Lăng Lenin mở cửa trở lại sau cuộc “đại phẫu”
Lăng Vladimir Ilyich Lenin trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Mátxcơva, nơi bảo quản vị lãnh tụ, đã mở cửa trở lại để đón du khách sau nhiều tháng đóng cửa để phục vụ công tác trùng tu quy mô lớn.
Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ.
Cục cảnh vệ liên bang Nga (FGS), cơ quan chịu trách nhiệm quản lý lăng Lenin, cho hay công trình đã chính thức được mở cửa trở lại kể từ ngày 15/5 sau quá trình sửa chữa phần móng và hệ thống chiếu sáng.
Lăng Lenin đã bị đóng cửa kể từ tháng 9/2012 khi các chuyên gia lo ngại về phần móng của công trình. Công trình tưởng niệm đã không trải qua đợt trùng tu lớn nào trong hơn 80 năm qua.
“Toàn bộ công tác tôn tạo đã hoàn tất vào cuối tháng 4 nhưng việc mở cửa trở lại bị hoãn cho tới sau cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ hôm 9/5″, phát ngôn viên FGS Sergei Devyatov cho hay.
Theo ông Devyato, phần móng của lăng Lenin đã được gia cố. “Dự án trùng tu cũng bao gồm việc lắp đặt mái chống nước trên tầng cao nhất của lăng và sửa chữa hệ thống chiếu sáng ban đầu”, ông cho biết thêm.
Trong quá trình trùng tu, thi hài của Lenin vẫn được bảo quản trong quan tài kính bên trong lăng, trong khi toàn bộ công trình được phủ một mái vòm khí khổng lồ nhằm đề phòng có thể bị hư hại thêm.
Lăng Lenin được xây dựng vào năm 1924 sau khi ông qua đời ở tuổi 53. Thi hài Lenin sau đó được ướp và bảo vệ trong lăng suốt gần 90 năm qua. Công trình ngày nay là một trong những địa điểm thu hút du khách hàng đầu ở Mátxcơva.
Theo Dantri
Điểm mặt những vũ khí "khủng" của Nga trong cuộc diễu binh 9/5
Từ những chiếc xe tăng và chiến đấu cơ đã làm nên thương hiệu cho đến những hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất, không có đối thủ, cuộc diễu binh ngày Chiến thắng Phát xít 9/5 trở thành cuộc trình diễn quân sự giữa trung tâm thủ đô Mátxcơva.
Diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít luôn là sự kiện đầy vinh dự đối với các quân đoàn Nga vì vậy những công nghệ quân sự do các cơ quan của Nga thiết kế được chọn cho cuộc diễu binh phải luôn tốt nhất.
Video đang HOT
Hơn 11.000 quân nhân từ khắp các lực lượng vũ trang Nga đã diễu qua quảng trường Đỏ của Mátxcơva nhằm kỷ niệm 68 năm chiến thắng Phát xít, kết thúc Thế chiến II.
Bích kích pháo MSTA-S
"Xe tăng bay" T-90A hiện đại nhất của Nga chiếm một vị trí vững chắc trong cuộc diễu binh. Không chỉ ấn tượng bởi nó mang tinh thần của chiếc T-80 thời Liên Xô cũ, mà T-90A là cỗ máy hạng nặng được trang bị tối tân nhất nhằm hỗ trợ cho quân bộ binh. Các lớp bảo vệ của T-90 gồm lớp bọc thép chống bom mới được nâng cấp và hệ thống làm nhiễu tên lửa chống tăng. Đặc tính linh hoạt, hỏa lực mạnh và bảo trì dễ đã khiến đây là loại xe tăng bán chạy nhất thế giới.
Trong số các vũ khí được phô trương không thể thiếu những chiếc BTR của Nga, hay xe chở quân bọc thép lưỡng cư 8x8. Cỗ máy biểu tượng này được triển khai trong nhiều hoạt động trên bộ, không chỉ là xe chở quân mà còn là xe chiến đấu khi cần. Loại BTR-82A là mẫu sản xuất mới nhất, với khả năng nhìn trong bóng đêm hiện đại cùng hệ thống định vị GLONASS, cũng như động cơ được nâng cấp. Khoảng 30 nước trên thế giới hiện sử dụng BTR-80.
BTR-82A
Tuy nhiên, có một số công nghệ Bộ Quốc phòng Nga không muốn xuất khẩu mặc dù các nước khác rất quan tâm. Hệ thống vũ khí phòng không thế hệ mới S-400 "Triumph" (NATO gọi là SA-21 Growler) là một trong số đó. S-400 sử dụng 3 tên lửa khác nhau, có khả năng khác nhau, có thể phá hủy mục tiêu trên không cách đó tới 400km. Hệ thống tên lửa đa năng tuyệt vời này là thành tố chính của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nga.
Máy phóng tên lửa phòng không S-400
Buk-M2 (SA-6 Gainful) là thiết kế gần đây nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa mang thương hiệu Nga. Buk-M2 là hệ thống di động ấn tượng và dễ triển khai. Chỉ mất 5 phút để thiết lập Buk-M2. Nó có thể đánh bại hầu hết các mục tiêu tầm trung, như tên lửa, trực thăng, máy bay chiến lược hoặc chiến thuật. Hệ thống tên lửa này có thể hoạt động trong môi trường giao tranh ác liệt và điện từ cao.
Hệ thống tên lửa Buk-2M
Công nghệ phòng không mới nhất được thấy trong hệ thống vũ khí Pantsir-S1 (SA-22 Greyhound), dùng radar pha kế để phát hiện và lần theo mục tiêu. Nó được cho là có thể bảo vệ được các mục tiêu dân và quân sự khỏi tất cả mọi đe dọa trên không hiện thời cũng như trong tương lai gần.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M và máy phóng tên lửa chiến thuật Iskander-M, được phương Tây và NATO gọi là SS-27 Sickle B và SS-26 Stone, cũng xuất hiện trong cuộc diễu binh. Topol-M "miễn dịch" đối với mọi hệ thống phòng thủ hiện nay.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa di động Topol-M
Iskander-M
Cuộc trình diễn ngoạn mục trên không gồm 68 máy bay của các đội trình diễn trong Lực lượng không quân Nga.
Topol-M.
Trực thăng xuất hiện trước trên bầu trời thủ đô nước Nga, với các cỗ máy vừa chiến đấu vừa vận tại của gia đình Mil. Mi-8 và Mi-26 là trực thăng chở hàng "kỳ cựu", được sử dụng trong các sứ mệnh quân sự và nhân đạo ở nhiều nước khắp các lục địa. Tiếp theo phi đội này là phi đội Mi-28 ("Havoc"), trực thăng tấn công mọi thời tiết, hiện đại, có thể thực hiện sứ mệnh chiến đấu khi bay ở tốc độ cao và tầm rất thấp.
MI-28.
Trực thăng tấn công "Alligators," hay Ka-52 ("Hokum B") là đối thủ lâu năm của Mil. Loại máy bay này đã trở thành máy bay yêu thích trong các cuộc trình diễn trên thế giới, bởi tính linh hoạt của nó. Tại Nga, Ka-52 và "tiền nhiệm" Ka-50 "Black Shark" được chọn là trực thăng hỗ trợ cho các lực lượng đặc nhiệm, trong khi Mi-28 trở thành "tay súng" chủ lực.
KA-52.
Những chiếc máy bay chở hàng khổng lồ, trong đó có máy bay chở hàng chiến lược lớn nhất thế giới An-124 Ruslan ("Condor") bay trên Quảng trường Đỏ. Máy bay cảnh báo và điều khiển A-50 ("Mainstay") dựa trên chiếc máy bay vận tải nổi tiếng thời Liên Xô Ilyushin Il-76 nằm trong số chúng.
Chiến đấu cơ đa năng MiG-29 ("Fulcrum"), ban đầu được thiết nhằm giành thế "thượng phong" trên không, nhưng sau lại có khả năng thực hiện hàng loạt sứ mệnh tác chiến khác nhau và dễ sử dụng. Chúng được hộ tống bởi các máy bay ném bom-chiến đấu, máy bay đánh chặn MiG và gia đình Sukhoy như Sukhoi Su-34 ("Fullback").
Sukhoi SU-27 và MiG-29
Ngoài máy bay ném bom chiến lược, còn có màn tiếp liệu trên không cho máy bay ném bom hạng nặng Tu-160 "Thiên nga trắng" của máy bay tiếp liệu Il-78.
Ngay trước khi màn diễu binh kết thúc là sự xuất hiện của chiến đấu cơ nổi tiếng Su-27 ("Flanker") và MiG-29. Tiếp sau đó là màn trình diễn đồng đội của Knights ("Russkiye Vityazi") và Swifts ("Strizhi").
6 chiếc chiến đấu cơ Su-25 đã ngoạn mục khép lại cuộc diễu binh, vẽ cờ Nga bằng những dải khói màu.
Sukhoi Su-25.
Theo Dantri
Nhớ đến chiến tranh để biết giữ hòa bình Ngày 9-5, trên Quảng trường Đỏ tại Matxcơva nước Nga đã tổ chức lễ diễu binh hùng tráng kỷ niệm 68 năm Ngày chiến thắng phát xít, kết thúc Thế chiến thứ hai trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, với những đau thương mất mát to lớn và tinh thần chiến đấu quả cảm vô song của nhân dân Xô Viết...