Làng Homestay của người Dao trên Cao nguyên đá Đồng Văn
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm (xã Quản Bạ, Quản Bạ, Hà Giang) tuy chỉ có 52 hộ dân (100 % là người Dao) nhưng có tới 25 hộ làm du lịch theo mô hình Homestay.
Những năm qua, việc đưa hình thức kinh doanh mới này vào phát triển kinh tế đã góp phần không nhỏ khiến đời sống của đồng bào nơi đây khởi sắc.
Với vị trí là cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn – Công viên địa chất toàn cầu, cách trung tâm huyện Quản Bạ khoảng 8km, cộng với đặc điểm khí hậu mát mẻ của vùng núi cao trên 1.000m và đặc điểm văn hóa đặc trưng của đồng bào thiểu số, thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ, Quản Bạ, Hà Giang) có lợi thế trong việc phát triển du lịch cộng đồng.
Nhằm phát huy lợi thế này, chính quyền địa phương đã lựa chọn phương án xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Sau nhiều năm triển khai, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm đã cơ bản được hoàn thành với điện, đường, nhà văn hóa, bảo tàng, địa điểm lưu trú cho khách du lịch.
Thôn Nặm Đăm chỉ có 52 hộ gia đình dân tộc Dao, nhưng có tới 25 nóc nhà kinh doanh mô hình dịch vụ lưu trú homestay.
Trong đó có 9 hộ làm dịch vụ homestay đủ tiêu chuẩn đón khách, 50 hộ có nhà trình tường (nhà làm bằng đất) theo kiểu kiến trúc truyền thống.
Với chi phí đầu tư khoảng 200 triệu đồng, mỗi hộ dân sẽ xây được một căn nhà với 6 giường, 1 bếp ăn, một phòng khách… để phục vụ khách du lịch có nhu cầu lưu trú, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, trung bình từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Những ngôi nhà trình tường làm bằng đất đỏ, được tu sửa kiên cố, trong nhà ngoài ngõ sạch sẽ, các thiết bị đồ đùng được trang bị đầy đủ, công trình phụ hiện đại… không chỉ giữ được không gian văn hóa bản địa mà còn đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của khách du lịch.
Video đang HOT
Đến với Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm, du khách được trải nghiệm một không gian văn hóa đặc trưng về kiến trúc (nhà trình tường), về nghệ thuật với những làn điệu dân ca (hát đối, hát giao duyên, hát đám cưới…), các lễ hội (lễ cấp sắc, lễ cúng cơm mới, lễ hội cầu mùa…) của dân tộc Dao.
Bàn thờ trong một nếp nhà người Dao
Áo tơi được làm bằng đuôi ngựa, một loại áo khoác để tránh mưa nắng, đặc biệt trong thời tiết rét buốt của đồng bào người Dao nơi núi cao.
Trang phục của phụ nữ Dao nổi bật với những hoa văn tự thêu tay, kèm theo đó là những trang sức bằng bạc (hoa tai, vòng cổ, vòng tay) và khăn quấn đầu với màu sắc rực rỡ.
Người phụ nữ Dao mặc trang phục truyền thống trên đường đi làm về
Tháng 1/2017, tại diễn đàn Du lịch Đông Nam Á – ATF 2017 tổ chức tại Singapore, đã chứng nhận danh hiệu “Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê đạt tiêu chuẩn ASEAN” cho 5 hộ dân của Việt Nam, trong đó có Dao Homestay tại thôn Nặm Đăm.
Với việc được quốc tế công nhận, lượng khách cả trong nước và nước ngoài đến đây thăm quan, lưu trú ngày càng tăng – từ 320 lượt khách năm 2012, đến 3.000 lượt khách năm 2016, lên 4.441 lượt khách năm 2017.
Từ thực tế đó, thấy hình thức kinh doanh này có hiệu quả, ngày càng có nhiều hộ dân đầu tư để cải tạo, tu sửa và xây dựng nhà để làm homestay.
Bên cạnh đó, vẫn còn những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện xây dựng nhà để kinh doanh homestay.
“Nhà em nghèo nên không đủ tiền làm homestay chị ạ”, người phụ nữ Dao trong hình chia sẻ với một khách du lịch.
Nhằm dựa vào thế mạnh vùng đất này để nâng cao đời sống – thu nhập của đồng bào nơi đây, UBND huyện Quản Bạ đã ban hành Đề án xây dựng Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm đạt tiêu chuẩn “Du lịch dựa vào cộng đồng ASEAN” giai đoạn 2018 – 2020.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, thôn Nặm Đăm sẽ đạt tiêu chuẩn “Du lịch dựa vào cộng đồng ASEAN” với tất cả các hộ tham gia làm dịch vụ, du lịch và được hưởng quyền lợi từ du lịch.
Lễ hội hoa tam giác mạch "Sắc hoa cao nguyên đá"
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VI năm 2020 tại Hà Giang được tổ chức với chủ đề 'Sắc hoa cao nguyên đá'. Lễ hội là dịp tôn vinh những giá trị đặc sắc về con người, mảnh đất, văn hóa truyền thống tỉnh Hà Giang.
Nhiều năm trở lại đây, hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành một thương hiệu du lịch của tỉnh Hà Giang. Không chỉ là loài hoa dùng làm lương thực lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số, tam giác mạch còn mang lại vẻ đẹp thơ mộng, tạo nên nét độc đáo nơi vùng cao núi đá. Tháng 11, du khách muôn nơi lại tìm về với Cao nguyên đá Đồng Văn để ngắm nhìn và tham gia Lễ hội hoa tam giác mạch.
Lễ hội hoa tam giác mạch "Sắc hoa cao nguyên đá"
Đến Cao nguyên đá Đồng Văn trong những ngày này, du khách không khỏi ngỡ ngàng, thích thú bởi sắc những sắc màu rực rỡ của cánh đồng hoa tam giác mạch mênh mông nở rộ. Hàng triệu triệu bông hoa tam giác mạch nhỏ li ti mong manh khiêm nhường với màu trắng, màu hồng hoặc tím hiện lên ngút tầm mắt. Màu xanh của lá, hòa quyện với sắc tím hồng phớt nhẹ của hoa tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp, khiến du khách cảm giác như lạc vào xứ sở thần tiên, nơi ấy chỉ đầy hương hoa và sắc màu... Tam giác mạch là loài hoa bền bỉ, chịu rét và thiếu nước giỏi nên dễ dàng mọc ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Hoa đẹp nhất khi độ sắp tàn, chuyển màu từ trắng sang phớt hồng rồi đỏ thẫm.
Năm 2020 đánh dấu cột mốc 10 năm Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu
Rất đông du khách đến tham gia lễ hội và chiêm ngưỡng hoa tam giác mạch
Sắc màu rực rỡ của những cánh đồng hoa tam giác mạch
Hoa được trồng trên những triền đồi núi
Đến nay, Lễ hội hoa tam giác mạch đã trải qua 5 mùa với nhiều ấn tượng để lại trong lòng du khách. Nối tiếp truyền thống đó, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VI năm 2020 được tổ chức với chủ đề "Sắc hoa cao nguyên đá". Đặc biệt hơn nữa, năm 2020 còn đánh dấu cột mốc 10 năm Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Chính vì vậy, lễ hội lần này không chỉ tôn vinh giá trị di sản và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc sống tại miền núi đá, góp phần khẳng định thương hiệu du lịch của tỉnh Hà Giang gắn liền với loài hoa tam giác mạch, mà còn giới thiệu tới các đại biểu và du khách những giá trị văn hóa đặc sắc, di sản địa chất độc đáo gắn với Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.
Tam giác mạch - một loài hoa nhỏ li ti mỏng manh
Thiếu nữ dân tộc Mông bên hoa tam giác mạch
Du khách lưu giữ những khoảng khắc đẹp bên hoa tam giác mạch
Lễ hội hoa tam giác mạch là dịp để địa phương giới thiệu những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh văn hóa, du lịch của địa phương. Đây cũng là cơ hội để đồng bào các dân tộc trình diễn, giới thiệu các hoạt động văn hóa dân gian, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn, tạo dấu ấn tốt đẹp và sức hấp dẫn đối với nhân dân và du khách...
Hoạt động văn hóa tại cánh đồng hoa tam giác mạch
Khung cảnh tuyệt đẹp cánh đồng hoa tam giác mạch
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Lễ hội có nhiều hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn như: Liên hoan ẩm thực, triển lãm ảnh đẹp, giới thiệu sản phẩm đặc trưng 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2020; Trao giải cuộc thi ảnh đẹp du lịch Hà Giang năm 2020; Hội thi làm bánh tam giác mạch; Trình diễn và trải nghiệm các công đoạn dệt lanh và giới thiệu về trang phục truyền thống; Trình diễn kỹ thuật chế tác khèn Mông; Trưng bày giới thiệu sản phẩm địa phương...
Công viên địa chất Đắk Nông trở thành Công viên địa chất toàn cầu Công viên địa chất Đắk Nông là thành viên mới nhất của hệ thống công viên địa chất toàn cầu; đồng thời là công viên địa chất thứ 3 được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu này. Hồ Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông, thắng cảnh được...