và văn hóa ẩm thực vùng miền. Vì vậy, bạn có thể nhận được sự trợ giúp cung cấp thực đơn hàng tuần từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tại đơn vị y tế mà bạn đang điều trị.

- Thưa bác sĩ, có phải cứ ăn ngọt là bị đái tháo đường không? Ăn như thế nào sẽ mắc bệnh này? (Nguyen Nguyet, 23 tuổ.i)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, do giảm chức năng tiết insulin của tế bào beta tụy hoặc rối loạn hoạt động của insulin. Vì vậy, bất kỳ tình trạng nào làm giảm chức năng tiết insulin của tế bào beta tụy hoặc rối loạn hoạt động của insulin thì điều dẫn đến tăng đường huyết.

Ở người chưa bị đái tháo đường, chế độ ăn quá nhiều đường có nhiều nguy cơ dẫn đến việc dư thừa năng lượng làm dễ bị thừa cân, béo phì. Những người này sẽ có tình trạng đề kháng với insulin, vì vậy có nguy cơ bị đái tháo đường trong tương lai.

Lắng nghe cơ thể giúp nhận biết sớm đái tháo đường - Hình 4

- Xin bác sĩ cho biết thêm về chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh đái tháo đường? (Linh, 33 tuổ.i)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Bệnh đái tháo đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa, nghĩa là có liên quan đến vấn đề ăn uống. Vì vậy, để điều trị tốt bệnh này thì chế độ dinh dưỡng hợp lý với mỗi người, tùy thuộc vào bệnh lý, thói quen, sở thích… là vô cùng quan trọng. Đây cũng là bước khởi đầu để điều trị bệnh. Vậy dinh dưỡng hợp lý là như thế nào?

Trước tiên, chế độ dinh dưỡng hợp lý là phải bảo đảm cho ổn định đường huyết, duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế các biến chứng, đặc biệt là các biến chứng về tim mạch, thận, nhiễ.m trùn.g…và bảo đảm chất lượng cuộc sống bình thường cho người bệnh. Do đó để xây dựng chế độ dinh dưỡng người ta cần phải dựa vào các yếu tố như lứa tuổ.i, giới tính, chiều cao, cân nặng, tính chất công việc hằng ngày… Theo đó, tổng năng lượng tiêu thụ trong một ngày phải bao gồm 3 thành phần chính là tinh bột (bún, mì, gạo, phở, miến, hủ tiếu, khoai, bắp…) chiếm khoảng 50-65% tổng năng lượng; đạm (các loại thịt, cá, đạm thực vật) chiếm khoảng 15-20% tổng năng lượng; và chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật) chiếm từ 20-30%.

Ngoài ra cần chú ý bổ sung vitamin, chất xơ… có nhiều trong rau, củ, quả và trái cây… vì những thành phần này sẽ góp phần ổn định đường huyết, giảm các chất béo và tránh táo bón. Bên cạnh đó cần chú ý lượng nước hằng ngày, đảm bảo cung cấp khoảng 1,5-2 lít (bao gồm nước uống, canh, sữa…)

Nguyên tắc chung là nên ăn 3 bữa chính, nếu khi mà có sử dụng thuố.c insulin thì có thể ăn thêm bữa xế. Không nên ăn vặt nhiều. Có những lúc vì tính chất công việc hoặc những bệnh lý mà bệnh nhân không thể ăn uống những bữa như bình thường thì có thể dùng những bữa ăn thay thế như sữa. Cần chú ý chọn loại sữa phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, có đủ các thành phần có lợi cho sức khỏe, đặc biệt cho sức khỏe tim mạch, ít chất béo bão hòa, có chất xơ… Và những loại sữa này cũng cần phải bảo đảm cân nặng ổn định cho người sử dụng.

- Bác sĩ cho em hỏi, bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng gì đến quan hệ tìn.h dụ.c không? Nếu có, rất mong bác sĩ tư vấn cho em cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Em xin cảm ơn! (Hồng Mai, 29 tuổ.i, Hà Nội)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Bệnh đái tháo đường sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ tìn.h dụ.c. Nếu phụ nữ bị đái tháo đường thì dễ bị lãnh cảm, giảm ham muốn. Với đàn ông bị tiểu đường có thể bị rối loạ.n cươn.g dươn.g. Đây cũng có thể gọi là biến chứng của bệnh đái tháo đường trên hệ niệu – sin.h dụ.c.

Vì đây là bệnh không lây nên vẫn có thể duy trì sinh hoạt vợ chồng bình thường. Tuy nhiên, khi quan hệ cần chú ý tránh bội nhiễm, tránh những kiểu quan hệ bất thường. Những triệu chứng trên có thể điều trị cải thiện được bằng thuố.c. Tốt nhất khi có vấn đề “trục trặc” trong quan hệ tìn.h dụ.c nên gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc nam khoa để có cách giải quyết ổn thỏa.

- Bác sĩ ơi, mẹ tôi mới phát hiện bị đái tháo đường ở mức thấp, tôi có thấy ngoài thị trường có bán sữa dinh dưỡng dành cho người đái tháo đường, tác dụng như thế nào nhờ bác sĩ tư vấn giúp, có làm tăng lượng đường trong cơ thể không ạ và việc ăn uống hàng ngày như thế nào? (Hải Phượng, 31 tuổ.i, Khu chế xuất Tân Thuận Q7, tp.HCM)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Chào bạn Hải Phượng!

Sữa dinh dưỡng dành cho người đái tháo đường có rất nhiều loại. Nếu là những sản phẩm có đầy đủ các thành phần carbohydrates phóng thích chậm, lipid, protid và chất xơ (có chỉ số đường huyết thấp) thì thường là những loại dinh dưỡng chuyên biệt, dùng để thay thế bữa ăn cho người đái tháo đường. Các sản phẩm này cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng thích hợp cho tình trạng sức khỏe của người đái tháo đường. Bên cạnh việc thay thế cho bữa ăn, nó còn góp phần làm ổn định đường huyết, lipid má.u.

Nếu mẹ bạn đã ăn đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hàng ngày thì không cần sử dụng thêm các sản phẩm này. Trong các trường hợp người bệnh không thể ăn hoặc chuẩn bị được bữa ăn thông thường thì có thể sử dụng sản phẩm này để thay thế cho bữa ăn. Mức thay thế tùy theo số năng lượng cần bổ sung thường pha 5 muỗng trong 200ml nước sẽ cung cấp khoảng 200 kcal năng lượng.

- Xin bác sĩ cho biết thêm về triệu chứng tăng đường huyết khi mắc phải bệnh đái tháo đường ? Triệu chứng ấy có dễ nhận biết? Nhận biết qua cảm nhận hay phải xét nghiệm mới biết? (Ngọc, 30 tuổ.i)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Triệu chứng đái tháo đường rất dễ nhận biết nếu như bạn luôn “lắng nghe” đến sự thay đổi trong cơ thể của bạn. Triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên là bệnh nhân đi tiểu nhiều, khoảng trên 3 lít một ngày. Sau đó, bạn sẽ có cảm giác khát nước và uống nước nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị thay đổi cân nặng bất thường (chủ yếu là sụt cân, đôi khi có trường hợp tăng cân đột biến), luôn có cảm giác đói, thèm ăn, ăn nhiều, đặc biệt là thèm đồ ngọt… Tuy nhiên, để chẩn đoán một cách chính xác bạn vẫn cần phải làm xét nghiệm.

Tiêu chuẩn mức đường huyết để chẩn đoán bệnh đái tháo đường từ năm 1997 đến nay là đường huyết khi đói từ 126 mg/dl trở lên sẽ được xem là mắc bệnh. Với mức này thì các triệu chứng vừa kể trên nhiều khi xuất hiện không đầy đủ, không rõ nét cho nên có thể dễ bị bỏ qua. Vì vậy khám sức khỏe, thử đường huyết định kỳ vẫn là quan trọng.

Lắng nghe cơ thể giúp nhận biết sớm đái tháo đường - Hình 5

- Chào bác sĩ, khi được chẩn đoán đái tháo đường rồi, cần chuẩn bị những gì để đương đầu với bệnh? (Harry, 25 tuổ.i, Tp Biên Hòa-Đồng Nai)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Chào bạn Harry!

Không ai muốn bị bệnh, nhất là bệnh mạn tính như đái tháo đường.

Nhưng nếu đã phát hiện bị bệnh, chúng ta nên bình tỉnh để được đầu với bệnh tật.

Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định:

- Đây là bệnh mạn tính, vì vậy phải theo dõi và điều trị liên tục, suốt đời.

- Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được tốt đường huyết và ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện các biến chứng của nó. Các kết quả trên đây đã được các nhà khoa học chứng minh qua các nghiên cứu.

- Cá nhân người bệnh tham gia vào quá trình điều trị sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm và tích cực ngay từ ban đầu với các phương pháp không dùng thuố.c (thay đổi lối sống, kiểm soát cân nặng) và phương pháp dùng thuố.c. Bạn cần tích cực tìm hiểu các kiến thức về bệnh đái tháo đường cũng như chế độ ăn và cách tăng cười vận động thể lực. Bạn cần phải thường xuyên đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ mặc dù tình trạng đường huyết đang ổn định. Trong việc thay đổi lối sống, điều quan trọng nữa là bạn phải có tinh thần lạc quan, tránh stress, can thiệp kịp thời khi có các bệnh lý khác xuất hiện.

- Chào bác sĩ, đái tháo đường nếu chuyển qua giai đoạn biến chứng tim thì ngoài chế độ dinh dưỡng và luyện tập của người bệnh đái tháo đường có cần thêm những lưu ý gì không? (Bich Ngoc, 33 tuổ.i, 623 Cach Mang Tháng 8, Q10, Tp.HCM)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Nếu người đái tháo đường típ 2 đã bị biến chứng tim mạch thì các chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể lực cần có sự phối hợp với tình trạng bệnh lý.

- Chế độ ăn: cần hạn chế muối để tránh nguy cơ bị ảnh hưởng đến huyết áp. Các loại thực phẩm chọn loại có các chất béo omega 3, 6, 9. Sử dụng các loại tinh bột hấp thu chậm để làm giảm đỉnh đường huyết sau ăn.

- Chế độ luyện tập thể lực: nên chọn các loại hình luyện tập thể lực nhẹ nhàng để tạo sức bền cho cơ thể như đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh… Tránh các loại hình hoạt động với cường độ cao như chơi tennis, chạy bộ, đá banh…

- Chào bác sĩ, mẹ tôi bị tiểu đường 15 năm nay, gần đây bà lại bị đục thủy tinh thể. Mẹ tôi muốn đi mổ thay thủy tinh thể, nhưng tôi đang rất băn khoăn liệu mắc bệnh tiểu đường như mẹ tôi thì có thể mổ mắt được không? (Trần Bảo Hân, 26 tuổ.i, 115 Nguyễn Tri Phương , Q10, HCM)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Hân mến!

Người bệnh đái tháo đường khi đường huyết được kiểm soát tốt (70mg/dl – 130mg/dl) thì có thể phẫu thuật được. Với mức đường huyết này, không gây ra các ảnh hưởng của đường huyết trên việc làm lành vết thương. Vì vậy, bạn có thể yên tâm đưa mẹ đi phẫu thuật mắt khi mức đường huyết đói đạt yêu cầu.

Lắng nghe cơ thể giúp nhận biết sớm đái tháo đường - Hình 6

- Thưa bác sĩ, người bị bệnh đái tháo đường cần tránh những thức ăn gì ạ?(Kim, 43 tuổ.i)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Thật ra bệnh nhân đái tháo đường có thể sống cuộc sống bình thường với những sinh hoạt như tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thực phẩm, chúng ta cần phải chú ý hơn và nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình.

Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như nho khô, mứt khô, kẹo ngọt, những trái cây ngọt như chuối, mít, sầu riêng…, những thực phẩm có chứa nhiều chất béo động vật, chất béo có hại cho tim mạch, gạo chà xát quá kỹ… cần phải hạn chế. Để duy trì chất lượng cuộc sống và cảm thấy mình không bị ‘cấm đoán” quá nhiều, có thể sử dụng những loại thực phẩm, nước ngọt, các loại sữa chuyên biệt cho người đái tháo đường. Tuy nhiên, vẫn cần phải chú ý liều lượng hợp lý.

- Thưa bác sĩ, 4 tháng trước cháu có kiểm tra sức khỏe định kỳ tại công ty và bác sĩ cho biết lượng đường trong má.u cao. Nay cháu đang mang thai tháng thứ 3, mong bác sĩ tư vấn giúp chế độ ăn uống thích hợp. (Lan Phương, 32 tuổ.i, Ba Đình, Hà Nội)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Chào cháu. Như vậy cháu là người đái tháo đường mang thai. Do đó chế độ dinh dưỡng của cháu hiện nay cũng giống như những người đái tháo đường khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng của các hormone sin.h dụ.c trong lúc mang thai, dẫn đến tình trạng đề kháng insulin tăng cao. Vì vậy trong cách ăn uống cháu nên lưu ý như sau: buổi sáng cháu ăn những loại thực phẩm không giàu tinh bột như bún, miến, 1-2 lát bánh mì; buổi trưa và buổi chiều có thể ăn mỗi bữa một chén cơm kèm theo canh, rau, cá thịt… Ngoài chuyện chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, cháu cũng cần phải lưu ý cách chế biến. Không nên dùng thường xuyên các món ăn chiên, xào mà nên ăn các món luộc, hấp, các món canh.

Cháu có thể uống thêm sữa bà bầu mỗi ngày 1 ly (khoảng 200ml) hoặc sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành vào các bữa phụ. Ngoài ra sau mỗi bữa ăn, cháu có thể ăn thêm trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, táo, đu đủ… với số lượng hợp lý.

- Chào bác sĩ, bắt đầu bao nhiêu tuổ.i thì quan tâm đến đái tháo đường? (Cam Tu, 29 tuổ.i, Nhật tảo, Q10. HCM)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Bạn Cẩm Tú mến!

Rất hoanh nghênh bạn quan tâm đến bệnh đái tháo đường. Bất kỳ lứa tuổ.i nào cũng cần quan tâm đến việc làm giảm nguy cơ đái tháo đường.

Ở lứa tuổ.i trẻ em cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp để em bé phát triển bình thường và không bị béo phì, để tránh nguy cơ bị đái tháo đường trong tương lai.

Ở lứa tuổ.i thanh niên, nên duy trì lối sống lành mạnh, không hút thuố.c l.á, tránh rượu bia, tăng vận động để tránh béo phì và nguy cơ bị đái tháo đường.

Đối với những người có các nguy cơ sau đây thì sẽ gọi là nhóm nguy cơ cao bị đái tháo đường: người ít vận động, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid má.u, đái tháo đường thai kỳ, bị các bệnh liên quan đến đề kháng insulin (hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh gai đen…).

Nhóm người này cần có việc thay đổi lối sống tích cực và tầm soát đái tháo đường để có thể phát hiện sớm bất kỳ sự rối loạn đường huyết nào.

- Chào bác sĩ, khi bị đái tháo đường ngoài việc điều trị bằng thuố.c, chích insulin còn có cách điều trị dân gian nào khác không? (Lê Thị Hiền, 29 tuổ.i, Cát Tiên – Lâm Đồng)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Cho đến thời điểm này, trong việc điều trị đái tháo đường có hiệu quả đã được chứng minh qua các nghiên cứu lớn trong và ngoài nước thì việc sử dụng thuố.c viên hạ đường huyết và thuố.c chích insulin vẫn là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay đái tháo đường là bệnh mãn tính, phải điều trị bằng thuố.c suốt đời để ổn định đường huyết, giúp phòng ngừa và hạn chế các biến chứng chứ chưa thể điều trị dứt điểm tận gốc. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các phương pháp có thể điều trị khỏi bệnh như liệu pháp gen, liệu pháp tế bào gốc… Các phương pháp dân gian nếu có thì chỉ là hỗ trợ chứ không thay thế. Ví dụ có thể ăn hoặc uống nước trái khổ qua, dây khổ qua rừng… Không nên nghe những thông tin không có tính khoa học để “tiề.n mất tật mang”.

Lắng nghe cơ thể giúp nhận biết sớm đái tháo đường - Hình 7

- Tôi có thấy Glucerna có tác dụng là ổn định đường huyết, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và đẩy lùi biến chứng. Bác sĩ có thể nói rõ hơn về cơ chế tác dụng của Glucerna được không? (Nga Nguyễn, 30 tuổ.i, Ho Chi Minh)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Chào Nga Nguyễn!

Trong điều trị đái tháo đường, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết, lipid má.u, góp phần kiểm soát huyết áp, cân nặng cho bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và duy trì suốt đời cho người bệnh.

Tuy nhiên không phải lúc nào người bệnh cũng có thể chuẩn bị một bữa ăn phù hợp theo bệnh lý, hoặc có thể ăn như bình thường do bị bệnh. Trong các trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt thay thế như Glucerna mà bạn đang đề cập tới. Trong thành phần của Glucerna cũng như các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt khác, có thành phần carbohydrat có chỉ số đường huyết thấp (Gl dưới 55) và giàu chất xơ do đó sẽ làm cho đường hấp thụ vào má.u chậm, góp phần làm giảm đỉnh đường huyết sau ăn. Trong thành phần của các sản phẩm này còn có các chất béo thích hợp giúp cải thiện lipid má.u.

- Thưa các bác sĩ, có tài liệu nói rằng gạo lức tốt cho người đái tháo đường, có tài liệu lại nói không tốt. Vậy đâu đúng, đâu sai? Xin cám ơn bác sĩ. (Đinh huy Hòa, 68 tuổ.i, 147 Vancao, Ngoquyen, Haiphong)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Gạo lức là loại gạo chưa được chà xát kỹ nên vẫn còn lớp vỏ cám bọc bên ngoài có chứa nhiều các vitamin nhóm B, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với người đái tháo đường, đặc biệt là người lớn tuổ.i khi mà ống tiêu hóa đã kém hấp thu thì việc ăn gạo lức thường xuyên có thể dẫn đến đau bao tử, đầy bụng khó tiêu. Vì vậy không nhất thiết là cứ phải ăn gạo lức mà có thể linh hoạt thay thế những loại gạo khác với liều lượng phù hợp mà vẫn bảo đảm tốt cho sức khỏe và ổn định đường huyết.

- Chào bác sĩ, đái tháo đường, tim mạch, béo phì có liên hệ mật thiết với nhau như thế nào và nên làm thế nào để ngăn chặn 3 vấn đề này? (Thu Hà, 52 tuổ.i)

- Thạc sĩ, bác sĩ, thầy thuố.c ưu tú Diệp Thị Thanh Bình:

Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là nguyên nhân gây t.ử von.g hàng đầu. Cứ 10 bệnh nhân đái tháo đường thì có đến 8 bệnh nhân là có biến chứng tim mạch, thường biểu hiện là thiếu má.u cơ tim, nhồi má.u cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… Ngoài ra biến chứng ở não bộ do tình trạng xơ vữa mạch má.u có thể gây đột quỵ, tai biến mạch má.u não.

Những người đái tháo đường type 2 có tình trạng béo phì thì nguy cơ cho biến chứng tim mạch rất dễ xảy ra do tình trạng đề kháng insulin tăng cao.

Để có thể ngăn ngừa, điều trị những biến chứng trên, ngoài chuyện phải kiểm soát huyết áp, mỡ má.u, kiểm soát đường huyết bằng thuố.c thì việc điều trị không thuố.c cũng rất quan trọng như thay đổi lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, dinh dưỡng hợp lý. Hiện có nhiều sản phẩm chuyên biệt dành cho người đái tháo đường đầy đủ và cân đối các dưỡng chất thiết yếu giúp bình ổn đường huyết, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng, vòng eo, đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm.

- Thưa bác sĩ, bệnh đái tháo đường rất nhiều người gặp. Bác sĩ cho biết cách phòng chống bệnh này. Ở độ tuổ.i nào thì nhiều người gặp bệnh này (Nguyễn Phú, 45 tuổ.i, Tp Nam Định – Nam Định)

- PGS.TS Nguyễn Thị Bích Đào:

Mến chào anh Nguyễn Phú!

Hiện nay, số người bị đái tháo đường đang gia tăng trên thế giới cũng như ở nước ta. Vì vậy, việc phòng chống bệnh cho những người còn khỏe mạnh cũng như những người có nguy cơ cao đái tháo đường là rất quan trọng. Các biện pháp phòng chống chung cho mọi người, bao gồm:

- Thay đổi lối sống: nên duy trì chế độ ăn có lợi cho sức khỏe (ăn với lượng thức ăn cung cấp một năng lượng vừa đủ cho cơ thể với tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng cân đối, bao gồm đầy đủ các chất carbohydrat, protid, lipid, chất xơ và vitamin trong một bữa ăn). Anh nên tham gia các hoạt động tăng cường sự vận động của cơ thể tùy theo thói quen và tình trạng sức khỏe của mình. Thời gian vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút mỗi tuần. Anh nên từ bỏ các thói quen xấu, bất lợi cho cơ thể như hút thuố.c l.á, uống rượu bia nhiều, sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh có nhiều năng lượng, uống nước ngọt quá nhiều hoặc ít vận động.

- Tránh stress.

- Mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm cả việc xét nghiệm đường huyết.

Nếu một người nào đó thuộc nhóm có nguy cơ cao bị đái tháo đường thì từ năm 45 tuổ.i trở lên, nên tầm soát định kỳ mỗi năm một lần, dù kết quả đường huyết của năm trước là bình thường.

Lứa tuổ.i thường gặp đái tháo đường thường từ 60 tuổ.i trở lên. Tuy nhiên hiện nay đái tháo đường típ 2 ngày càng trẻ hóa, có trường hợp phát hiện đái tháo đường típ 2 khi mới 11 tuổ.i. Vì vậy, mọi người cần quan tâm phát hiện sớm đái tháo đường.

Ngày 14/11 hàng năm được Tổ chức Sức khỏe Thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới chọn làm “Ngày Đái tháo đường Thế giới”. Khẩu hiệu của chương trình hành động năm 2013 là: “Hãy bảo vệ tương lai của chúng ta”. Vì vậy, tất cả mọi người hãy cùng chung tay phòng chống đái tháo đường bằng cách nâng cao sự hiểu biết về bệnh, phổ biến rộng rãi các kiến thức cho mọi người và chung sức hành động.

Chúc anh và gia đình dồi dào sức khỏe!

Ban biên tập đã nhận được rất nhiều câu hỏi quan tâm của độc giả gửi về, tuy nhiên do thời gian của buổi tư vấn có hạn nên độc giả quan tâm có thể liên hệ hotline: 19001519 để được tư vấn về dinh dưỡng đái tháo đường.

Theo VNE

Các cách tự nhiên giúp bạn chữa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (bệnh tiểu đường) là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay. Chữa khỏi tiểu đường là mong đợi của nhiều người mắc bệnh.

Thực tế, những bệnh nhân khi bị tiểu đường luôn luôn có những lo lắng, thậm chí suy nghĩ tiêu cực càng làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.

Các cách tự nhiên giúp bạn chữa bệnh tiểu đường - Hình 1

Tránh căng thẳng giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Hiện nay, lối sống hiện đại, tiểu đường gần như đã xuất hiện ở mức độ phổ biến. Bệnh tiểu đường hay bệnh tiểu đường là một rối loạn trao đổi chất, phương thức cơ thể sử dụng thức ăn đã được tiêu hóa để phát triển và cung cấp năng lượng. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra t.ử von.g vàn căn bệnh này liên quan đến các biến chứng phức tạp lâu dài ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể. Bệnh tiểu đường phát triển khi cơ thể không thể sử dụng glucose một cách thích hợp.

Insulin là một hóc môn cần thiết cho việc chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Insulin giúp cho glucose di chuyển từ má.u vào gan, cơ, các tế bào mỡ, nơi được sử dụng làm năng lượng. Trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, hệ miễn dịch làm nhiễu loạn và phá hủy các tế bào bê-ta sản sinh insulin trong tụy. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản sinh đủ insulin nhưng vì một số lý do không rõ ràng, cơ thể không thể sử dụng insulin 1 cách hiệu quả, tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Dưới đây là một sô bí quyết tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa kiểm soát bệnh tiểu đường:

Tập thể dục thường xuyên hơn: Theo các chuyên gia, tập thể dục giúp tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim làm giảm rủi ro bị tiểu đường tuýp 2. Tập luyện cũng có thể làm giảm nồng độ đường huyết, cải thiện nhận cảm insulin và cải thiện tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh tim mạch. Bệnh nhân nên tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh để xây dựng cơ bắp và giảm mỡ trong cơ thể, miễn là bạn có thể tập chúng một cách chính xác.

Ăn ít carbohydrate: Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Carbohydrate đã được chế biến hoặc tinh luyện được tiêu hóa quá nhanh gây ra thay đổi đột ngột đường huyết và nồng độ insulin.Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.

Giảm mỡ trong cơ thể: Trong thực tế, một số chất béo là cũng tốt cho sức khỏe của bạn nhưng một số khác nên hạn chế. Nếu như bác sĩ thấy rằng bạn đã mắc phải loại bệnh tim nào đó, bác sĩ sẽ đề xuất việc hấp thụ ít hơn lượng chất béo khoảng 20% so với tổng lượng calo.Giảm mỡ trong cơ thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Chất béo cản trở cơ quan nhận cảm mà giúp các tế bào nhận ra insulin và hút glu-cô-zơ từ các thực phẩm.

Hạn chế thức ăn nhanh : Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo.Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.

Tránh căng thẳng : Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong má.u do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết : Có rất nhiều chất dinh dưỡng và thảo dược tự nhiên có lợi cho việc kiểm soát nồng độ đường huyết, cải thiện độ nhạy với insulin hoặc bảo về các tế bào của cơ thể khỏi các tác hại bệnh tiểu đường có thể gây ra.

- Axit lipoic anpha giúp chữa các tế bào bị tổn thương và tổn thương dây thần kinh ngoại vi, cải thiện trao đổi glucozo và tăng khả năng nhận cảm insulin, cải thiện tuần hoàn má.u đến chân và bàn tay.

- Quả việt quất có thể giúp ngăn ngừa bệnh màng lưới và mù mắt do tiểu đường bằng cách tăng cường sức mạnh thành mạch má.u và giảm viêm.

- Chất kẽm đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 do hoạt chất chống oxi hóa.

- Xê-len: bệnh nhân tiểu đường có đặc trưng là có rất ít chất chống oxi hóa quan trọng này trong má.u.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp
17:26:46 30/09/2024
Bệnh nhân khổ sở với viên sỏi thận gần 700g
21:20:36 01/10/2024
Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?
10:23:45 01/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Gia tăng ba loại dịch bệnh truyền nhiễm ở trẻ
20:25:09 01/10/2024
Nước ép trái cây so với trái cây nguyên quả: loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
22:00:22 01/10/2024
Triển khai thành công kỹ thuật chụp động mạch vành qua da
22:02:04 01/10/2024
Hồng vào mùa ngon ngọt khó cưỡng, chớ dại ăn nếu chưa biết những 'đại kỵ' này
09:50:01 01/10/2024
Tận dụng các gia vị sẵn có để chữa đau khớp tại nhà
10:17:04 01/10/2024

Tin đang nóng

Cách những bữa tiệc trắng của Sean "Diddy" Combs trở thành huyền thoại ở Hollywood
11:09:30 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Vụ sập sân khấu Hoa hậu tại TP.HCM: Đơn vị thi công lên tiếng xin lỗi, hé lộ nguyên nhân ta.i nạ.n
11:06:00 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Tranh cãi tài xế xe tải chắn nước lũ ào ào giúp xe máy đi qua ở Hà Giang
13:03:54 02/10/2024

Tin mới nhất

Ăn mì 2 bữa mỗi ngày, 6 tháng sau nhận kết quả khám khiến bác sĩ khen ngợi

09:31:17 02/10/2024
Ngoài ra, người đàn ông này cũng đã hình thành thói quen nhai chậm, không chỉ giúp nếm được hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.

Sữa ong chúa: siêu thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe sinh sản

09:27:27 02/10/2024
Các chất chống oxy hóa trong sữa ong chúa ủng hộ quá trình oxy hóa chất béo, giúp ngăn ngừa chất béo tích tụ trong tế bào gan và gây ra chất béo trong gan.

Mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không?

09:21:24 02/10/2024
Việc sử dụng thuố.c nhỏ hay thuố.c mỡ bôi mắt giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất có thể loại bỏ mộng thịt.

Viêm đại tràng mạn tính có nguy hiểm không?

09:18:25 02/10/2024
Khi mắc viêm đại tràng mạn tính không được điều trị đúng có thể dẫn đến biến chứng, nhất là những bệnh nhân càng cao tuổ.i, bệnh càng diễn tiến lâu dài thì nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm càng cao.

Bệnh teo não ở người già có chữa được không?

22:01:27 01/10/2024
Bên cạnh đó, tuổ.i thọ của bệnh nhân teo não có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng co rút não. Những người bị teo não do mắc bệnh Alzheimer sống trung bình từ 4 đến 8 năm sau khi được chẩn đoán.

Thái Bình trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết

20:59:11 01/10/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết.

Phương pháp giảm đau dạ dày tại nhà ai cũng có thể áp dụng

10:10:34 01/10/2024
Thảo dược từ lâu đã được sử dụng trong dân gian để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Để điều trị đau dạ dày, Đông y sẽ tùy từng chứng bệnh mà có phép điều trị riêng và bài thuố.c thích hợp.

Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho người bị đau đầu

10:05:49 01/10/2024
Một nghiên cứu trên hơn 10.000 người trưởng thành cho thấy, những phụ nữ có chế độ ăn uống chứa nhiều magie nhất có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu thấp hơn so với những người có lượng magie ăn vào thấp nhất.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Chuyên gia chỉ cách nhận biết, phòng bệnh do não mô cầu

11:04:45 30/09/2024
"Bệnh do não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắ.n ra và dễ gây thành dịch lớn.

4 điều cha mẹ cần biết về bệnh thủy đậu

11:02:23 30/09/2024
Vaccine thủy đậu có tính an toàn, hiệu quả cao. Tr.ẻ e.m cần được tiêm một liều vaccine, người lớn được tiêm hai liều. Một số trường hợp có thể mắc thủy đậu sau tiêm phòng.

Thêm 7 trường hợp mắc sởi tại Hà Nội

11:00:25 30/09/2024
Trước đó, sau khi công bố dịch sởi trên địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ vào cuối tháng 8-2024 với mục đích nâng cao miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch sởi.

Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Tử vi ngày 3/10/2024: Dần cảm thấy áp lực, Mão đối mặt rủi ro

Trắc nghiệm

16:42:11 02/10/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 3/10/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.

Diễn viên Hàn Quốc mất việc vì Netflix, sự thật là gì?

Hậu trường phim

16:25:09 02/10/2024
Những ngày gần đây, nhận định Netflix là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng diễn viên Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt đang trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội xứ Kim Chi.

Anh Tú Atus bị nghi thuê fan dự sự kiện tại Pháp, Diệu Nhi lên tiếng chốt hạ 1 câu!

Sao việt

16:21:18 02/10/2024
Mới đây nhất, Anh Tú Atus góp mặt trong sự kiện thời trang tại Paris, Pháp. Nam ca sĩ đi cùng ekip, Diệu Nhi không sánh đôi nhưng đều nắm được nhất cử nhất động.

Con gái 14 tuổ.i có vết lạ trên cổ, bà mẹ không vội chất vấn, chỉ dùng một chiêu khiến con thừa nhận vấn đề

Netizen

16:02:48 02/10/2024
Tuổ.i dậy thì là giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ trải qua những thay đổi to lớn cả về thể chất lẫn tinh thần.

GTA 6 chưa ra mắt, Modder đã "mở cờ trong bụng", cho phép Console cũng có mod?

Mọt game

15:37:21 02/10/2024
Cộng đồng mod cho các tựa game GTA luôn mang đến cho người chơi cảm giác mới lạ. Đó chính là làn gió mới khiến game thủ yêu thích và hưng phấn trong tất cả các phiên bản GTA.

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

Tin nổi bật

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Hoa sữa về trong gió - Tập 25: Hoàn tiếp tục bịa chuyện Linh ngoạ.i tìn.h

Phim việt

15:22:58 02/10/2024
Hiếu (NSƯT Bá Anh) mặc dù hôm trước vẫn nói tin tưởng vợ trước mặt Hoàn nhưng thực ra ông vẫn suy nghĩ rất nhiều và bán tín bán nghi về chuyện vợ ngoạ.i tìn.h.

Nhan sắc Lisa (BLACKPINK) - Lưu Diệc Phi dưới ống kính "hung thần" Getty Image

Sao châu á

15:19:53 02/10/2024
Lisa xuất hiện với tạo hình được nhận xét là cool ngầu với bộ đồ da từ đầu tới chân. Không những vậy, em út BLACKPINK còn khiến người hâm mộ xuýt xoa với nhan sắc ngày càng lên hương.