Lăng Khải Định – Ứng Lăng Huế: Kiệt tác từ cuộc chơi “ngông” của vua Khải Định những năm 1920
Ứng Lăng còn được biết đến với cái tên Lăng Khải Định. Đây là công trình kiến trúc có nét pha giữa văn hóa phương Tây với nét truyền thống của văn hóa Việt.
Được đánh giá là công trình có phần xa hoa bậc nhất, cùng khám phá!
Lăng Khải Định, công trình kiến trúc lăng tẩm đỉnh cao nhất tại thời Nguyễn
Lịch sử hình thành
Kể từ khi lên ngôi, vua Khải Định đã cho xây dựng nhiều khu cung điện, dinh thự, lăng tẩm như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, đặc biệt phải kể đến Ứng Lăng. Đây là nơi an nghỉ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn tọa lạc tại núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế.
Công trình lăng tẩm này được khởi công từ ngày 4 tháng 9 năm 1920 và phải mất hơn 11 năm công trình này mới hoàn thành. Để có chi phí xây dựng, ông đã tăng thuế điền 30% trên cả nức và lấy số tiền đó để làm lăng. Điều này đã bị nhân dân cũng như lịch sử lên án gay gắt.
Hình ảnh Ứng Lăng trong những tư liệu cổ
Mặc dù có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tẩm tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhất. Chính bởi vậy mà độ hoành tránh, xa hoa cũng vào dạng bậc nhất trong các lăng tẩm triều Nguyễn.
Kiến trúc độc đáo của công trình Ứng Lăng Huế
Kiến trúc của công trình này là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Tây – Đông, một phần cũng phản ánh sở thích xa hoa của vua Khải Định lúc sinh thời.
Lăng được xây dựng bằng các nguyên vật liệu tân thời như: sắt, thép, xi măng, gạch, ngói,… được nhập khẩu từ Pháp.
Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những bức phù điêu “Cửu Long Ẩn Vân” bằng sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Đây cũng là nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc biệt bậc nhất tính đến ngày hôm nay vẫn còn giá trị nghệ thuật. Trong cung có 2 bức tưởng đồng là bức tượng bên ngoài và bức tượng trên áng thờ được đúc tạc với tỉ kệ 1 : 1 dát vàng.
Những thông tin cần biết:
Lăng Khải Định cách trung kinh thành Huế bao xa? Di chuyển bằng cách nào?
Nằm cách trung tâm Kinh thành Huế chừng 10km về phía Tây Nam, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Lăng Khải Định bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus.
Video đang HOT
Nếu đi cùng hội nhóm lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô bạn cứ chạy thằng theo quốc lộ 49 sẽ thấy biển chỉ dẫn vào lăng. Nếu bạn muốn di chuyển bằng xe bus thì đứng chờ ở phía chợ Đông Ba – chợ Tuần, sẽ có trạm dừng đến Lăng Khải Định.
Giá vé tham quan Lăng Khải Định năm 2021
Vé người lớn: 150.000 VNĐ/ lượt
Vé trẻ em: 50.000 VNĐ/ lượt
Nên tham quan Lăng Khải Định vào khoảng thời gian nào?
Du lịch Huế mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, vào khoảng cuối tháng 12 đến tầm tháng 4 dương lịch hằng năm là khoảng thời gian đẹp nhất để đến tham quan Huế cũng như Lăng Khải Định. Lúc này thời tiết rất dễ chịu, thích hợp để di chuyển tham quan ngoài trời.
Đặc biệt, vào những dịp lễ, tết, Lăng Khải Định mở cửa miễn phí đón du khách tham quan nên nếu muốn không mất tiền thì bạn hãy thường xuyên cập nhật tin tức nhé.
Những địa điểm nhất định phải check-in nếu có cơ hội ghé Lăng Khải Định?
Khám phá độ hoành tráng của cổng Tam Quan
Để đến được cổng Tam Quan, bạn cần phải vượt qua 37 bậc thang đầu tiên. Nơi đây gồm 2 công trình chính là Tả Tòng Tư và Hữu Tòng Tự.
Ngay từ cổng cũng đã thấy sự hoành tráng của công trình này. Dù đã được xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ XX nhưng mọi thứ trong công trình này còn vẫn rất nguyên vẹn.
Nghi Môn và sân Bái Đính trong Lăng Khải Định
Nghi Môn và sân Bái Đính nằm trong tầng thứ 2 của Lăng Khải Định, từ cổng Tam Quan đi thêm 29 bậc thang nữa là sẽ tới.
Nổi bật ở đây là hàng tượng quan văn, quan võ được tạc 1 : 1 như người thật khiến ai cũng bất ngờ khi tận mắt chứng kiến.
Độc đáo kiến trúc của cung Thiên Định trên vị trí cao nhất
Vị trí cung Thiên Định nằm ở tầng cao nhất cũng như có kiến trúc hoành tráng bậc nhất tại Lăng Khải Định.
Nơi đây được lót nền bằng đá cẩm thạch rất tinh xảo. Những bức phù điêu được trang trí bền trong nội thất được nhập khẩu càng toát lên vẻ đẹp sang trọng bắt mắt cho không gian lăng tẩm.
Điện Khải Thành nơi đặt án thờ vua Khải Định
Điện Khải Thành được đúc bằng bê tông sơn màu đồng rất bắt mắt. Bên trên có bức hoành phi có khắc chữ Khải Thành Điện sắc sảo, bên dưới điện có đặt thi hài của vua Khải Định.
Lăng Khải Định đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với các quần thể di tích khác tại Cố đô Huế. Đây đích thực là tuyệt tác kiến trúc lăng tẩm độc đáo có 1 0 2 tại Việt Nam mà nếu có cơ hội ghé thăm Huế bạn nhất định không thể bỏ lỡ.
Bốn công trình tuyệt mỹ của vua Khải Định giờ ra sao?
Trong giai đoạn ngồi trên ngai vàng, vua Khải Định (1885-1925) đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo ở Huế.
Qua thăng trầm lịch sử, các công trình này có số phận trái ngược nhau.
1. Nằm trên triền núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, thành phố Huế, lăng Khải Định còn được gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định. Công trình này còn khá nguyên vẹn, là một trong những địa điểm hút khách nhất của Di sản thế giới quần thể di tích Cố đô Huế.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Các công trình từ dưới lên gồm cổng chào, sân chầu Bái Đình, Bi Đình và cung Thiên Định. Khu lăng mang kiến trúc pha trộn từ nhiều phong cách khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman...
Cung Thiên Định là công trình kiến trúc chính, nằm ở vị trí cao nhất của lăng Khải Định. Đây là một tòa nhà được xây dựng công phu và tinh xảo bằng các vật liệu hiện đại, gồm 3 gian chính và 2 gian chái.
Phần phía trước cung Thiên Định là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định. Sau điện Khải Thành là chính tẩm, nơi đặt mộ vua. Ngôi mộ được trang hoàng lộng lẫy bằng nhiều loại đá quý, trên mộ có pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920.
2. Tọa lạc bên bờ sông An Cựu, địa chỉ số 97 đường Phan Đình Phùng, TP Huế, cung An Định là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua. Từ ngày 28/2/1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này).
Khi xưa, cung có khoảng 10 công trình, từ trước ra sau là bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... Do những biến động của thời cuộc, nhà hát Cửu Tư Đài và khu chuồng thú không còn nữa.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, cung An Định đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây. Các công trình kiến trúc ở đây mang kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt với các đề tài châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo.
Đặc biệt, cung An Định còn lưu giữ được bộ 6 bức tranh được vẽ trực tiếp lên tường mô tả các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định. Đây là những tác phẩm độc đáo của giai đoạn chuyển tiếp mỹ thuật Việt truyền thống với mỹ thuật mới đầu thế kỷ 20.
3. Tọa lạc tại phía đông bắc Tử Cấm Thành trong Hoàng thành Huế, Thái Bình Lâu là một công trình kiến trúc đặc sắc, mang đậm dấu ấn của vua Khải Định. Công trình có từ thời Vua Đồng Khánh, từ năm 1919 - 1921 được vua Khải Định cho tôn tạo làm nơi nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh.
Về tổng thể, Thái Bình Lâu là một công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo gồm hai tòa nhà Tiền doanh và Hậu doanh nối kết với nhau. Tiền doanh là một tòa nhà hai tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men hoàng lưu ly. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt tráng men.
Không chỉ đặc sắc về kết cấu kiến trúc, Thái Bình Lâu còn được coi là một kiệt tác của nghệ thuật khảm sành sứ. Hầu hết các mô típ trang trí ở đây đều là những tác phẩm hết sức có giá trị của nền mỹ thuật Việt Nam.
Thái Bình Lâu từng bị bỏ hoang trong nhiều thập niên và xuống cấp trầm trọng do tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt của miền Trung. Từ năm 2010-2015, công trình đã được trùng tu lớn và trở về với vẻ lộng lẫy vốn có của mình.
4. Trái với ba công trình đã đề cập ở trên, điện Kiến Trung có một số phận khá hẩm hiu. Đây là một cung điện bề thế trong Hoàng thành, được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923, cùng thời gian với việc xây lăng, để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.
Khi còn nguyên vẹn, điện Kiến Trung là một tòa nhà hai tầng mang phong cách Âu châu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Italia pha trộn kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu.
Đáng tiếc rằng cung điện tráng lệ này đã bị phá hủy trong chiến sự tháng 12/1946, ngày nay chỉ còn sót lại nền điện, các bậc cấp, hàng lan can cùng hai tòa nhà bát giác ở phía trước.
Trong tương lai không xa, điện Kiến Trung có thể sẽ được phục hồi nguyên trạng dựa trên những tư liệu lịch sử về tòa cung điện đặc biệt này.
Chơi gì ở Huế trong 4 ngày 3 đêm? Du lịch Huế (Thừa Thiên Huế) đang ngày một đổi mới với nhiều trải nghiệm thú vị. Huế đang vào thời điểm rất đẹp để đi du lịch. Thời tiết không quá nóng, giá vé máy bay và nhiều dịch vụ khác đều rẻ. Những điểm du lịch tương đối vắng khách nên bạn có thể thoải mái trải nghiệm Huế theo cách...