Làng hoa Sa Đéc, Cái Mơn giảm 50% sản lượng hoa Tết
Nông dân làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) và Cái Mơn ( Bến Tre) đang xuống giống hoa Tết, sản lượng giảm gần 50% vì lo ngại ảnh hưởng dịch ít người mua.
Tại Sa Đéc, bà Trần Thị Thu Thuỷ chỉ trồng 9.000 giỏ cúc mâm xôi giảm 20% so với các năm. Gắn bó hơn 5 năm với nghề trồng hoa Tết, có năm trúng lớn, có năm lỗ đậm do cúc nở không ngay tết, nhưng chưa năm nào bà Thuỷ xuống giống mà phập phồng như hiện tại.
“Trồng vậy thôi chứ Tết bán được mới hay. Nếu dịch không lắng coi như mất trắng, nghề truyền thống ráng đeo”, bà Thuỷ phân trần. Dịp rằm tháng 7 vừa qua, bà trồng một ít hoa cúc để bán cho người dân chưng nhưng ngay lúc Covid-19 bùng phát, thương lái không mua. Bà phải đổ bỏ toàn bộ, mất hơn 30 triệu đồng tiền vốn.
“Dịch được khống chế, chắc hoa Tết dễ bán hơn. Nếu có lời chút đỉnh tôi bán liền chứ không neo giá. Dịch này nhiều người cũng khó khăn, bán vừa giá để bà con có hoa chơi Tết”, bà Thuỷ chia sẻ. Vật tư đầu vào trồng hoa nằm nay đã tăng hơn các năm 10-15%, các cửa hàng không cho thiếu như trước.
Nông dân làng hoa Sa Đéc xuống giống hoa phục vụ tết Nguyên đán 2022. Ảnh: Ngọc Tài
Gần đó ông Nguyễn Văn Tiếp, Chủ nhiệm Hội quán Tôi yêu màu tím, cho biết 20 thành viên hội quán xuống giống khoảng 50.000 giỏ hoa tết chỉ bằng 25% so với các năm chưa có dịch. Chủng loại cũng có sự thay đổi, dành 40% cho các loại hoa kiểng công trình, 20% các loại ra hoa quanh năm, còn lại là các loại hoa truyền thống như cúc mâm xôi, cúc tiger, hạnh, vạn thọ,…
“Dịch khiến nhiều gia đình khó khăn nên việc chơi hoa sẽ được họ cân nhắc kỹ. Anh em trong hội quán đã bàn bạc với nhau, phải trồng hoa theo nhu cầu thị trường, giá cả vừa phải. Bán được hoa mới có thể duy trì sản xuất”, ông Tiếp nói.
Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế TP Sa Đéc, cho biết vụ hoa Tết năm 2022, nông dân làng hoa xuống giống diện tích khoảng 70 ha, giảm 40 ha so với các năm trước. Thành phố khuyến khích người trồng hoa chuyển đổi sản xuất, tránh tập trung trồng các loại hoa tết truyền thống; ưu tiên các loại hoa kiểng công trình, cây trang trí nội thất, hoa phục vụ du lịch có thể sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, thành phố đang thống kê từng chủng loại hoa kiểng, sản lượng gửi về Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để có chương trình kết nối, tiêu thụ giúp nông dân có đầu ra. Thị trường hoa kiểng bắt đầu khôi phục khoảng 30% so với trước khi các tỉnh, thành phố cơ bản kiểm soát được dịch.
Video đang HOT
“Để khôi phục sản xuất, thành phố tạo nhiều điều kiện để thương lái có giấy đi đường, nông dân trồng hoa thuận lợi đi lại, chăm sóc hoa kiểng. Việc vận chuyển sẽ có xe luồng xanh đưa hoa đi các tỉnh”, bà Ngọc nói. Hiện, TP Sa Đéc áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Cúc mâm xôi – chủng loại hoa truyền thống ưa chuộng dịp tết được nông dân làng hoa Cái Mơn chăm sóc. Ảnh: Hoàng Nam
Tại làng hoa Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre), những ngày này, mảnh vườn 2.000 m2 của anh Trần Văn Tuấn (xã Phú Sơn) đang chuẩn bị xuống giống vụ hoa cúc Hà Lan bán Tết. Những năm trước, mảnh vườn này anh Tuấn trồng khoảng 4.000 chậu cúc, mỗi vụ bán Tết lãi khoảng 100 triệu đồng.
“Năm ngoái do dịch bệnh nên tôi giảm số lượng chậu xuống còn 2.000 nhưng vụ hoa không có lãi nhiều, năm nay tôi xuống giống 1.500 chậu, hy vọng tình hình khả quan hơn”, anh Tuấn nói.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách thông tin, ngành nông nghiệp huyện đã khuyến cáo nhà vườn chủ động giảm sản lượng các loại hoa phục vụ Tết Nhâm Dần so với mọi năm. “Bình quân mỗi năm huyện cung ứng khoảng 5 triệu sản phẩm hoa Tết. Năm nay chúng tôi khuyến cáo người dân giảm bớt 50%”, ông Liêm nói.
Theo ông Liêm, diễn biến dịch có thể còn phức tạp, người dân sẽ khó tập trung đông để mua bán như mọi khi. Đợt giãn cách kéo dài cũng ảnh hưởng túi tiền của khách hàng, tiêu thụ hoa Tết vì thế chắc chắn sẽ giảm.
Làng hoa Sa Đéc và Cái Mơn là hai “thủ phủ” hoa, cây giống lớn nhất miền Tây. Cả hai nơi nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh, nghệ thuật tạo hình tứ linh, 12 con giáp bằng cây xanh, si, tắc. Hàng năm, hai địa phương phục vụ hàng triệu sản phẩm hoa cho các thị trường ở Đồng bằng sông Cửu Long, TP HCM, các tỉnh miền Trung và Campuchia.
Người dân Tây Ninh, TP Sa Đéc được yêu cầu 'ở yên trong nhà'
Tây Ninh yêu cầu người dân "ở yên trong nhà" 36 tiếng để xét nghiệm diện rộng, sàng lọc Covid-19. Đồng Tháp áp dụng biện áp tương tự 10 ngày với TP Sa Đéc.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tây Ninh cho biết, từ ngày 15 đến 20/8, tỉnh sẽ triển khai xét nghiệm từng hộ gia đình, khu nhà trọ, các ấp, khu phố; công nhân trong và ngoài khu công nghiệp để tách F0 ra khỏi cộng đồng, khoanh vùng cắt đứt nguồn lây, bảo vệ và mở rộng "vùng xanh". Số lượng mẫu ước tính tổ chức lấy là gần 400.000 mẫu (trong đó khu công nghiệp là gần 34.000 mẫu).
Theo nguyên tắc lấy mẫu, những khu vực có nguy cơ rất cao (vùng đỏ) và nguy cơ cao (vùng cam) sẽ test nhanh kháng nguyên, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm PCR (mẫu gộp 10 người). Đối với các khu vực nguy cơ (vùng vàng) và khu vực bình thường (vùng xanh) chỉ lấy mẫu xét nghiệm PCR (mẫu gộp 10 người).
Tại từng khu vực do chính quyền thông báo tiến hành xét nghiệm, người dân tuyệt đối không được ra khỏi nhà trong 36 tiếng, trừ trường hợp cấp cứu, hỏa hoạn... Các trường hợp cấp thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men.., người dân cần báo đến chính quyền để được hỗ trợ. Các hoạt động kinh doanh thiết yếu, chợ truyền thống (trừ siêu thị, bách hóa xanh) tạm dừng hoạt động...
Đến nay tỉnh ghi nhận 4.003 ca nhiễm, số ca dự báo sẽ tăng thời gian tới.
Đồng Tháp , bắt đầu từ 0h ngày 16/8, hơn 110.000 dân TP Sa Đéc được yêu cầu "ở yên trong nhà" để các lực lượng chức năng tập trung dập dịch trong 10 ngày.
Ông Phan Văn Thắng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết quyết định đưa ra trong bối cảnh diễn biến dịch ở Sa Đéc rất phức tạp, là khu vực nguy cơ rất cao, ổ dịch lớn nhất tỉnh với hơn 1.700 ca mắc, mỗi ngày đều phát hiện khoảng 100 ca. "Đặt mục tiêu cố gắng đến 25/8, TP Sa Đéc sẽ hoạt động trở lại như trạng thái bình thường mới", ông Thắng nói.
Làng hoa Sa Đéc với 687 ha trồng hoa kiểng, một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất ở miền Tây, vắng vẻ trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: Ngọc Tài
Người dân ở yên trong nhà và được lực lượng hỗ trợ cung ứng các mặt hàng thiết yếu. Tiểu thương các chợ được tổ chức sắp xếp tại một khu vực cụ thể để lực lượng chức năng đến mua hàng hóa thiết yếu giúp người dân.
"Mọi người dân có ý thức tự phòng vệ cho bản thân, ở nhà lo cho sức khoẻ, cố gắng phối hợp cùng thành phố. Tôi yêu cầu thiết lập hệ thống Zalo của người dân toàn thành phố, mỗi nhóm phải có cán bộ công chức trực tiếp nắm bắt khó khăn của người dân để hỗ trợ kịp thời", ông Thắng cho biết.
Song song đó, nhóm tầm soát, điều trị Covid-19 sẽ thực hiện tổng lực xét nghiệm, truy vết toàn thành phố để tách F0 ra khỏi cộng đồng.
TP Sa Đéc ghi nhận ca nhiễm đầu tiên hôm 24/6 ở ổ dịch Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc. Toàn thành phố giãn cách xã hội từ 1/7. Hiện nay dịch đã lan rộng ở tất cả 9 phường, xã của thành phố rộng khoảng 6.0000 ha.
Đến ngày 15/8, Đồng Tháp đã phát hiện 4.739 ca nhiễm, trong đó 2.541 ca khỏi bệnh và 98 ca tử vong. Tỉnh quyết định giãn cách xã hội thêm 10 ngày, đến 25/8.
Tương tự, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, hôm nay các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 5 đến 10 ngày, bắt đầu từ ngày 16/8. Hôm qua, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thay vì kết thúc ngày 15/8.
Ở Đông Nam Bộ, Bình Dương giãn cách xã hội thêm hai tuần(đến ngày 31/8) đối với 5 đô thị ghi nhận nhiều ca nhiễm gồm: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên. Bốn huyện, thị ở phía Bắc gồm Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo với số ca ít hơn sẽ giãn cách thêm một tuần (đến ngày 22/8).
Trong ngày, tỉnh này thêm 2.358 ca nhiễm, nâng tổng số ca mắc lên 43.979, trong đó 361 ca tử vong. Cùng với TP HCM, Bình Dương đang là điểm nóng cả nước về Covid-19.
Bình Dương đang mở rộng lấy mẫu để bóc tách F0 trong cộng đồng. Tổng cộng đến nay đã có gần 2,1 triệu người được lấy mẫu. Riêng đợt hai, từ ngày 2/8 tới nay đã lấy cho 257.000 người, trong đó phát hiện trên 8.000 ca dương tính. Tại các khu công nghiệp, kết quả lấy mẫu tại 70 công ty, ghi nhận 133 người dương tính.
Đồng Nai cũng áp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 31/8. Đây là lần kéo dài giãn cách thứ ba trong hơn một tháng qua của tỉnh có 3,2 triệu dân này, tính từ ngày 9/7. Hiện Đồng Nai đã ghi nhận 13.622 ca nhiễm, số ca dự báo tăng lên khoảng 25.000 vào cuối tháng 8.
Chủ tịch UBND Đồng Nai Cao Tiến Dũng yêu cầu người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo không ra đường từ 18h đến 6h hôm sau. Các doanh nghiệp tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch với hai phương án: "3 tại chỗ" (ăn, ở, sản xuất tại nhà máy) và "một cung đường, hai điểm đến" (công ty và nơi ở). Đến nay, hơn 60 doanh nghiệp đăng ký "3 tại chỗ" đã ngừng sản xuất do xuất hiện các ca nhiễm, chi phí vận hành tăng cao...
Đường phố Biên Hòa vắng vẻ sau 18h những ngày đầu tháng 8 khi chính quyền khuyến cáo người dân không ra đường để phòng chống Covid-19. Ảnh: Phước Tuấn
Đồng Nai đang lên kế hoạch giãn cách "vùng đỏ" bằng cách đưa công nhân về quê ở các huyện "vùng xanh" và các tỉnh. Đồng thời, tỉnh sẽ thực hiện chiến lược xét nghiệm 1,2 triệu người để sàng lọc, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Dự báo trong những ngày tới số ca nhiễm trong một ngày có thể từ 1.000 đến 2.000 ca.
TP.HCM: Hoa Tết đồng loạt giảm giá... vẫn 'đìu hiu' khách mua Ngày 30 Tết, nhiều tiểu thương bán hoa ở TP.HCM đồng loạt giảm giá mạnh nhưng vẫn lo lắng không bán hết hoa vì không có khách ghé mua. Ngày 30 Tết, nhiều mặt hàng vẫn chưa bán xong, nhiều người bán hoa tại TP.HCM quyết định 'xổ hết', giảm đến hơn nửa giá để sớm về nhà ăn Tết. Ghi nhận của...