Lăng mộ có cỗ quan tài lớn hơn hoàng đế cùng thời: Đội khảo cổ chuẩn bị mở nắp thì có người tới ngăn cản!
Nhân vật được chôn trong lăng mộ có công cán gì mà lại sở hữu cỗ quan tài to hơn cả vị hoàng đế đang tại vị?
Nhà nước phong kiến Trung Hoa luôn có những quy định nghiêm ngặt về quy chế an táng, xây dựng mộ phần. Trong đó có quy định tất cả mọi chi tiết, từ quan tài cho đến hình dáng lăng mộ, của tất cả mọi người đều không được phép xây dựng lớn hơn, hoành tráng hơn của vua.
Nếu như ai dám vi phạm quy tắc này có nghĩa là chủ nhân của ngôi mộ đã phạm tội phản quốc. Trong lịch sử khảo cổ học, hầu như chưa ghi nhận trường hợp nào phá vỡ quy tắc xây lăng.
Ngôi mộ bị các công nhân phá hủy để lấy đồ tùy táng (Nguồn: Baijiahao.baidu).
Tuy nhiên, vào năm 2013, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ từ thời nhà Minh ở huyện Hạ Tân, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ngôi mộ là lăng mộ của Quách Tứ Duy – Phó đô ngự sử nhà Minh (chức quan chuyên trách can gián những việc làm không đúng hoặc chưa tốt của quan lại).
Lăng mộ của ông được tình cờ tìm thấy lăng mộ trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên điều mà các nhà khảo cổ học không thể ngờ là những công nhân này đã phá bỏ lăng mộ, và đồ tùy táng trong lăng đã bị lấy đi.
Khi đoàn khảo cổ đến nơi, lăng mộ bị phá hủy và hầu như không còn giá trị nghiên cứu. Trong lăng chỉ còn trơ trọi chiếc quan tài và tứ tượng bằng đá.
Video đang HOT
Quan tài hoành tráng hơn vua Thanh
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hai tấm bia đá có khắc chữ, một tấm có dòng chữ “Mộ Quách Tứ Duy Phó đô ngự sử nhà Minh”, tấm bia còn lại ghi ” Mộ của hiền nữ họ Hứa” nên đã xác định chủ nhân của ngôi mộ là của vợ chồng phó đô ngự sử Quách Tứ Duy.
Hai tấm bia quan trọng được tìm thấy (Nguồn: Baijiahao.baidu).
Kích thước cỗ quan tài trong mộ cũng rất lớn: Dài 3,4m, cao 1,1m, rộng 1,5m, lớn hơn so với kích thước quan tài của các đại thần, kích thước của nó thậm chí còn lớn hơn quan tài của Hoàng đế Vạn Lịch (hoàng đế tại vị trong thời đại Quách Tứ Duy làm quan).
Làm sao một đại thần lại được chôn cất trong cỗ quan tài có kích thước lớn như vậy? Để giải quyết thắc mắc, các nhà khảo cổ đã quyết định mở nắp quan tài với hy vọng trong đó sẽ có những giải thích về kích thước bất thường.
Hai tấm bia quan trọng được tìm thấy (Nguồn: Baijiahao.baidu).
Tuy nhiên các nhà khảo cổ đã gặp phải trở ngại lớn, khi trưởng làng nơi tìm ra lăng mộ đã nhận mình là con cháu của Quách Tứ Duy và phản đối gay gắt việc các nhà khảo cổ mở quan tài.
Trưởng làng cũng yêu cầu đội khảo cổ bắt những công nhân xây dựng đã phá hủy lăng mộ của tổ tiên ông và chôn cất lại.
Sau nỗ lực thuyết phục, trưởng làng cũng chịu thỏa hiệp với đội khảo cổ. Với sự giúp đỡ của cảnh sát, đội khảo cổ đã bắt giữ 5 kẻ tình nghi là kẻ cướp phá các di tích văn hóa. Bí ẩn về kích thước lăng mộ của Quách Tứ Duy cũng được làm sáng tỏ.
Trong quan tài có chiếc đĩa ngọc đã ghi lại cuộc đời của chủ nhân ngôi mộ.Hóa ra là Quách Tứ Duy rất được hoàng đế Vạn Lịch trọng dụng do đã có công sửa chữa và xây dựng Vạn Lý Trường Thành và trông coi trong nơi này gần 10 năm.
Nguyên nhân cái chết của ông là do làm việc quá sức. Để bày tỏ sự kính trọng đối với ông và đền bù cho lòng trưởng trung thành của một vị quân thần, hoàng đế đã ra lệnh chôn cất ông trong một quan tài có kích thước như vậy.
Sau khi bắt được những kẻ tình nghi, số đồ tùy táng cũng được đoàn khảo cổ thu hồi, bao gồm cặp tóc vàng, thắt lưng ngọc bích và các đồ vật khác, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Sơn Đông.
Nhìn hố lạ trên ruộng, không ngờ lại là mộ của hoàng tử nhà Minh
Sau khi trình báo với các đơn vị liên quan, người dân mới vỡ lẽ, đó không phải hang trộm mà là cổ mộ của hoàng tử thời nhà Minh - Đức Trang vương Chu Kiến Lân.
Trung Quốc cổ đại có lịch sử và văn hóa lâu đời, các di tích văn hóa từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước có thể bị chôn vùi khắp nơi. Người dân ở một ngôi làng nông thôn thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong lúc làm nông đã phát hiện hang động kỳ lạ trong khu đất canh tác, trông giống như "hang trộm".
Sau khi trình báo với các đơn vị liên quan, người dân mới vỡ lẽ, đó không phải hang trộm mà là cổ mộ của hoàng tử thời nhà Minh - Đức Trang vương Chu Kiến Lân.
Được biết, cổ mộ lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1993 bởi một người dân ở huyện Trường Thanh, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Sau đó, hệ thống "hang" đầy bí ẩn liên tiếp được phát hiện.
Nhận ra sự bất thường, người dân địa phương đã báo lên văn phòng di tích văn hóa thành phố Tế Nam. Ngay lập tức, một đội ngũ gồm các chuyên gia khảo cổ, chuyên gia văn hóa, nhà sử học đã lập tức đến hiện trường để tiến hành kiểm tra, xem xét.
Sau một hồi kiểm tra, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện hang động bí ẩn này hóa ra chính là lăng mộ của Đức Trang vương và hậu duệ trực tiếp của ông.
Đức Trang vương hay Đức vương là một vương gia thời nhà Minh, tự là Chu Kiến Lân, con trai thứ hai của vua Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn. Xét theo đúng văn bia của mộ cổ này, nơi này đã tồn tại ít nhất là 370 năm lịch sử.
Tính từ Đông sang Tây, toàn bộ lăng mộ có diện tích khoảng hơn 1.000 mẫu, gồm có cổng lăng, hành lang, kênh dẫn nước, tiền đường, hậu đường. Theo hai văn bia khai quật được, hậu lăng là nơi yên nghỉ của Đức Trang vương Chu Kiến Lân và thê tử là Lưu thị. Tiền điện là nơi an táng con trai thứ ba của Đức Trang vương là Tế Ninh An Hi vương Chu Hựu Tầm.
Ngay ở cửa lăng có một hàng 9 chuỗi hạt thể hiện địa vị của Đức Trang vương, hai bên lăng cũng được xây dựng tường cao hơn 10m và rất chắc chắn.
Theo dân làng, kể từ khi được phát hiện, ngôi mộ cổ này đã bị trộm 3 lần. Những kẻ trộm mộ rất to gan, chúng trộm cột trụ, thuê cả cần cẩu để lấy đi các bức tranh tường trong lăng mộ. Sau đó, chính quyền địa phương phải tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho các di vật thì hiện tượng này mới ngừng.
Vòng vàng bên trong ngôi mộ cổ 3.800 năm tuổi Chiếc vòng vàng bên trong ngôi mộ cộ 3.800 năm tuổi thuộc về thiếu nữ 20 tuổi. Vòng vàng bên trong ngôi mộ cổ 3.800 năm tuổi Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra khu chôn cất 3.800 năm tuổi của người phụ nữ khi qua đời chỉ khoảng 20 tuổi ở Đức. Đáng chú ý, bên trong lăng mộ, các nhà...