Làng Miêu Tây Giang, làng cổ 1.700 tuổi ở Trung Quốc
Nói dân tộc Miêu chắc mọi người không biết, nhưng nói là H’mông đa phần ai cũng biết. Trong tiếng Anh gọi là Miao, và địa danh du lịch này có tên là “ Xijiang Miao Village” – làng Miêu Tây Giang.
Đây là nơi tập trung đông nhất người dân tộc Miêu (Miao) ở Trung Quốc, với khoảng 6.000 người và hình thành cách đây khoảng 1.700 năm. Đặc điểm của người Miêu là họ để tóc dài và búi cao, có cài hoa. Trong những dịp lễ tết quan trọng, người con gái hay mặc trang phục có nhiều trang sức bạc trên người, vì theo quan niệm của họ, bạc thể hiện sự quyền quý và giúp xua đuổi tà ma. Với những gia đình người Miêu, họ sẽ tích góp bạc từ 10 năm trước lễ thành hôn cho con gái, với quan điểm con gái có ít bạc hơn sẽ khó lấy chồng và bị thua thiệt hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Trang sức bạc được chạm khắc thủ công rất tinh tế, họ đeo rất nhiều bạc trên người từ mũ, dây chuyền và đồ trang trí, trọng lượng khoảng 5 kg, tạo nên một bộ trang phục hết sức độc đáo.
Làng Miêu Tây Giang nằm cách thành phố Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu khoảng 260 km. Với địa hình bao quanh là núi cao khó tiếp cận, đến năm 2001 Miêu trại mới được phát hiện và kết nối với bên ngoài. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, địa danh này được nâng cấp về giao thông, dịch vụ nên ngày càng có nhiều khách du lịch tìm đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Đường vào làng Miêu Tây Giang khá xa và hoang vu, dọc đường phải băng qua những cánh rừng thông ngút ngàn và những con suối chảy xiết. Phải đi một khoảng cách rất xa mới thấy một bản làng với vài căn nhà đơn sơ. làng Miêu Tây Giang còn được gọi tên là “Thiên hộ miêu trại”, nơi có hàng ngàn nóc nhà đã làm nên danh tiếng của cổ trấn vùng cao. Ngôi làng được xếp vào danh sách những ngôi làng cổ độc đáo và tuyệt nhất thế giới.
Đặc trưng ở làng Miêu Tây Giang là những ngôi nhà cổ đơn sơ, chạy dài theo những sườn dốc xếp tầng lên nhau trông rất đẹp mắt. Từ trên cao nhìn xuống du khách sẽ chìm đắm vào nhãn quang của một khung cảnh ước lệ, choáng ngợp của rất nhiều mái ngói dày đặc trông rất đẹp mắt. Mọi kiến trúc tại Tây Giang Miêu trại đều thống nhất với nhau về màu sắc, vật liệu xây dựng. Các chủ nhà thậm chí phải xịt sơn lên ngôi nhà mới dựng xong để tạo vẻ cũ kỹ tương đồng với những căn nhà cổ xung quanh. Đặc biệt, mái ngói của những căn nhà trong Tây Giang Miêu trại đều là loại ngói âm dương màu xám đen, xếp chồng lên nhau. Miêu trại có thời tiết gần giống Sa Pa của Việt Nam, mát mẻ vào mùa hè và có thể xuất hiện tuyết rơi vào mùa đông.
Tại Miêu Làng còn có một quảng trường để người dân giao lưu với nhau, có sân chơi thể thao và có cả một khu chợ truyền thống vùng cao, nơi du khách có thể mua những đặc sản vùng miền. Hơn thế nữa, Miêu Làng còn có một nông trại trên cả tuyệt vời, bước vào nông trại du khách sẽ đi qua những thửa ruộng xanh mát, đứng giữa đồng hoa ngắm nhìn những căn nhà gỗ đằng xa thật đẹp, quả thực là một địa điểm thiên đường cho du khách.
Du khách nên dậy sớm để cảm nhận sự yên bình và trong trẻo của ngôi làng, đi vào chợ vùng cao để cảm nhận cuộc sống của người bản địa, cũng như tham gia những vũ điệu truyền thống vào 10:00 mỗi ngày tại quảng trường. Tất cả sẽ cho du khách cảm giác hoàn toàn mới lạ và những trải nghiệm có một không hai, kỷ niệm không bao giờ quên.
Những trải nghiệm không nên bỏ qua ở làng Miêu Tây Giang là đi bộ trên sườn đồi ngắm cảnh lúc tờ mờ sáng để thấy cả ngôi làng dần thức dậy. Cưỡi ngựa trên cánh đồng lúa. Ăn lẩu vùng cao. Mua trái cây ở khu chợ làng. Ăn tối ở chợ đêm. “Thưởng thức” điệu nhảy múa theo tiếng khèn trong một buổi trình diễn văn hóa tại khoảng sân tập thể. Các sự kiện này diễn ra hàng ngày trong khắp khu làng để phục vụ du khách và cũng là cách để người dân duy trì văn hóa, phong tục.
Đặc biệt, du khách đừng nên bỏ qua trải nghiệm uống rượu thác đổ cùng những cô gái Miêu. Du khách chỉ cần ngồi tại bàn, các cô gái Miêu sẽ tới hát và mời uống. Rượu gạo được rót dần từ trên xuống đến khi nào khách không uống được nữa mới thôi. Đây là nét văn hóa lâu đời của người Miêu tại đây. Khách du lịch có thể trải nghiệm nếu đặt sớm với các chủ nhà hàng để họ chuẩn bị.
Video đang HOT
Những cửa hàng tại đây thường treo xương đầu trâu, dê và một số loài động vật còn nguyên sừng trước cửa. Những loài có sừng được người Miêu coi là con vật thần thánh để hiến tế trong các nghi lễ hoặc tạo nên các vật dụng thường ngày. Khách du lịch khi đến Miêu trại sẽ bắt gặp nhiều cửa hàng bán đồ làm từ bạc và sừng. Tại đây còn có các quầy hàng cho thuê quần áo, trang sức để khách du lịch chụp ảnh khi hóa trang thành người Miêu. Giá một bộ quần áo đầy đủ phụ kiện là 30 NDT (khoảng 100.000 VND), không giới hạn thời gian.
Làng Miêu Tây Giang có phong cảnh hữu tình bậc nhất thiên hạ. Tại đây du khách có thể đắm mình trong những thửa ruộng bậc thang xanh rờn, đồng cỏ xanh mướt, con suối trong lành, ngọn đồi thấp thoáng, những con người hiền hòa, món ăn đặc sắc, cánh đồng hoa ngũ sắc… Tất cả làm nên cảnh đẹp huyền ảo tưởng chừng như chỉ có trong phim ảnh, tạo nên một địa điểm cực kỳ thú vị để du khách đến khám phá trong hành trình du lịch Trung Quốc.
Quý Châu, địa danh du lịch hút khách ở Trung Quốc
Phượng Hoàng Cổ Trấn đã trở thành một điểm đến quen thuộc với nhiều du khách Việt trong vài năm gần đây.
Nếu đã một lần ghé qua đây, du khách sẽ không thể nào quên hình ảnh một cổ trấn nghìn năm trải dài êm đềm bên dòng sông lững lờ nước chảy; hay nhớ mãi những buổi sáng tinh mơ thức dậy trong cổ trấn, hơi sương từ đêm trước vẫn còn lảng bảng phủ kín mặt Đà Giang.
Ngoài Phượng Hoàng Cổ Trấn, Quý Châu - một trong những địa danh còn khá lạ lẫm với du khách ở phía Tây Nam Trung Quốc - sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn.
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ QUÝ CHÂU
Quý Châu là một tỉnh nằm ở Tây Nam Trung Quốc. Tỉnh lị của Quý Châu là Quý Dương. So với các tỉnh khác của Trung Quốc, Quý Châu là tỉnh khá nghèo, nền kinh tế chưa phát triển, nhưng bù lại, Quý Châu giàu tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, và môi trường. Về mặt nhân khẩu học, Quý Châu có mức đa dạng cao với 37% là dân số là các sắc dân thiểu số như người Miêu và Dao.
Quý Châu giáp với tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ở phía bắc, giáp với tỉnh Vân Nam ở phía Tây, giáp với Quảng Tây ở phía Nam và giáp với tỉnh Hồ Nam ở phía Đông. Về tổng thể, Quý Châu là một tỉnh đồi núi song về chi tiết, ở phía Đông tỉnh có địa hình địa hình núi non hơn trong khi ở các bộ phận ở phía Đông và phía Nam tương đối bằng phẳng. Phần phía Tây của tỉnh tạo thành một bộ phận của Cao nguyên Vân-Quý. Địa mạo toàn tỉnh có thể phân thành 4 loại hình cơ bản: cao nguyên, núi, gò đồi và bồn địa, trong đó 92,5% diện tích là núi và gò đồi.
Lịch sử của Quý Châu bắt đầu từ thời Xuân Thu. Như vậy có thể thấy đây là một vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hóa. Ở thời Chiến Quốc, Quý Châu thuộc Kiềm Trung quận. Đến thời nhà Đường, ở Quý Châu xuất hiện các chính quyền thổ ti địa phương có ảnh hưởng sâu rộng sau này. Cái tên Quý Châu bắt nguồn từ đời nhà Tống. Đến thời nhà Minh, Quý Châu chính thức trở thành tỉnh.
KHÍ HẬU VÀ THỜI ĐIỂM DU LỊCH THÍCH HỢP
Quý Châu có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình dao động khoảng từ 10 đến 20C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng 1 dao động từ 1 đến 10C còn nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 17 đến 28C. Lượng mưa bình quân là 1.200 mm.
Du khách nên đến Quý Châu và mùa xuân và mùa thu. Đặc biệt là trong khoảng cuối tháng 3 - 5 và tháng 9 - giữa tháng 10. Mùa xuân ở Quý Châu thi thoảng có mưa. Tuy vậy, vào những ngày xuân, các dân tộc thiểu số tổ chức rất nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc. Bên cạnh đó, mùa xuân là mùa hoa nở rộ. Du khách hãy đến thành phố Tất Tiết và ngắm nhìn Biển Hoa ở đây. Mùa thu, tiết rất dễ chịu cho một chuyến nghỉ dưỡng. Du khách có thể đến thăm các ngôi làng cổ xưa và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc.
NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN HẤP DẪN
Năm 2016, Quý Châu được tờ New York Times của Mỹ bình chọn trong top 52 địa điểm phải đến. Quý Châu sở hữu rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đến với nơi đây, du khách sẽ có một hành trình khám phá cực kỳ lý thú.
Thiên hộ Miêu trại
Chiếm đa số cư dân ở khu vực này là người Miêu và người Dao - những tộc người thiểu số ở phía Tây Trung Quốc. Vì vậy, ghé đến Quý Châu, du khách không thể bỏ qua Thiên hộ Miêu trại - làng của tộc người Miêu lớn ở Trung Quốc.
Hình ảnh đặc trưng của Thiên hộ Miêu trại là những căn nhà sàn gỗ trên sông đặc trưng của Tây Giang. Mặc dù tốc độ đô thị hóa đã chạm tới Quý Châu, nhưng người Miêu ở đây vẫn giữ gìn truyền thống lợp mái bằng ngói đen, kiểu ngói âm dương làm thủ công từ ống tre già cách đây nhiều thế kỷ.
Cùng với Thiên hộ Miêu trại, Miêu Vương Thành cũng là một làng cổ của tộc người Miêu (còn gọi là người Mèo, người H'Mông) ở khu vực phía Tây Nam Trung Quốc. Khi xưa, nơi đây từng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và quân sự của người Miêu, và vì thế, một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua ở Miêu Vương Thành chính là những kiến trúc quân sự của người Miêu tại đây.
Động Cửu Long
Động Cửu Long nằm cách thị trấn Đồng Nhân chỉ khoảng 17 km về phía Đông Nam. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có sáu con rồng ngự tại núi Lục Long phía sau lưng Cửu Long Động. Một ngày nọ, 6 con rồng vời thêm 3 con rồng khác đến tụ hội trong động. Quá thích thú trước vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, các con rồng quyết biến nơi đây thành của riêng mình. Chúng đánh nhau dữ dội bên trong hang, bất phân thắng bại. Cuối cùng, tất cả chín con rồng để quyết định sẽ cùng nhau chiếm giữ những khu vực riêng biệt trong hang. Và đó cũng là nguồn gốc của cái tên động Cửu Long.
Động Cửu Long có bề ngang khoảng 70 m, có nơi lên đến 100 m, với trần hang có nơi cao 30 m, cũng có nơi cao tới 70 m. Toàn bộ động Cửu Long có diện tích khoảng 7.000 m2, bao gồm 7 động nhỏ bên trong, nhưng hiện chỉ mở cửa 3 động cho du khách.
Căn phòng của người Miêu
Đây là tên gọi của một hang động khác ở Quý Châu. Hang động này có không gian lớn nhất thế giới. Tổng diện tích không gian của hang động này lên tới hơn 10.000.000 m2. Nó có thể chưa tới gần 750 máy bay phản lực. Đường vào hang động cũng là độc đạo. Du khách chỉ có thể đến hang động bằng cách băng qua một con suối ngầm dưới lòng đất. Hành trình khám phá hang động này sẽ cho du khách những trải nghiệm vô giá.
Phạm Tịnh Sơn (Fanjing)
Phạm Tịnh Sơn vừa được một tạp chí du lịch danh tiếng bình chọn là một trong những địa điểm du lịch nhất định phải đến trong năm 2019.
Đây là ngọn núi nổi tiếng linh thiêng nằm ở phía Đông Bắc của Quý Châu. Ngọn núi này có hệ động sinh thái đa dạng và phong phú. Ở đây có rất nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đến ngọn núi này, du khách sẽ bắt gặp loài khỉ vàng hiếm thấy. Thiên nhiên hoang dã, nguyên sơ dễ dàng chiếm trọn cảm tình của du khách. Phong cảnh ngoạn mục với ngọn núi hùng vĩ sừng sững. Cây cối tươi mát tạo nên một không gian xanh. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên, xóa tan mọi ưu phiền.
Đôi gò bồng đảo
Đây là tên gọi của 2 ngọn núi với hình dáng vô cùng đặc biệt. Từ xa nhìn lại, trông chúng tựa như đôi gò bồng đảo vậy. Vào những ngày lễ hội, người dân Quý Châu thường đến dưới chân núi để tạ ơn hai ngọn núi linh thiêng này. Tương truyền, hai ngọn núi này đã ban phước cho trẻ em sức khỏe, cuộc sống hạnh phúc và bình an.
Thác Hoàng Quả Thụ
Đây là thác nước vô cùng nổi tiếng nằm ở địa phận tỉnh Quý Châu. Tới đây, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh tượng đồi núi trùng điệp, những cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi trước khi chứng kiến cảnh ầm ầm thác đổ. Hoàng Quả Thụ được mệnh danh là một trong những thác nước hoàng tráng nhất Trung Quốc và cả thế giới.
Ruộng bậc thang Jiabang
Ruộng bậc thang Jiabang là phương thức canh tác phổ biến ở Quý Châu. Ruộng đẹp nhất vào mùa hè khi những cơn mưa biến những thửa ruộng thành vô số tấm gương dưới làn sương mờ ảo.
Thị trấn Thanh Âm
Thanh Âm (Qingyan) là một thị trấn cổ, thuộc huyện Hoa Khê, Thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Thị trấn này xưa kia dù rất gần thành phố Quý Châu, nhưng lại có mảng thực vật vô cùng phong phú bởi cây cối tự nhiên quanh vùng và những thung lũng tự nhiên đem lại.
Cũng giống như khí hậu toàn vùng và "ăn theo" đới nhiệt của thành phố Quế Dương (Guiyang), thị trấn Thanh Âm có khí hậu quanh năm mát mẻ. Nếu Quý Dương được ví là "máy điều hòa tự nhiên" tại khu vực miền Nam Trung Quốc (cùng với Kôn Minh), thì Thanh Âm cũng có khí hậu tương tự và là nơi tuyệt vời nhất để du khách trốn nóng mỗi khi hè về.
Về kiến trúc, nơi đây cũng là nơi cư trú của rất nhiều phú gia, hào trưởng trốn tránh triều đình nhà Minh và nhà Thanh trôi dạt về. Do đó, thị trấn là nơi quần tụ của nhiều anh kiệt, phú gia nên nơi đây hình thành các nhóm sắc tộc biệt lập mạnh nhất (có cả quân đội riêng) tại Trung Quốc hồi thế kỷ 19.
Núi tiên Phạm Tịnh ở Trung Quốc, nơi thần tích hiển linh Phạm Tịnh Sơn (Fanjing) là ngọn núi cao và hùng vĩ bậc nhất tại Quý Châu, sở hữu khung cảnh thần tiên thoát tục, không khí trong lành. Thành phố tọa lạc trên đỉnh núi, cao ngút như ở lưng chừng trời đất, được người ta yêu mến, ví von gọi là "thành phố bầu trời". Núi Phạm Tịnh trước đây được gọi...